Kiếm hàng tỷ USD từ biến đổi khí hậu
Các nhà đầu tư biết tận dụng điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, thảm họa thiên nhiên hoặc hạn hán để mang về lợi nhuận hàng tỷ USD.
Trước đây, đầu tư vào biến đổi khí hậu chỉ là việc sử dụng tiền vào mục đích làm thế nào để ngăn chặn sự nóng lên của trái đất. Nhưng hiện giờ, mọi việc đã thay đổi.
Các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Morgan Stanley, Goldman Sachs và các công ty khác đã góp cổ phần của họ vào các trang trại sử dụng năng lượng gió, các dự án năng lượng thủy triều cũng như thiết lập hoạt động kinh doanh khí thải carbon.
Các nhà đầu tư không cò bỏ nhiều tiền để ngăn chặn biến đổi khí hậu mà giờ đây họ lại tận dụng hiện tượng này để thu về lợi nhuận.
Dường như, sự hấp dẫn của công nghệ sạch đã làm lu mờ những nỗ lực giảm lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Vào năm ngoái, các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm và quỹ đầu tư tư nhân đã giảm 34% lượng vốn rót vào những dự án hạn chế biến đổi khí hậu, chỉ đạt 5,8 tỷ USD, theo Bloomberg.
Một số nhà đầu tư đang tiếp cận theo phương pháp khác. Họ giả định biến đổi khí hậu là điều không thể tránh khỏi, nên chuyển hướng rót vốn vào các doanh nghiệp nào mà có thể giúp họ thu được lợi nhuận nếu hành tinh này trở nên nóng hơn.
Video đang HOT
Do đó, chiến lược của nhà đầu tư là họ sẽ mua những công ty xử lý nước thải, tham gia các thương vụ môi giới đất nông nghiệp ở Australia và hậu thuẫn các chương trình chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Tháng một vừa qua, KKR – công ty đầu tư hàng đầu thế giới – đã mua 25% cổ phần trong Nephila Capital, tức khoảng 8 tỷ USD để trao đổi mua bán liên quan đến dự đoán tình hình thời tiết. Barney Schauble, đối tác quản lý của Nephila, cho rằng rủi ro từ khí hậu khiến con người trả giá nhiều hơn và do đó chúng ngày càng được sự chú ý nhiều hơn. Theo Barney, thời tiết thay đổi thất thường tạo ra nhiều rủi ro hơn và ngày càng có nhiều người muốn chống lại rủi ro này.
Hạn hán cũng giúp kinh doanh phát đạt hơn. Quỹ phòng hộ New York với tài sản khoảng 400 triệu USD hiện mua quyền sử dụng nước, kể cả đầu tư vào thị trường chứng khoán cho các công ty xử lý nước thải. Marc Robert, Giám đốc điều hành của quỹ phòng hộ New York, cho biết về mặt lâu dài, nước sẽ tài sản quý mà cần sở hữu.
Khi nhà đầu tư suy nghĩ về biến đổi khí hậu, họ nhìn thấy các tác động tiêu cực của nó, ông Michael Richardson, người đứng đầu phát triển kinh doanh của Land Commodities cho biết. Nhiệt độ càng nóng hơn, diện tích đất canh tác khan hiếm và dân số tăng nhanh sẽ làm cho đất trồng trọt ngày càng có giá trị hơn. Baar, công ty có trụ sở ở Thụy Sĩ, đã thực hiện các giao dịch với trị giá hơn 80 triệu USD năm ngoái, tổng cộng gấp 4 lần giá trị năm 2011, theo Richardson.
Một trường hợp khác, Ole Christiansen, Giám đốc điều hành công ty khoáng sản NunaMinerals, đang đầu tư bằng cách dựa vào hiện tượng nhiệt độ trái đất tăng dần. Ông cho biết: “Mùa hè năm ngoái, chúng tôi đã phát hiện ở miền nam Greenland, phần lớn là chứa vàng”. “Trước đây, khu vực này được bao phủ bởi sông băng, nhưng hầu hết chúng đã biến mất một cách bất ngờ, do đó công ty đã khai thác nhiều bãi đất mà không một ai từng thấy trước đó”, theo Ole. Các công ty khai thác mỏ đã chi 91,5 triệu USD để thăm dò lượng khoáng sản ở lãnh thổ Đan Mạch vào năm 2010, tăng 75% so với một năm trước đó, theo một dữ liệu gần đây của cục thống kê Greenland.
Jason Drew, một trong số những nhà đầu tư chịu bỏ ra 30 triệu USD để phát triển một loại muỗi đặc biệt, với đặc điểm nó không thể tái tạo lại để giúp giảm thiểu số lượng muỗi hiện có. Công ty đang xuất khẩu những con muỗi này trong ống nghiệm nhằm hạn chế số lượng bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát ngày càng nhiều một số quốc gia.
Liên Hiệp Quốc ước tính rằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ với mục đích hạn chế các tác động biến đổi khí hậu, có thể tốn khoảng 130 tỷ USD vào năm 2030. Arcadis, một công ty công nghệ hàng đầu về các dịch vụ phòng chống lũ lụt cho biết gần đây lợi nhuận đã tăng 26% hồi năm ngoái, đạt 3,25 tỷ USD, một phần nhờ vào siêu bão Sandy. Công ty Hà Lan này đã giành được hợp đồng khôi phục lại hệ thống xử lý nước thải hoạt động trở lại ở thành phố New York.
