Kiểm lâm bán cây sưa 600 triệu ở VQG
Một cây sưa ở rừng quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, Ninh Bình) được bán với giá 600 triệu đồng. Nhưng người bán cây sưa này không ai khác chính là kiểm lâm.
Để làm rõ vụ việc trên, PV đã trực tiếp về địa phương để tìm hiểu. Tại vị trí cây sưa bị đào bán ở Vườn quốc gia Cúc Phương, một số nhân viên viên ở đây cho biết, cây sưa này được lực lượng kiểm lâm bán với giá 600 triệu đồng, còn họ bán có chia phần làm tư lợi hay không thì không rõ.
Vị trí cây sưa bị đào bán với giá 600 triệu đồng.
Cây sưa bị bán ở trước trạm kiểm lâm số 9, khoảng hơn 10 năm tuổi, nằm đúng trên con đường được mở theo dự án của tỉnh nhằm tăng cường phát triển du lịch nên bị liệt vào diện giải tỏa. Hạt kiểm lâm Nho Quan đã bán với giá với 600 triệu cho nhà hàng Vinh Phượng. Tuy nhiên, khi nhà hàng Vinh Phượng đặt cọc 20 triệu đồng để mua sưa, trong nội bộ Hạt kiểm lâm không thống nhất bán, người bảo mang đi trồng nơi khác, người kêu bán. Cuối cùng, Hạt kiểm lâm vẫn ra quyết định bán cây sưa đó.
Nhưng sau đó, UBND xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, Ninh Bình không đồng ý cho bán và yêu cầu việc bán cây sưa này phải ngừng lại. Thấy vậy, nhà hàng Vinh Phượng cho khoảng 10 người bợm trợn dựng lều xung quanh cây sưa gần một tuần trời để canh. Những người canh ở cây sưa này còn ngang nhiên nói rằng, không bán thì vẫn cho máy múc đi vì Hạt kiểm lâm đã nhận tiền đặt cọc 20 triệu đồng.
Trước tình hình đó Hạt kiểm lâm buộc lòng phải bán cho nhà hàng theo đúng như thỏa thuận từ trước với giá 600 triệu đồng. Ngay lập tức cây sưa được múc cả gốc lên ô tô và chở đi. Sau đó cây sưa này còn qua tay rất nhiều chủ và số tiền không dừng lại ở con số 600 triệu đồng.
Ông Bùi Văn Quỳnh – Trưởng công an xã Cúc Phương cho biết: “Hạt kiểm lâm cho bán đấu giá cây sưa đó vào khoảng đầu tháng 6/2012. Có rất nhiều người tham dự phiên bán đấu giá nhưng nhà hàng Vinh Phượng lại giành thắng cuộc. Tuy nhiên, nhà hàng Vinh Phượng chỉ làm khâu trung gian”.
Video đang HOT
Ông Đinh Thúc Chiến trao đổi với PV
Trao đổi với PV, ông Đinh Thúc Chiến – Chủ tỉnh UBND xã Cúc Phương cho biết: “Tôi có biết việc cây sưa ở trạm số 9 Hạt kiểm lâm nằm trong diện giải phóng mặt bằng. Nhưng việc mua bán, chia chác như thế nào thì bản thân tôi không hề hay biết. Trước khi bán, Hat kiểm lâm cũng đã gửi xã bản thông báo về việc thanh lý một số cây dọc hai bên đường nằm trong diện giải tỏa, không nói rõ có cây gỗ sưa. Chính vì vậy hạt kiểm lâm cho bán cây sưa với giá 600 triệu đồng, bản thân tôi cũng chỉ nghe nói”.
“UBND xã chỉ mang tính chất quản lý tổng thể, còn các cây trong rừng lại do chính kiểm lâm trực tiếp quản lý. Kiểm lâm không thông báo rõ việc về cây sưa, tất nhiên xã không hề hay biết”, ông Chiến cho biết thêm.
Trao đổi với PV, ông Trương Quang Bích – Giám đốc VQG Cúc Phương cho biết: “Cây gỗ sưa này nằm trong phần đất giải phóng mặt bằng để làm đường nên anh em ở trạm kiểm lâm số 9 đã làm đơn gửi UBND xã và hạt kiểm lâm Nho Quan xin phép được bán. Hat kiểm lâm cũng đã gửi xã bản thông báo về việc thanh lý một số cây dọc hai bên đường nằm trong diện giải tỏa, không nói rõ có cây gỗ sưa”.
Ông Trương Quang Bích: Cây sưa trước sân của trạm kiểm lâm số 9 nên coi như của hộ gia đình.
Khi được hỏi ai là người ký quyết định cho bán cây sưa, ông Bích nói: “Do anh em trạm tự tổ chức bán, chứ bản thân tôi không ký quyết định và cũng chỉ nghe cấp dưới báo lại bằng miệng”.
