Kiểm lâm TT-Huế trả lại 2/3 cây “quái thú” cho chủ sở hữu
2 trong số 3 cây “quái thú” bị tạm giữ tại Thừa Thiên – Huế được trả lại cho chủ sở hữu do có nguồn gốc rõ ràng và hồ sơ đầy đủ.
Về vụ 3 cây “quái thú” bị tạm giữ tại Thừa Thiên – Huế, trưa nay (9.4), ông Đặng Văn Kiệm – Trưởng phòng Thanh tra – pháp chế Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế cho biết, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã giải quyết 2 trong số 3 cây “khủng” cho chủ sở hữu.
Theo đó, chủ sở hữu là ông Kiều Văn Chương (32 tuổi, trú xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội) đã được trả lại 2 cây “quái thú” có nguồn gốc rõ ràng và hồ sơ đầy đủ.
Theo ông Kiệm, hồ sơ về 2 cây này được Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk xác minh cụ thể.
Về cây ‘khủng” còn lại, ông Kiệm cho hay, cây này đang được Đội Kiểm lâm đặc nhiệm của Cục Kiểm lâm phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế và Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk tiếp tục xác minh làm rõ.
2 trong số 3 cây “quái thú” bị tạm giữ tại Thừa Thiên – Huế đã được trả lại cho chủ sở hữu. Ảnh: Trần Hòe.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của PV, với kích thước khổng lồ, các cây “quái thú” nói trên thuộc loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Vì vậy, người sở hữu những cây trên muốn vận chuyển thì phải lựa chọn các doanh nghiệp vận tải đáp ứng đủ điều kiện pháp lý của Bộ GTVT quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
Theo đó, phương tiện vận chuyển những cây này phải có trọng tải, kích thước phù hợp với kiện hàng vận chuyển. Phương tiện phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép, phải có báo hiệu kích thước của hàng và trong trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn.
Như tin đã đưa, tối 30.3, có 3 xe mang biển kiểm soát tỉnh Quảng Bình chở cây cổ thụ giống như “quái thú” lưu thông trên quốc lộ 1 theo hướng Nam – Bắc qua địa phận xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế thì bị CSGT phát hiện.
Theo CSGT Thừa Thiên – Huế, 3 xe chở cây đều vượt quá chiều dài, quá tải cầu đường từ 20-50%, vượt quá chiều cao hàng hóa.
Trạm CSGT Phú Lộc đã xử phạt chủ 3 xe chở cây cổ thụ khổng lồ số tiền 81,7 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe của các tài xế vi phạm từ 1 đến 3 tháng.
Sau đó, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế lập biên bản tạm giữ 3 cây “khủng” để xác minh làm rõ. Qua xác minh, cơ quan kiểm lâm xác định 2 trong số 3 cây “quái thú” có hồ sơ hợp lệ, cây còn lại hồ sơ không đúng thực tế và chưa tìm được nguồn gốc.
Theo Danviet
Vụ cây "quái thú": PCT xã thừa nhận ký hồ sơ có dấu hiệu làm giả
Trong 3 cây "quái thú" đang bị giữ lại tại Thừa Thiên-Huế, 2 cây có hồ sơ hợp lệ, còn một cây hiện vẫn chưa tìm được nguồn gốc. Phó Chủ tịch xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, thừa nhận chữ ký trên bộ hồ sơ có dấu hiệu làm giả này là của mình.
Ngày 6.4, Chi Cục Kiểm lâm Đắk Lắk đã có báo cáo về việc xác minh nguồn gốc 3 cây "quái thú" đang bị cơ quan chức năng giữ lại tại Thừa Thiên-Huế theo chỉ đạo của Cục Kiểm lâm.
Báo cáo cho biết, chủ nhân của 3 cây này là ông Kiều Văn Chương (trú huyện Thạch Thất, Hà Nội). Qua xác minh, đã làm rõ được nguồn gốc của 2 cây đều là cây đa sộp và có nguồn gốc từ tỉnh Đắk Lắk. Còn một cây có hồ sơ không đúng với thực tế.
Hiện trường khai thác cây "quái thú" ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.
Cụ thể, một cây được đào bứng từ rẫy của ông Phạm Đình Thướng, trú xã Ea Pil, huyện M'Đrăk (Đắk Lắk). Giấy tờ khai thác được UBND xã Ea Pil xác nhận và được vận chuyển ra khỏi địa bàn ngày 23.3.
Một cây khác có nguồn gốc trên đất nông nghiệp của ông Y Nô Byă, trú tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana. Quá trình khai thác đã được đại diện Hạt Kiểm lâm Krông Ana, UBND thị trấn Buôn Trấp xác nhận và được đưa đi vào ngày 22.3.
Riêng đối với hồ sơ lâm sản trên xe BKS 73C-028.80, nguồn gốc theo hồ sơ không đúng thực tế. Cụ thể, theo hồ sơ gồm đơn vận chuyển, bản đăng ký khai thác, đơn đề nghị xác nhận cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ đều ghi ngày 23.3, cây này của bà H'Yô Na Buôn Yă, trú xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, Đắk Lắk. Tuy nhiên, bà H'Yô Na khẳng định, trên rẫy của mình không hề có bất kỳ cây đa sộp nào. Bà này cũng cho hay mình chưa hề ký vào bất cứ đơn xin khai thác hoặc vận chuyển cây nào.
Cây đa sộp tại huyện Krông Ana trước khi khai thác.
Đáng chú ý, trong hồ sơ này có chữ ký của bà H'Phi La Niê, Phó Chủ tịch xã Ea Hồ và dấu của UBND xã Ea Hồ. Theo báo cáo của Chi Cục Kiểm lâm Đắk Lắk, hạt kiểm lâm huyện đã tiến hành xác minh việc này và bà H'Phi thừa nhận đó là chữ ký của mình. Tuy nhiên, bà H'Phi lý giải do giải quyết hồ sơ hàng ngày nhiều nên không đọc hết nội dung các đơn và do một phần chủ quan đã ký xác nhận đơn khai thác, vận chuyển cây ngày 23.3.
Ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đối với hai cây "quái thú" có hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục cho đi. Riêng cây còn lại Cục Kiểm lâm sẽ yêu cầu Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế lập biên bản tạm giữ và xử phạt theo quy định.
Theo Danviet
Vụ cây "quái thú": Phó Chủ tịch xã nói về chữ ký của mình ở hồ sơ Liên quan đến hồ sơ 3 cây "quái thú" bị tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế, ngày 6.4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Cục Kiểm lâm kết quả kiểm tra xác minh. Theo đó, báo cáo cho biết 2 trong số 3 hồ sơ này có nguồn gốc lâm sản trùng khớp với hồ sơ...