Kiếm hơn 40 triệu/tháng bố mẹ chồng vẫn coi là “đồ bỏ đi”
Mình biết ác cảm của gia đình chồng dành cho mình nên mình sống rất biết điều. Tiền kiếm được nhiều nên mình chủ động tháng nào cũng biếu bố mẹ chồng 10 triệu ngoài tiền sinh hoạt hàng tháng.
Mình năm nay 24 tuổi, đã lấy chồng 2 năm nay. Trước đây mình có đi học đại học nhưng đến năm 3 thì bỏ do có người quen mời góp vốn buôn bán, thấy thuận lợi nên mình tách ra riêng tự mở shop và duy trì cho tới bây giờ. Thu nhập hàng tháng của mình sau khi trừ bỏ tất cả các chi phí thì mang về được hơn 40 triệu/tháng. Với người tầm tuổi mình thì thu nhập đó vô cùng lý tưởng. Thế nhưng mình vẫn phải chịu đựng những lời mắng nhiếc, hắt hủi của chồng và bố mẹ chồng.
Anh học cùng trường với mình nên quen và yêu nhau. Khi mình bỏ học để đi buôn, anh phản đối rất gay gắt, thậm chí dọa bỏ mình nhưng mình kiên trì thuyết phục nên anh cũng chấp thuận. Khi anh đưa mình về ra mắt bố mẹ, bố mẹ anh đều tỏ ra không thích mình, không thích việc mình bỏ học đi buôn bán và chỉ coi mình như “con buôn” mà thôi. Thế nhưng, mặc kệ gia đình ngăn cản, bọn mình vẫn kiên trì ở bên nhau. Mình cố tình có thai để ép gia đình anh cho anh cưới mình. Đám cưới được tổ chức khi mình đang bầu 4 tháng. Hơn 5 tháng sau thì con mình ra đời.
Mình cố tình có thai để ép gia đình anh cho anh cưới mình. (ảnh minh họa)
Mình biết ác cảm của gia đình chồng dành cho mình nên mình sống rất biết điều. Tiền kiếm được nhiều nên mình chủ động tháng nào cũng biếu bố mẹ chồng 10 triệu ngoài tiền sinh hoạt hàng tháng. Mình còn thường xuyên mua quà, bánh, thuốc bổ cho bố mẹ chồng. Nhờ thế mà thái độ của bố mẹ chồng cũng thay đổi với mình ít nhiều. Họ hàng bên chồng có việc gì liên quan tiền nong đều nhờ cậy mình. Thú thực, có mình, nhà chồng sống sướng hơn nhiều.
Ấy thế mà trong mắt bố mẹ chồng mình vẫn chẳng là cái gì. Hôm đó đáng nhẽ mình ra cửa hàng nhưng đến tháng đau bụng, trời lại gió mùa lất phất mưa nên mình quyết định ở nhà ngủ. Bố mẹ chồng với mình ở chung tầng nhưng phòng mình đóng cửa nên họ không biết. Khi mình đang nằm thì nghe tiếng chuông cửa, có bà cô ở dưới quê lên chơi. Chắc ngồi ở phòng khách lạnh nên bà cô và bố mẹ chồng mình kéo nhau lên phòng nói chuyện. Mình nghe được rằng bà cô ra đây định để vay mình 100 triệu sửa nhà. Bà cô khen mình còn trẻ mà tháo vát, phụ nữ làm ra tiền như thế là giỏi giang lắm. Nào ngờ vừa nghe đến đây mẹ chồng mình đã gạt đi rồi nói mỉa mai:
- Kiếm ra nhiều tiền thì cũng là cái ngữ ít học thôi. Cháu bảo thật chứ nhà cháu coi nó như cái cây rút tiền ấy mà. Chứ thằng Quân muốn bỏ nó lấy đứa khác cháu cũng đồng ý ngay. Cháu chưa bao giờ ưng thứ “con buôn” như nó làm dâu nhà mình.
- Thấy bảo hàng tháng cái Hằng vẫn đưa vợ chồng mày cả chục triệu tiêu sài còn gì?
