Kiếm hàng chục nghìn USD mỗi tháng từ tiếng ồn
Chính các nhà sáng tạo nội dung cũng không ngờ sở thích nghe white noise của họ có thể biến thành công việc hái ra tiền như hiện nay.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, podcast trở thành xu hướng mới trong thói quen tiếp cận thông tin của người dùng. Mọi người thường xuyên cập nhật tin tức thời sự bằng cách nghe các trang podcast trên các nền tảng lớn. Song song với điều đó, người dùng cũng tìm đến các kênh podcast với âm thanh nhẹ nhàng, thư giãn như tiếng mưa rơi, gió thổi…
Sở thích hái ra tiền
Tiếng ồn trắng (white noise) là một trong những nội dung phổ biến của podcast hiện nay. “Calming White Noise”, “Best Noise Labs”, “Relaxing White Noise” và “Deep Sleep Sounds” là những chương trình nổi bật có chứa tiếng ồn trắng giúp thư giãn này.
Có được lượng lớn sự quan tâm và yêu thích của người nghe nhưng số lượng những người làm về podcast âm thanh trắng trên thị trường hiện nay vẫn còn hạn chế. Trong số đó, “Tmsoft’s White Noise Sleep Sounds” là một kênh podcast về âm thanh trắng được nhiều người yêu thích.
Podcast về tiếng ồn trắng đang trở thành xu hướng.
Video đang HOT
Kênh podcast được xây dựng bởi Todd Moore, một nhân viên an ninh mạng, từng bỏ việc vào năm 2009 để tập trung dành toàn bộ thời gian để phát triển ứng dụng White Noise. Đến năm 2019, anh đã phát hành một chương trình podcast này trên Spotify và Anchor. Kênh podcast của Moore hiện thu hút đến 50.000 thính giả hàng ngày, đồng thời đứng thứ 25 trong danh sách toàn bộ podcast có lượt nghe cao nhất.
Bên cạnh đó, Moore và đội ngũ thực hiện podcast tiếng ồn trắng của anh còn xây dựng được một chương trình đăng ký hàng tháng. Tuy nhiên, đa số thính giả đều nghe với phiên bản miễn phí, có quảng cáo. Cụ thể, Anchor sẽ phát quảng cáo ở trước mỗi podcast và trả cho Moore 12,25 USD cho mỗi 1.000 lượt nghe, tức là 612,5 USD/ngày và 18.375 USD/tháng.
“Tôi không ngờ có ngày sở thích lập trình app mỗi cuối tuần của mình lại biến thành công việc hái ra tiền như hiện nay”, Moore chia sẻ với Business Insider. Ngoài podcast, anh chàng còn phát hành các bản nhạc và video về tiếng ồn trắng trên YouTube.
Thành công của “Tmsoft’s White Noise Sleep Sounds” đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó là nhờ Moore đã quyết định mua quảng cáo trên Spotify, đồng thời đặt banner trên các website, ứng dụng của mình. Thuật toán của nền tảng cũng hỗ trợ thính giả trong việc tiếp cận đến các nội dung của anh thông qua lịch sử tìm kiếm hoặc lịch sử nghe.
10.000 USD mỗi tháng nhờ tiếng ồn trắng
Song, Moore không phải là người duy nhất “hái ra tiền” với lĩnh vực mới lạ này. Năm 2019, Brandon Reed, một nhân viên làm việc ở Walt Disney, đã xây dựng một đoạn âm thanh trắng trên Anchor để ru ngủ con trai của mình.
Lúc đầu, Reed không hề có ý định làm podcast nhưng thuật toán gợi ý của nền tảng đã giúp kênh “12 Hour Sound Machines (no loops or fades)” của anh tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Cũng trong năm đó, anh đã phát hành 3 tập podcast âm thanh trắng miễn phí trên nền tảng này.
Nhiều người dễ dàng kiếm hàng nghìn USD chỉ với chương trình podcast về tiếng ồn trắng
3 năm sau, chương trình đã thu về 100.000 thính giả mỗi ngày. Dù ý định ban đầu chỉ là để ru ngủ con trai nhưng “12 Hour Sound Machines (no loops or fades)” hiện tại đã nổi tiếng trên toàn thế giới và trở thành một trong những chương trình podcast phổ biến nhất.