Piet Dircke, người giám sát quản lý nguồn nước tại công ty Arcadis, cho biết điện thoại của anh reo không ngừng trong những ngày sau cơn bão Sandy. “Khí hậu đang thay đổi. Mực nước biển đang tăng lên. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng”, ông Dircke nói. Theo ông, các thành phố ở gần đường ngấn nước sẽ tiếp tục tăng lên và họ phải chi nhiều tiền hơn để ngăn chặn dòng nước. Đây là một thị trường gần như tăng trưởng theo tự nhiên.
Theo VNE
Lính Mỹ kiện vụ rò rỉ phóng xạ Fukushima
Đơn kiện khẳng định những hậu quả của thảm họa hạt nhân đã bị che giấu với thủy thủ đoàn của tàu USS Reagan.
Tám lính hải quân Mỹ đã kiện Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đòi hàng trăm triệu USD tiền bồi thường do những cáo buộc công ty Nhật Bản đã nói dối họ về những nguy hiểm với phóng xạ sau vụ tan chảy ở lò phản ứng hạt nhân Fukushima vì thiên tai năm ngoái.
Các binh sĩ này cáo buộc TEPCO lừa gạt những chỉ huy của họ về nồng độ phóng xạ khi chiếc tàu sân bay USS Ronald Reagan tham gia vào các chiến dịch cứu hộ cứu nạn sau trận động đất và sóng thần ngày 3/11/2011, theo đơn kiện nộp ở tòa án liên bang Mỹ khu vực nam California.
Trận sóng thần đã tràn ngập hệ thống làm mát ở nhà máy Fukushima, khiến các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng bị chảy ra và phóng xạ lan ra một vùng rộng lớn. TEPCO và chính quyền Nhật Bản "tiếp tục thông tin như thể không có nguy hiểm gì với phóng xạ cho tàu USS Reagan và thủy thủ đoàn, rằng "mọi thứ ở trong tầm kiểm soát, không có vấn đề gì, có thể tin tưởng chúng tôi" - luật sư của các thủy thủ viết.
Các quan chức Nhật đã khẳng định "không có nguy hiểm lập tức" nào hay mối đe dọa nào với sinh mạng con người, nhưng họ chỉ dối trá về tình trạng các lò phản ứng" ở Fukushima, đơn kiện viết.
Tàu USS Ronald Reagan tham gia cứu hộ tại Fukushima hồi năm 2011 (Nguồn: AFP)
Bên nguyên cáo buộc TEPCO tắc trách, cẩu thả và thiết kế nhà máy không an toàn. Đơn kiện khẳng định những hậu quả của thảm họa hạt nhân đã bị che giấu với thủy thủ đoàn khi họ vội vàng tới nơi xảy ra thảm họa và "những nguyên cáo có thể phải sống cả đời trong cảnh bị nhiễm độc phóng xạ và những nguy hiểm khác mà lẽ ra họ có thể tránh được", đơn kiện viết.
Một thành viên thủy thủ đoàn, Kim Gieseking, đang có thai vào lúc thảm họa xảy ra và con gái hiện đã một tuổi của cô cũng có tên trong danh sách nguyên đơn. Các thủy thủ đòi 10 triệu USD tiền đền bù thiệt hại, 30 triệu USD tiền phạt và thành lập một quỹ 100 triệu USD trang trải các chi phí theo dõi y tế và điều trị.
Tại Tokyo, TEPCO nói đây là vụ kiện đầu tiên ở một tòa án nước ngoài liên quan tới việc họ xử lý thảm họa ở Fukushima, theo Kyodo News. "Chúng tôi chưa thể bình luận gì vì chúng tôi chưa nhận được các tài liệu của vụ kiện", hãng tin dẫn lời công ty nói ngày thứ Sáu.
Hồi tháng 10, TEPCO thừa nhận đã hạ thấp các rủi ro do sóng thần gây ra vì lo sợ phải trả giá về mặt chính trị, kinh tế và uy tín. TEPCO thông báo tháng trước rằng chi phí thu dọn và bồi thường sau thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima có thể tăng gấp đôi lên mức 125 tỷ USD.
Công ty cho biết chi phí giải độc cho những vùng bị nhiễm xạ và bồi thường cho công ăn việc làm cũng như nhà của cho người dân bị ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều so với mức năm nghìn tỉ yen (58,1 tỉ USD) mà TEPCO ước tính hồi tháng 4.
Theo 24h
Kinh tế Nhật Bản tiếp tục lao dốc Tháng 11, tình hình sản xuất của nước này xuống mức thấp nhất kể từ thảm họa thiên nhiên năm ngoái, xuất khẩu cũng lao dốc do khủng hoảng nợ tại châu Âu và căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Tại một bến cảng ở Tokyo (Nhật Bản), hàng loạt container hàng đang chất đống. Xuất khẩu của nước này đã giảm...