Kiếm hiệp Kim Dung: Chuyện ít biết về sư phụ của Trương Tam Phong
Dù chỉ là nhân vật phụ và xuất hiện ngắn ngủi, nhưng những gì liên quan đến Giác Viễn đại sư đều là những tình tiết quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nhiều sự kiện và nhân vật danh trấn giang hồ.
Xuất hiện ngắn ngủi trong phần cuối Thần điêu đại hiệp và phần đầu Ỷ thiên đồ long ký của cố nhà văn Kim Dung. Giác Viễn đại sư là nhà sư được giao nhiệm vụ coi giữ tàng kinh các (kho chứa sách kinh) của Thiếu Lâm tự. Công việc hàng ngày của ông là quét bụi, lau ghế, chống mối mọt phá hoại kinh sách, giữ sách nguyên vẹn phục vụ các nhà sư khác vào đọc để rèn luyện võ công.
Giác Viễn đại sư.
Trong Thần điêu đại hiệp, chẳng may thế nào, Giác Viễn đại sư đã làm mất quyển kinh rất quý có tên là kinh Lăng già (thực ra là bị trộm mất). Lúc đó ông cùng với đệ tử của mình là Trương Quân Bảo ( Trương Tam Phong) đuổi theo Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây vì hai tên này đã lẻn vào Tàng kinh các Thiếu Lâm ăn cắp bộ kinh Lăng già (trong kinh có ẩn chứa bí kíp Cửu dương chân kinh). Đuổi nhau đến núi Hoa Sơn thì gặp đôi vợ chồng Quách Tĩnh – Hoàng Dung, Dương Quá – Tiểu Long Nữ, và rất nhiều cao thủ võ lâm khác như Chu Bá Thông, Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng đại sư, Anh Cô… và cả Quách Tương vừa ở trên Hoa Sơn viếng mộ Hồng Thất Công và Âu Dương Phong đi xuống. Quân Bảo và Giác Viễn đại sư liền kể về việc kinh thư bị trộm cho mấy người kia nghe. Thấy không ổn, Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử dùng gian kế nhét kinh thư vào bụng của một con vượn trắng to để nhằm hòng chối tội. Nên Giác Viễn đại sư và Quân Bảo đành phải quay trở về Thiếu Lâm chịu tội làm mất kinh thư.
Cảnh trong phim Ỷ thiên đồ long ký 2009.
Khoảng gần cuối truyện Thần điêu đại hiệp và đầu Ỷ thiên đồ long ký, khi Quách Tương trên đường lang bạt giang hồ đi tìm Dương Quá, đến chùa Thiếu Lâm, thấy Giác Viễn chân tay bị xiềng khóa, lại gánh một đôi thùng to bằng sắt nặng khoảng hai trăm cân, múc đầy nước vào sức nặng có thể lên bốn trăm cân (khoảng 240 kg ngày nay). Quách Tương vốn tính ngang bướng thấy vậy liền lên chùa Thiếu Lâm đòi tìm phương trượng và Vô Sắc thiền sư (để xin tha tội cho đại sư Giác Viễn). Giữa lúc Quách Tương đang cãi cọ với các nhà sư Thiếu Lâm thì từ đâu xuất hiện một cao thủ võ công vô cùng lợi hại có biệt danh Côn Lôn Tam Thánh (hay Côn Luân Tam Thánh) tên là Hà Túc Đạo tới gây rối, đòi gặp mặt Giác Viễn đại sư để tỉ thí. Giác Viễn đại sư liền giao đấu với y, đến lúc tưởng thua tới nơi thì đột nhiên Quân Bảo ra chiêu Tứ thông bát đạt do thuở trước Dương Quá có chỉ dạy cho, khiến cho Hà Túc Đạo thua Giác Viễn đại sư. Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo tuyệt vọng, đau đớn khi biết võ công của mình kém xa một kẻ bình thường giữ tàng kinh các và một cậu bé pha trà, quét rác trong chùa Thiếu Lâm. Y bỏ chạy về Côn Luân, từ đó không dám xuống Trung Nguyên nữa. Trước khi đi y nói Doãn Khắc Tây muốn chuyển tới Giác Viễn đại sư lời xin lỗi vì đã ăn cắp chân kinh và y còn nói: “Sách ở trong hầu nhưng Hà Túc Đạo lại nghe ra là Sách ở trong dầu (đầu)”. Đơn giản vì Doãn Khắc Tây vốn là người Tây Vực nên giọng nói đã rất khó nghe, lại là lời nói trước lúc chết nên Hà Túc Đạo nghe nhầm cũng là lẽ đương nhiên.
Quần tăng chùa Thiếu Lâm được chứng kiến trận đánh. Ai cũng khen thầy trò Giác Viễn đã đuổi được một kình địch, bảo vệ danh tiếng cho chùa Thiếu Lâm.
Video đang HOT
Nhưng dưới đôi mắt của các vị cao tăng Thiếu Lâm thì thầy trò Giác Viễn đã phạm trọng tội học lén võ công. Phương trượng ra lệnh bắt giữ thầy trò Giác Viễn. Giác Viễn đại sư vốn yêu thương Quân Bảo như con đẻ, sợ nếu như cậu mà chịu hình phạt của chùa thì sẽ khó bảo toàn tính mạng nên ông đã liều chết cứu Quân Bảo và Quách Tương cho vào hai thùng nước rỗng, sau đó ông chạy khỏi chùa Thiếu Lâm. Quần tăng chùa Thiếu Lâm đuổi theo nhưng khinh công của họ còn kém Giác Viễn rất xa.