Video đang HOT
- À thì đấy, tiền nó cho tội gì không cầm. Loại “con buôn” như nó có khi lật mặt như trở bàn tay, lợi dụng được bao nhiêu thì lợi dụng cho chót cô ạ. Chứ nhỡ sau này buôn bán thất bát nó lại ăn vạ mình ốm ra đấy chứ nhờ cậy được cái gì. Cháu vẫn bảo thằng Quân kiếm được mối nào con nhà đàng hoàng, tử tế, có trình độ, học thức thì cứ mạnh dạn mà tấn công. Chứ con dâu như này với cháu cũng chỉ là đồ bỏ đi thôi.
Mình nghe đến đây thì không chịu được nữa, mở cửa phòng phi ra ngoài ba mặt một lời:
- Nếu mẹ đã nghĩ con không xứng đáng làm dâu nhà này đến như vậy thì con cũng xin phép không làm phiền gia đình mẹ thêm nữa. Đơn con viết sẵn, anh Quân về thì mẹ đưa anh ấy ký giùm con. – Mình ngưng 1 lúc rồi nói tiếp: Mà thực ra con nghĩ ấy, nếu đã coi con là đồ bỏ đi rồi thì mẹ đừng nên nhận tiền con đưa, dùng đồ con mua mới phải. Mẹ làm thế này con chẳng còn chút tôn trọng nào với mẹ nữa. Thôi, chúc mẹ sớm tìm được con dâu ưng ý. Con cũng đưa con con đi cùng luôn vì chung huyết thống với con chắc mẹ cũng nghĩ nó không xứng làm cháu mẹ.
Mình không ngờ nhà chồng chỉ coi mình như cái máy rút tiền (ảnh minh họa)
Không đợi xem phản ứng của mẹ chồng thế nào, mình xách túi và áo khoác đi, phóng về nhà mẹ đẻ. Tối đó, bố mẹ chồng và chồng sang nhà mình nói chuyện, kể tội mình hỗn láo với bố mẹ chồng. Mẹ mình nói thẳng: “Lấy được con gái tôi mấy người phải thấy phúc 3 đời mới phải!” rồi đuổi họ về. Trước khi về mẹ chồng mình còn trợn mắt quát nhà mình không biết dạy con, “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”.
Mình nhờ em trai về lấy quần áo, đồ đạc và đưa đơn ly hôn cho chồng mình. Mình còn dặn kỹ nó những đồ gì trong nhà do tự tay mình mua đều mang về hết. Buồn cười hôm đó nhà chồng mình nháo nhào vì em trai mình lôi theo đám bạn bè của nó đến khuân gần hết đồ đi. Mình nói vào điện thoại khi chồng mình gọi là: “Mẹ anh bảo em lật mặt như trở bàn tay nên em lật luôn cho mẹ anh sáng mắt ra!”.
Từ đó đến giờ đã 1 tháng trôi qua, mình vẫn kiên quyết không về lại nhà chồng nếu mẹ chồng không sang đây xin lỗi mình và bố mẹ. Mình có tiền, có sự nghiệp, chẳng việc gì phải quy lụy ai. Kể cả vợ chồng mình có bỏ nhau thật, mình vẫn sống tốt, có tiền nuôi con đầy đủ. Thế nên mình chả “xoắn”. Làm mẹ đơn thân cũng được, hạnh phúc là được!
Theo Blogtamsu
Vỡ mộng vì tưởng dễ sướng khi làm dâu nhà giàu
Ở trong ngôi nhà 4 tầng của gia đình chồng, thi thoảng chị Hiền lại nơm nớp sợ bị đuổi ra đường nếu lỡ làm điều gì khiến mẹ chồng phật ý.
Ngày chị Hiền cưới, bạn bè ai cũng trầm trồ nói chị may mắn vì được bố mẹ chồng mua sẵn nhà, ôtô cho, ông xã thì hiền lành, tài giỏi. Thế nhưng, sau hai năm kết hôn, cô nhân viên ngân hàng ở Ba Đình, Hà Nội than trời vì cuộc sống ngột ngạt bởi sự "ky bo" của gia đình chồng.
