Kiểm lâm nhiều lần giải cứu gỗ lậu
Kiểm lâm kêu tài xế, lơ xe giám định… để giải cứu gỗ lậu và “ém” không truy cứu hình sự là thêm một lần “giải cứu” nữa.
Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, vừa trả lời tố cáo của người dân khẳng định có việc kiểm lâm Tiền Giang giải cứu gần 125 m3 gỗ lậu, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Theo đó, Chi cục Kiểm lâm “ôm” nhiều vụ vận chuyển, mua bán gỗ trái phép có khối lượng lớn, phải truy cứu hình sự để phạt hành chính là trái luật. Tuy vậy, trả lời người dân ông Cẩn cho hay không xử kỷ luật kiểm lâm nào vì khi họp kỷ luật, số người biểu quyết không kỷ luật quá bán.
“Phóng sinh” gỗ lậu
Theo kết luận, kiểm lâm Tiền Giang có ít nhất là ba phi vụ “giải cứu” gỗ lậu. Theo đó, gần cuối tháng 11-2013, Công an tỉnh Tiền Giang kiểm tra một xe tải chở 35 m3 gỗ nhóm III, IV và xác định không có hồ sơ hợp lệ. Vụ việc bàn cho chi cục kiểm lâm.
Tiếp nhận, ông Nguyễn Thanh Trúc, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, lập biên bản kết luận ông Thuận chở lâm sản trái luật. Sau đó, ông Trúc mời công an đến kiểm tra số gỗ trên xe và kết luận có 163 hộp gỗ được kiểm tra không đúng với hồ sơ. Từ đó, ông Trúc mời ba thợ cưa đến giám định và kết luận chỉ khoảng 1/3 lượng gỗ này là gỗ lậu nên tịch thu và phạt chủ gỗ (theo lời khai của tài xế) 40 triệu đồng. Còn lại gần 110 hộp gỗ được “phóng sinh”. Tuy vậy, Sở NN&PTNT kết luận ba thợ cưa được mời giám định gỗ hóa ra là… tài xế và lơ xe, hoàn toàn mù tịt về gỗ, đồng thời chữ ký trong biên bản “giám định” cũng không phải của họ.
Một trong những xe chở gỗ lậu lưu thông trên đường bị người dân chụp ảnh và thông báo cho công an. (Ảnh do người dân cung cấp)
Video đang HOT
Trước đó, Công an tỉnh Tiền Giang cũng bắt giữ một xe tải chở hơn 37 m3 gỗ bằng lăng không hóa đơn, chứng từ. Nhận hồ sơ từ công an, kiểm lâm Tiền Giang xác định trong số này chỉ có gần 4 m3 gỗ lậu nên phạt 40 triệu đồng và trả lại hơn 33 m3 gỗ. Ở “phi vụ giải cứu” lần này, Sở NN&PTNT xác định đội kiểm lâm cơ động lập bảng kê 111 hộp gỗ bằng lăng (kèm quyết định tạm giữ) với hơn 37 m3 nhưng những hộp gỗ không có số hiệu đầu lóng là gỗ không hợp pháp.
Gây thiệt hại hàng trăm triệu
Sở NN&PTNT cũng xác định, ngoài hai vụ trên ông Trúc còn tham mưu cho chi cục kiểm lâm “giải cứu” một phi vụ khác.
Theo đó, giữa tháng 6-2013, Công an tỉnh Tiền Giang bắt hai xe chở 42 m3 gỗ bằng lăng xẻ hộp. Nhưng sau ngày bị bắt tài xế mới xuất trình hóa đơn, chứng từ cho số gỗ này và từ đó công an tiếp tục phát hiện thêm nhiều gỗ không nguồn gốc ở cơ sở của Nguyễn Văn Năm (huyện Cai Lậy). Sau đó, chi cục kiểm lâm được bàn giao hồ sơ với lượng gỗ tạm giữ của cơ sở ông Năm lên đến hơn 66 m3. Dù vậy, ông này khai gỗ này không phải của mình mà ông chỉ xuất hóa đơn khống để hợp thức hóa nguồn gốc.