Cảnh trong phim Ỷ thiên đồ long ký 2009.
Chạy đến nửa đêm, Giác Viễn dừng lại dưới một gốc đại thụ. Quách Tương và Trương Quân Bảo nhảy ra khỏi thùng, thấy khí sắc của ông rất mệt mỏi. Ông ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây, chắp tay niệm Phật và đọc kinh Lăng già. Quách Tương và Trương Quân Bảo nằm cạnh ông, để tai lắng nghe. Trong những thuật ngữ của kinh Phật, họ nghe được những câu viết về cách luyện công, cách phát chiêu.
Hóa ra ngày trước, một vị cao tăng nào đó sợ đời sau sa đà vào võ học mà quên Phật pháp, đã chép chung Cửu dương thần công, một công phu tối cao của Thiếu Lâm tự vào chung trong quyển kinh Lăng già. Giác Viễn chất phác, cứ nghĩ đó là kinh Lăng già bình thường, ngày nào cũng đọc đến nỗi thuộc lòng. Công lực ông tăng tiến một cách không ngờ, ngay đến chính ông cũng chẳng biết. Ông đánh nhau với Hà Túc Đạo, cứu Quách Tương và Trương Quân Bảo cũng chỉ là quán tính trước tình huống nguy hiểm mà thôi.
Quách Tương và Trương Quân Bảo nằm nghe Giác Viễn đọc kinh, thuộc được một mớ khẩu quyết. Trời rạng sáng, họ không nghe ông đọc nữa. Trương Quân Bảo nghĩ có lẽ sư phụ mệt mỏi nên đã ngủ rồi. Nào ngờ sáng ra, khi lay thầy dậy, cậu thấy tay chân thầy lạnh giá. Nhà sư đã như ngọn đèn cạn dầu, chết đi thầm lặng khi đọc chữ cuối cùng trong bộ kinh Lăng già. Đúng lúc đó thì Vô Sắc đại sư của chùa Thiếu Lâm xuất hiện. Ông làm lễ cầu siêu cho Giác Viễn.
Theo nguoiduatin.vn
Nhân vật nào ác nhất trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung?
Trong các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung, nhân vật Thành Côn trong Ỷ thiên đồ long ký được đánh giá là kẻ mưu mô, độc ác và nham hiểm nhất. Nhân vật này đã gây ra nhiều tội ác khiến độc giả căm ghét.
Ỷ thiên đồ long ký là một trong những tác phẩm kiếm hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung. Nhiều người "ghét cay, ghét đắng" nhân vật Thành Côn trong Ỷ thiên đồ long ký bởi sự độc ác, thâm hiểm và lấy mạng người vô số
Trong Ỷ thiên đồ long ký, Thành Côn được Kim Dung mô tả xuất hiện dưới vỏ bọc là nhà sư từ bi và đức độ với pháp hiệu Viên Chân.
Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài tưởng chừng lương thiện của Thành Côn lại là một con người nham hiểm, mưu mô, độc ác và lấy mạng người tàn bạo.
Mang trong người khát khao trở thành hoàng đế cũng như bậc võ lâm chí tôn, Thành Côn đã gây ra nhiều "sóng gió" giữa các môn phái.
Trong số này có việc Thành Côn gieo tiếng xấu cho Minh Giáo bằng cách hại người nhà đệ tử của y là Tạ Tốn
Tạ Tốn là Hộ Pháp của Minh Giáo. Khi người nhà bị hạ sát, Tạ Tốn tức giận nên đã ra tay lấy mạng một số cao thủ võ lâm rồi khắc lên tường "Thành Côn".
Mục đích của Tạ Tốn là khiến Thành Côn xuất đầu lộ diện để hai bên có một trận chiến nhằm trả thù cho người thân đã chết.
Sau khi gây ra việc trên, Thành Côn gia nhập Thiếu Lâm tự và lấy pháp hiệu là Viên Chân.
Về sau, Thành Côn và Tạ Tốn cũng có cuộc tỉ thí võ công. Kết quả, Thành Côn bị Tạ Tốn đánh mù mắt và bị phế hết võ công. Tạ Tốn vạch mặt âm mưu của Thành Côn nhưng không lấy mạngThành Côn.
Theo kienthuc.net.vn
Cô cô "đùi gà" Trần Nghiên Hy đã là gì, Tiểu Long Nữ thời nay có thêm mĩ nhân "vòng 1 khủng" Từ Đông Đông? Từ Đông Đông "quả bom gợi cảm" xứ tỉ dân hiện đang gây tranh cãi vì đóng Tiểu Long Nữ bản webdrama. Tiểu Long Nữ, mỹ nữ băng thanh ngọc khiết trong giới tiểu thuyết kiếm hiệp, nàng thơ được Kim Dung yêu chiều đặc tả "bạch y thiếu nữ tú mỹ". Trên màn ảnh, đã từng có rất nhiều diễn viên nữ...