"Căn nhà tưởng của mình, hóa ra vẫn đứng tên ông bà. Họ còn bắt mình ở chung với cậu em chồng, dù có căn hộ khác đang cho thuê. Nhà chồng giàu nứt đố nhưng con mình hơn một tuổi chưa được ai cho cái gì bao giờ", chị Hiền than thở.
Chị cho biết, nhà chồng có một công ty kinh doanh và các anh con trai đều làm việc chung tại đó. Hằng tháng, mỗi người được mẹ chồng phát cho một số tiền nhất định để chi tiêu. "Khoản đó chỉ đủ tiền ăn uống tiết kiệm cho hai vợ chồng với đứa con thôi chứ nhiều nhặn gì. Vậy mà thỉnh thoảng bà lại dọa sẽ cắt bớt hay thu lại ngôi nhà vợ chồng mình đang ở mỗi lần có chuyện không bằng lòng. Chồng thì vì hiền lành quá nên chẳng có ý kiến gì, còn mình quá bất bình mà chưa biết làm thế nào", chị kể.
Ảnh minh họa: Gobankingrates.
Chuyên gia Văn Thanh Sỹ, đường dây tư vấn tâm lý 1088 TP HCM cho biết, ông từng tiếp nhận không ít các trường hợp phụ nữ than thở cảm thấy thất vọng khi về làm dâu gia đình giàu bởi nhà chồng có nhiều tiền nhưng lại keo kiệt.
"Tôi thường hỏi ngược lại những chị em này một câu đơn giản: 'Vậy bản thân bạn có trông chờ gì vào tài sản của nhà chồng không'. Nếu câu trả lời là 'không' thì đâu có vấn đề gì cần suy nghĩ cho nặng đầu. Vợ chồng bạn làm được sao thì hưởng vậy, hãy coi bố mẹ, anh chị em chồng như một gia đình độc lập khác, họ có bao nhiêu, chi tiêu thế nào là chuyện của họ", ông Sỹ bày tỏ.
Ông phân tích thêm bằng cách dẫn một trường hợp từng đến tư vấn: Cặp vợ chồng nọ đang ở một ngôi nhà nhỏ trong ngõ hẹp. Một ngày, họ nhắm được một chỗ đẹp, rộng, thuận tiện cho việc đi làm hơn nhưng chưa đủ tiền. Biết bố mẹ chồng có của ăn của để, chị vợ chạy về vay mượn nhà chồng và hứa sẽ sớm trả. Thế nhưng, bố mẹ chồng chị không đồng ý cho mượn tiền. Và từ đó, người phụ nữ ghét nhà chồng, nói họ là những người keo kiệt, chị không thèm đến và định sẽ không cho con về đó.
"Khi nghe khách hàng bày tỏ như vậy, tôi phải thành thật mà nói rằng 'người sai chính là bạn, bởi việc họ cho vay hay không là quyền của họ và chẳng có lý do gì bạn có quyền chê trách. Bạn chỉ có thể thay đổi thái độ của chính mình, chẳng hạn, tỏ ra 'dễ thương' và cầu thị hơn khi mượn tiền và hứa trả vào một thời điểm chính xác chứ không chỉ là 'sớm'. Nếu nhà bạn ăn uống đạm bạc, còn hàng xóm ăn sơn hào hải vị, bạn có nói nhà họ keo kiệt với mình không?", nhà tâm lý bày tỏ.
Nhà tâm lý cho rằng, thường chuyện gia đình chồng giàu nhưng "keo kiệt" trở thành vấn đề bức xúc với các nàng dâu khi họ ở chung và/hoặc hoàn toàn phụ thuộc kinh tế nhà chồng. Một trường hợp ông tư vấn gần đây là một điển hình.
Một người phụ nữ tên Mai gọi điện đến gặp nhà tâm lý kể rằng chị cảm thấy cuộc sống trong ngôi nhà rộng thênh thang như địa ngục, khi luôn bị cả chồng lẫn bố mẹ anh chì chiết về tiền bạc.