Tuy nhiên, sau đó kiểm lâm Tiền Giang lại “hô biến” lượng gỗ lậu trên chỉ còn hơn 12 m3 và đề nghị UBND tỉnh phạt 75 triệu đồng. Riêng lượng gỗ còn lại (hơn 54 m3) thì được kiểm lâm “phóng thích” một cách khó hiểu. Vụ việc được Sở NN&PTNT kết luận: Chi cục kiểm lâm để lọt tội khi xử lý vi phạm, gây thất thu Nhà nước 250 triệu đồng. Tương tự, trong một “phi vụ” đã nêu phần trên, lượng gỗ vận chuyển, mua bán trái luật đã vượt khung xử phạt hành chính, phải chuyển cho công an truy cứu hình sự nhưng kiểm lâm “ém” lại và phạt hành chính là trái pháp luật. Ngoài ra, việc “phóng thích” gỗ lậu trong trường hợp này còn thiệt hại cho Nhà nước hơn 77 triệu đồng.
Lọt tội phạm Theo Nghị định 157/2013, hành vi vận chuyển, mua bán trái phép gỗ thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm từ 20 m3 trở xuống sẽ bị xử phạt hành chính. Còn trên mức này sẽ phải xử lý hình sự. Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cũng khẳng định việc các kiểm lâm “ém” lại xử phạt hành chính mà không truy cứu trách nhiệm hình sự là trái luật. Sai phạm như vậy nhưng điều khó hiểu là việc khắc phục thiệt hại không được đề cập và không kiểm lâm nào bị kỷ luật.
HOÀNG ANH
Theo_PLO
Kiểm lâm vi phạm luật nghiêm trọng khi đấu giá động vật hoang dã
UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định xử phạt hành chính những đối tượng vi phạm việc kiểm lâm Bắc Ninh bán 42 cá thể tê tê Java cho các nhà hàng trên địa bàn
Theo tin tức trên VOV, đại diện Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (EVN) cho hay: Tê tê thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Ngày 1/2 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công An chuyển giao xử lý 42 cá thể tê tê Java vận chuyển trái phép tại địa bàn tỉnh. Ngày 2/2, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ngay lập tức ra quyết định xử phạt hành chính đối tượng vi phạm đồng thời tiến hành bán đấu giá toàn bộ số tang vật tê tê ngay trong đêm.
Liên quan đến vụ việc Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh bán 42 cá thể tê tê Java cho các nhà hàng trên địa bàn, ông Lê Văn Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bắc Ninh cho rằng: Các cá thể tê tê Java ở tình trạng sức khỏe yếu, không có khả năng cứu hộ được nên phải tiến hành giải tỏa.
Xử phạt với kiểm lâm buôn bán động vật hoang dã trái phép. Ảnh VOV
Đối với câu trả lời của ông Lê Văn Minh, sáng 6/2, đại diện Theo Nghị định này, UBND tỉnh Bắc Ninh phải xử lý tang vật 42 cá thể tê tê theo quy định như: Thả lại tự nhiên đối với các cá thể khỏe mạnh; Chuyển đến các trung tâm cứu hộ nếu các cá thể bị thương hoặc ốm yếu; Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học, viện bảo tàng đối với sản phẩm, bộ phận hoặc cá thể đã chết; Tiêu hủy nếu cá thể mang mầm bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp nói trên.
Theo luật quy định, các cơ quan chức năng không được phép bán đấu giá tê tê tang vật tịch thu từ các vụ buôn bán. Như vậy với việc bán 42 cá thể tê tê, Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh đang tự biến mình trở thành một "mắt xích" tiêu thụ động vật hoang dã.
Động thái đáu giá số tê tê vi phạm nghiêm trọng quy luật của tin pháp luật, theo tin tức mới nhất EVN. Ảnh VOV
Theo ENV, động thái này của UBND tỉnh Bắc Ninh không những vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) mà còn làm giảm ý nghĩa răn đe, ngăn ngừa tội phạm, biến cơ quan chức năng thành một mắt xích trong việc đưa ĐVHD "bất hợp pháp" trở lại lưu thông trên thị trường.
Tê tê Java và tê tê vàng đang co nguy cơ tuyệt chủng. Các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép tê tê phải bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo PLO
Xử phạt hàng loạt xe ô tô đi vào đường cấm Sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết "Ô tô "lũ lượt" đi vào đường cấm" tại con dốc lên xuống đường Bưởi (Hà Nội), Đội CSGT số 2 (Công an TP Hà Nội) đã tăng cường tuần tra và đã xử lý hàng loạt xe tô vi phạm tại đây. Thông tin từ đội CSGT số 2 (Công an TP Hà...