Năm ngoái, nội dung của Reed còn dẫn đầu trong bảng xếp hạng của 4 nước và xếp thứ 15 trên danh sách podcast toàn cầu. Trên ứng dụng Podcast của Apple, nội dung của anh đã cán mốc 26,6 triệu lượt nghe.
“Ban đầu tôi còn không hề có ý định làm chương trình này cho người khác nghe”, anh chia sẻ. Reed còn cho rằng thật điên rồ khi podcast âm thanh trắng của anh lại có thể lọt vào top 100 trên thế giới.
Hiện, kênh của Reed thu phí 2,99 USD/người dùng hàng tháng, cho phép họ nghe nhiều âm thanh khác và thậm chí là đăng tải âm thanh mới. Nhiều người còn boa thêm 5-7 USD hay có khi lên đến 100 USD để ủng hộ. Nhờ đó, anh đã kiếm được hơn 10.000 USD chỉ với chương trình này.
Thành công đến một cách bất ngờ với Reed nhưng anh cho biết vẫn chưa có ý định bỏ công việc hiện tại để làm podcast. Với anh, đây chỉ là sở thích hàng ngày. Anh cũng không định thêm quảng cáo vào nội dung vì sợ sẽ ảnh hưởng đến khoảng thời gian thư giãn của người nghe.
Instagram khai tử ứng dụng IGTV
Instagram vừa thông báo sẽ đóng cửa ứng dụng IGTV, đồng thời sẽ phát triển Reels để thu hút các nhà sáng tạo nội dung.
Trong bài đăng trên Instagram Creators, công ty đã thông báo rằng sẽ khai tử IGTV, tất cả nội dung trên nền tảng này sẽ được đưa về ứng dụng chính. Động thái mới được giải thích là nhằm đầu tư vào việc đơn giản hóa các định dạng video, giúp tạo và xem video trên Instagram trở nên dễ dàng hơn.
Đối với các nhà sáng tạo đang kiếm tiền trên nền tảng, Instagram cho biết họ sẽ nhận khoản thanh toán tạm thời hàng tháng dựa trên thu nhập gần đây. Theo TheVerge, Instagram ra mắt IGTV vào năm 2018, đây là ứng dụng riêng biệt nhằm cạnh tranh với YouTube trong việc đăng tải video dài. Tuy nhiên, ứng dụng chỉ cho phép người dùng tải các video định dạng dọc vốn đang đang là một xu hướng vào thời điểm đó.
Khai tử IGTV là chiến lược giúp Instagram tập trung vào Reels để cạnh tranh tốt hơn.
Chưa đầy một năm sau, nội dung IGTV đã được quảng cáo trong ứng dụng Instagram, với các video hiển thị trên trang Khám phá, các bản xem trước hiển thị trong phần Story. Năm 2020, Instagram đã loại bỏ nút đưa người dùng đến IGTV trong ứng dụng với lý do rất ít người sử dụng. Cuối năm ngoái, công ty thông báo IGTV đã được đổi tên thành "Instagram TV", và video dài hơn cũng đã được mở cho toàn bộ người dùng.
Bước đi này cho thấy Instagram nhận định Reels có thể cạnh tranh sòng phẳng với TikTok. Vào cuối năm 2021, TechCrunch khám phá một bài đăng trên Reddit, trong đó một nhà sáng tạo nội dung được chào giá 35.000 USD nếu video Reels của họ đạt con số 58,31 triệu lượt xem trong một tháng.
Trong khi đó, đối thủ của hãng là TikTok lại vừa từ bỏ tính năng vốn là thương hiệu của mình khi cho phép người dùng đăng những video lên đến 10 phút, động thái được cho là nhằm cạnh tranh với YouTube.
Nhiều dịch vụ của Apple sập trên diện rộng Hàng loạt dịch vụ của Apple với hàng trăm triệu người dùng như iMessage, FaceTime, iCloud... đang gặp sự cố không thể truy cập. Apple mới đây đã gặp phải sự cố trên diện rộng khi nhiều dịch vụ đều đồng loạt sập, bao gồm cả iCloud, App Store, Siri, iMessage, iTunes Store, Apple Maps, Apple Music, Podcast, Arcade, Fitness , Apple TV...