Về việc vì sao không mang cây sưa đi trồng ở vị trí khác, ông Bích phân trần: “Vì cây sưa này nằm ở trước sân của trạm kiểm lâm số 9 nên coi như của hộ gia đình. Đồng thời cây sưa này lại do chính anh em trạm số 9 trồng”.
Kiểm lâm không mang cây sưa trồng vào khu vực riêng trong Vườn quốc gia Cúc Phương mà đem đi bán
Tuy nhiên ông Bích cũng không biết cụ thể ai trồng cây sưa và cho rằng: “Tìm được người trồng thì rất khó bởi nhiều năm qua anh em ở trạm có người đã nghỉ hưu, hoặc luân chuyển công tác”.
Hỏi về số tiền 600 triệu từ việc bán cây sưa đã được đơn vị nào sử dụng, ông Bích cho hay: “Vì không tìm được đích thân người hay nhóm đã trồng nên dùng vào quỹ công đoàn”.
Theo 24h
Rừng phòng hộ ven biển tiếp tục bị phá
Rừng phòng hộ ven biển thuộc dự án phong điện Phương Mai 3 (Khu Kinh tế Nhơn Hội, Bình Định) đang bị phá nhưng các cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn.
Đi dọc theo tỉnh lộ 639 qua địa bàn 2 huyện Tuy Phước và Phù Cát, rất dễ phát hiện nhiều cây dương của rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá. Trên địa bàn H.Tuy Phước, tình trạng phá rừng phòng hộ thuộc dự án phong điện Phương Mai 1 đang tạm lắng, dấu vết cây bị chặt đã cũ. Nhưng rừng phòng hộ thuộc dự án phong điện Phương Mai 3 ở 2 xã Cát Chánh, Cát Tiến của H.Phù Cát xuất hiện nhiều gốc dương vừa mới bị đốn hạ, nhiều nhất là khu vực rừng gần km 11 trên tỉnh lộ 639.
Cây dương sát tỉnh lộ bị chặt - Ảnh: Lê Minh
Theo chân một người dân địa phương đi vào khoảnh 5, tiểu khu 281, cách tỉnh lộ 639 khoảng hơn 1 km, chúng tôi chứng kiến hàng trăm cây dương có đường kính từ 20-40 cm đã bị triệt hạ chỉ còn trơ lại gốc. Rừng dương này đã được trồng cách đây hơn 25 năm. Những người chặt phá rừng được người dân địa phương xác định là ở thôn Phú Hậu (xã Cát Chánh) và một số người ở xã Cát Tiến. Những người này chặt rừng dương về nhà hầm than hoặc bán lại cho người khác. Những cây dương càng già tuổi, có đường kính càng lớn thì càng được ưa thích vì sẽ đốt được nhiều than hơn.
Gốc cây dương bị chặt phá có đường kính khoảng 40 cm - Ảnh: Lê Minh
Ông Nguyễn Đức Thính, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng dự án phong điện Phương Mai 3, cho biết: "Mấy hôm trước trời mưa, lợi dụng đêm tối, nhiều người vào rừng cưa, chặt phá cây dương nhưng chúng tôi đi tuần tra lại không bắt gặp. Cách đây vài ngày, chúng tôi cùng Hạt Kiểm lâm Phù Cát kiểm tra tại một ngôi nhà hoang phát hiện 110 khúc gỗ dương cưa sẵn vô chủ, mỗi khúc dài 0,5 mét (khoảng 0,8 ster), nên đã tịch thu đang chờ xử lý".
Dự án phong điện Phương Mai 3 do Công ty cổ phần phong điện miền Trung (đóng tại TP.Quy Nhơn) làm chủ đầu tư, xây dựng trên diện tích khoảng 139 ha ở 2 xã Cát Chánh và Cát Tiến. Từ khi UBND tỉnh Bình Định giao đất dự án, Công ty cổ phần phong điện miền Trung đã thuê một nhóm bảo vệ rừng gồm 5 người, do ông Nguyễn Đức Thính làm tổ trưởng. Ông Võ Thành Hải, Chủ tịch UBND xã Cát Chánh, tỏ ra khá bất ngờ khi nghe thông tin rừng phòng hộ tại địa phương bị chặt phá. Còn ông Nguyễn Văn Tuấn, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Phù Cát, thì cho rằng rừng phòng hộ ven biển tại dự án phong điện Phương Mai 3 đã được giao cho Công ty cổ phần phong điện miền Trung quản lý, theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm bảo vệ rừng là của chủ rừng.
Theo TNO
Khởi tố, bắt tạm giam 7 lâm tặc "tàn sát" gỗ nghiến trong VQG Ba Bể Công an tỉnh Bắc Kạn vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam có thời hạn 4 tháng đối với 7 đối tượng lâm tặc đã trực tiếp tham gia vào việc sử dụng cưa lốc chặt hạ 16 cây gỗ nghiến đại thụ trong VQG Ba Bể. Trao đổi với PV Dân trí vào chiều...