Chị Mai kể rằng, sau khi kết hôn, chị có bầu và sinh con luôn nên nghỉ ở nhà không đi làm nữa, công việc trường mầm non như trước kia thì lương chẳng bao nhiêu trong khi gia đình chồng chị đã nhà xe đuề huề. Ở chung với bố mẹ chồng, lại có người giúp việc nên chị không quá bận rộn với việc nhà. Thời gian đầu, mọi việc khá suôn sẻ. Hằng tháng, chị được chồng phát tiền lo các chi phí ăn uống, chăm con. Thi thoảng, rảnh rỗi và muốn làm đẹp, chị lại đi massage, mua mỹ phẩm, hấp tóc... Các khoản này khá tốn kém nên số tiền chồng cho không đủ. Có lần, chị xin tiền chồng mua sữa cho con, anh gắt lên: "Bao nhiêu tiền anh mới cho sao đã hết, em tiêu kiểu gì vậy". Bố mẹ chồng chị cũng hay nhìn con dâu bằng ánh mắt nghi ngờ và thi thoảng rỉ tai con trai rằng chắc chị đem tiền giấu đi hoặc cho nhà ngoại rồi về bòn mót thêm của chồng chứ tiêu gì mà mỗi tháng hết hơn chục triệu.
"Em thực sự ấm ức mà không biết nói sao, chẳng lẽ mấy chuyện mình đi làm mặt, làm tóc cũng phải kể ra? Mà sống thế này làm sao chịu nổi? Họ nhìn mình như kẻ ăn bám và moi tiền vậy", chị Mai chia sẻ.
Nhà tâm lý Văn Thanh Sỹ cho rằng, không công khai mọi khoản chi tiêu chính là sai lầm của không ít bà vợ, như trường hợp chị Mai, khiến nảy sinh sự nghi ngờ ở cánh đàn ông và gia đình chồng, làm họ e dè chuyện tiền nong chứ đôi khi không phải do tính keo kiệt, ky bo. "Với trường hợp chị Mai, tôi bày chị bắt đầu từ hôm nay, hãy ghi rõ từng thứ mình mua vào một cuốn sổ, rồi cuối tháng đưa chồng xem, trả lời luôn cho câu căn vặn 'tiêu những gì mà hết tiền'. Với khoản làm đẹp, cũng đừng ngại nói nếu nó hoàn toàn chính đáng. Người chồng hiểu chuyện sẽ không căn ke vợ việc này. Khi ghi chép ra, bản thân người vợ cũng tự khắc nhìn ra được những khoản mình chi chưa hợp lý và rút kinh nghiệm trong việc mua sắm", ông Sỹ nói.
Ông cho rằng, tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm, dễ gây hiểu lầm và các bất đồng trong gia đình nếu như các thành viên không có sự chia sẻ thẳng thắn và không rõ ràng trong cách chi tiêu, dù trong điều kiện kinh tế khá giả hay không. Bởi vậy, điều quan trọng là, khi kết hôn, các đôi cần trò chuyện và thống nhất với nhau về những việc liên quan đến tài chính, từ việc đóng góp, các khoản chi tiêu, ,... Khi đã kết hôn, hai vợ chồng cũng nên có kinh tế độc lập, không dựa dẫm vào bố mẹ hai bên để chủ động cuộc sống, có kế hoạch riêng cho tương lai gia đình mình và tránh những va chạm không đáng có.
Theo Giadinh
Đau đớn, xấu hổ vì hành động lỗ mãng, ích kỷ thiếu văn hóa của con gái với gia đình thông gia Mấy ngày qua, lòng tôi chẳng thể yên, khi con gái tôi vì sự ích kỷ, hẹp hòi mà tạo nên một vết rạn nứt tình cảm lớn với gia đình chồng tương lai. Là một giáo viên, đi dạy kiến thức, dạy đạo đức cho biết bao thế hệ nhưng chẳng dạy nổi con gái chữ nhẫn, chữ vị tha. Tôi năm...