Kiểm lâm Yên Bái được trang bị 105 khẩu súng K59 và AK
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác gồm 50 súng AK, 55 súng K59, 118 súng bắn đạn hơi cay, cao su.
Liên quan đến vụ nổ súng tại công sở khiến Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn tử vong, Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NN-PTNT) Nguyễn Quốc Trị đã có báo cáo nhanh sự việc với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn.
Hướng dẫn sử dụng súng tiểu liên AK 47 cho lực lượng kiểm lâm – Ảnh minh hoạ
Theo báo cáo, vào khoảng 7 giờ 45 ngày 18-8, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, đã dùng súng bắn 2 cán bộ lãnh đạo tỉnh Yên Bái tại phòng làm việc là ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái. Sau đó, ông Minh đã tự sát. Vụ việc đang được các cơ quan pháp luật điều tra làm rõ.
Về lý lịch của ông Đỗ Cường Minh, Cục Kiểm lâm cho biết ông Minh sinh ngày 28-11-1963, quê quán huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật. Chính trị: Cao cấp. Từ tháng 8-1983 đến tháng 8-1985, ông Minh công tác tại Xí nghiệp đầu máy Hà Lào. Từ tháng 9-1985 đến tháng 7-1987, ông Minh công tác tại Đài phát thanh truyền hình tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ tháng 8-1987 đến tháng 5-1990, ông Minh học trường Công nhân kỹ thuật Truyền thanh – Truyền hình tỉnh Hà Nam Ninh. Từ tháng 6-1990 đến tháng 5-1996, ông Minh công tác tại Đài phát thanh tuyền hình tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ tháng 6-1996 đến 6-2008, ông Minh công tác tại Chi cục Chi cục Kiểm lâm Yên bái và giữ chức Phó Chi cục trưởng từ tháng 6-2008. Từ tháng 4-2014, ông Minh giữ chức Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái.
Video đang HOT
Ông Đỗ Cường Minh, nghi phạm gây ra vụ nổ súng bắn chết Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái
Về tình hình trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, Cục Kiểm lâm cho biết đơn vị này được trang bị súng tiểu liên AK: 50 khẩu; súng K59: 55 khẩu; súng điện: 4 khẩu; súng bắn đạn hơi cay, cao su: 118 khẩu; dùi cui cao su: 79 cái; dùi cui điện: 98 cái; bình xịt cay: 91 bình; còng số 8: 83 bộ; áo chống đạn: 38 cái; mũ chống đập: 38 cái.
Sáng nay 19-8, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết quy định về trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm được quy định và thực hiện rất chặt chẽ theo đúng các quy định của pháp luật. Bộ Công an cũng vừa thanh tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm trong toàn ngành, không có vấn đề gì.
“Tuy nhiên, đây là trường hợp rất đặc biệt và cá biệt, khi người đứng đầu cố ý làm sai. Nó như câu chuyện thủ quỹ quản lý tiền tự ý lấy tiền trong két do mình được giao nhiệm vụ giữ”- ông Tuấn lý giải.
Kiểm lâm được trang bị, sử dụng súng thế nào? Theo Nghị định 25/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì lực lượng Kiểm lâm được trang bị vũ khí quân dụng gồm súng ngắn, súng tiểu liên và các loại đạn dùng cho các loại súng này. Còn theo Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA ngày 22-1-2014 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công an Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công vụ hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng chuyên trách, cho thấy kiểm lâm được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và các loại công cụ hỗ trợ khác như dùi cui điện, dùi cui cao su, áo giáp, mũ chống đạn, găng tay bắt dao, khóa số 8, động vật nghiệp vụ. Còn lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách được trang bị công cụ hỗ trợ như dùi cui điện, dùi cui cao su, phương tiện xịt hơi cay, áo giáp, găng bắt dao, mũ chống đạn. Thông tư liên tịch quy định đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng gồm: Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hạt Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố, Hạt Kiểm lâm vườn quốc gia, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị kể trên có trách nhiệm giao vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho cán bộ kiểm lâm có đủ tiêu chuẩn theo quy định để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, xử lý các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, truy quét các tụ điểm khai thác, mua, bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của pháp luật. Người đứng đầu các đơn vị có lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách có trách nhiệm giao công cụ hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng chuyên trách có đủ tiêu chuẩn để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Cán bộ kiểm lâm đáp ứng điều kiện quy định, được huấn luyện chuyên môn, được cơ quan công an cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí thì được giao vũ khí. Họ chỉ được sử dụng vũ khí để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, xử lý các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, truy quét các tụ điểm khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép. Thông tư liên tịch này cũng quy định, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản tập trung tại kho của đơn vị, giao nhận vũ khí phải có sổ sách. Cán bộ kiểm lâm được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vũ khí, khi kết thúc nhiệm vụ, hết thời hạn được giao, thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu…, phải bàn giao vũ khí cho cơ quan. Quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, thông tư liên tịch này quy định người được giao sử dụng vũ khí quân dụng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc nổ súng phải tuân thủ quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Điều 9 Nghị định 25/2012/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác của pháp luật về sử dụng vũ khi khi thi hành công vụ
Theo Văn Duẩn (Người lao động)
Hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị bắn: Khởi tố vụ án
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã quyết định khởi tố vụ án sát hại Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái.
Đối tượng Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái.
Tối 18.8, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu - Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã quyết định khởi tố vụ án Giết người xảy ra tại trụ sở Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái làm 2 người chết.
Nạn nhân trong vụ án là ông Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái và ông Ngô Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái.
Trước đó, sáng ngày 18.8, đối tượng Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã dùng súng K59 bắn ông Cường và ông Tuấn trọng thương tại phòng làm việc của 2 vị lãnh đạo này. Gây án xong Minh dùng súng tự sát.
Đến khoảng 13h05 cùng ngày, ông Cường và ông Tuấn tử vong. Đối tượng Minh cũng tử vong sau đó hơn 2 tiếng.
Theo Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, mặc dù nghi phạm chính của vụ án là Đỗ Cường Minh đã chết nhưng cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra và làm rõ những diễn biến phát sinh.
Trước đó, tại buổi họp báo về vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên vào chiều 18.8, Thiếu tướng Chiêu cho biết, qua điều tra xác định, ông Minh bắn ông Cường trước sau đó tiếp tục sang phòng bắn ông Ngô Ngọc Tuấn. Khám nghiệm hiện trường, cảnh sát thu giữ 8 vỏ đạn, một khẩu súng K59 Minh sử dụng gây án.
Khẩu súng K59 khi được tìm thấy trong tình trạng hết đạn, không có đầu giảm thanh.
Cùng ngày, Công an tỉnh Yên Bái và Bộ Công an đã khám xét nơi ở và nơi làm việc của Đỗ Cường Minh để phục vụ công tác điều tra.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Bí thư Yên Bái bị bắn chết: Đường "quan lộ" khúc khuỷu của nghi phạm Đỗ Cường Minh nghi phạm bắn chết Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái từng làm một số ngành nghề khác, trước khi lên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái. Đỗ Cường Minh, trú tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, là nghi phạm dùng súng bắn chết chết ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái...