Kiểm duyệt của Xiaomi có thể làm mờ tham vọng của các hãng smartphone khác
Cáo buộc kiểm duyệt của Xiaomi không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động toàn cầu của hãng, mà còn có khả năng làm hỏng kế hoạch mở rộng của các nhà cung cấp điện thoại thông minh khác của Trung Quốc.
Khuyến nghị của chính phủ Lithuania khi khuyên người dân nên bỏ điện thoại thông minh Trung Quốc, bỏ các thiết bị từ Xiaomi vì nguy cơ kiểm duyệt đã đặt ra một làn ranh đỏ cho việc tiếp tục mở rộng kinh doanh của các hãng công nghệ đại lục trên khắp châu Âu.
Tuần trước, một báo cáo của Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (NCSC) thuộc Bộ Quốc phòng Lithuania cáo buộc điện thoại thông minh Mi 10T 5G của Xiaomi, được bán rộng rãi ở châu Âu, có tích hợp khả năng phát hiện và kiểm duyệt các cụm từ như “Tây Tạng tự do”, “Đài Loan độc lập muôn năm” hoặc “phong trào dân chủ”.
“Nếu vấn đề này xảy ra ở Lithuania, thì tác động là rất nhỏ đối với Xiaomi vì nước này chỉ có khoảng 3 triệu dân. Tuy nhiên, nếu các quốc gia khác, hoặc thậm chí cả Liên minh châu Âu (EU), đưa ra kết luận tương tự thì tác động sẽ vô cùng lớn với Xiaomi và cả các nhà sản xuất điện thoại thông minh chủ chốt khác của Trung Quốc”, Dan Baker, phó chủ tịch cấp cao của Morningstar Research Services, nói.
Xiaomi liên tục phủ nhận cáo buộc kiểm duyệt từ phía chính phủ Lithuania
Theo Reuters, sau phát hiện của chính phủ Lithuania, cơ quan giám sát an ninh mạng của Đức là Văn phòng Liên bang về An ninh Thông tin (BSI) hôm 29.9 cho biết đã bắt đầu kiểm tra kỹ thuật đối với một mẫu điện thoại thông minh của Xiaomi.
Video đang HOT
“Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây đóng vai trò quan trọng trong các cuộc điều tra an ninh mạng của Lithuania và Đức”, Linda Sui, Giám đốc cấp cao của bộ phận nghiên cứu điện thoại thông minh tại Strategy Analytics, nói.
Căng thẳng giữa Lithuania và Trung Quốc đã âm ỉ kể từ khi quốc gia vùng Baltic hồi tháng 7.2021 cho phép Đài Loan mở văn phòng tại thủ đô Vilnius dưới tên chính thức, thay vì dùng tên của thành phố Đài Bắc như trước đây. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc đang là ẩn số khi Thủ tướng Angela Merkel từ chức trong năm nay.
Thách thức là rất cao để Xiaomi có thể vượt qua tác động tiêu cực từ cuộc điều tra của Lithuania và Đức đối với các thiết bị hàng đầu. Được biết, Xiaomi đặt mục tiêu vượt qua Samsung Electronics để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong ba năm. Quay lại vấn đề kiểm duyệt, Xiaomi đã liên tục phủ nhận cáo buộc này. “Xiaomi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ hạn chế hoặc chặn bất kỳ hành vi cá nhân nào của người dùng điện thoại thông minh, chẳng hạn như tìm kiếm, gọi điện, duyệt web hoặc sử dụng phần mềm liên lạc của bên thứ ba”, trích tuyên bố của công ty hồi tuần trước.
Đầu tuần này, Xiaomi cho biết đã thuê một chuyên gia độc lập bên thứ ba để đánh giá các điểm được nêu ra trong báo cáo từ phía chính phủ Lithuania về tính năng kiểm duyệt trên điện thoại thông minh của mình.
Theo South China Morning Post , báo cáo của NCSC cũng phân tích điện thoại thông minh P40 của Huawei Technologies và 8T 5G của OnePlus. Cơ quan này còn cho biết danh sách điều khoản có thể được kiểm duyệt bởi các ứng dụng hệ thống của điện thoại thông minh Xiaomi, bao gồm cả trình duyệt Mi mặc định hiện có 449 điều khoản bằng tiếng Trung và được cập nhật liên tục.
Tony Chen, một lập trình viên kỳ cựu của hệ thống điện thoại thông minh Android, cho rằng việc các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển chức năng kiểm duyệt là không hợp lý. “Điều đó thật vô nghĩa bởi vì Great Firewall (Bức tường lửa vĩ đại) của Trung Quốc đã và đang thực hiện công việc kiểm duyệt. Tôi không nghĩ rằng các nhà sản xuất điện thoại thông minh có bất kỳ lý do gì để đầu tư thời gian và nguồn lực vào việc này”.
Theo ông Dan Baker, sẽ có ý kiến khác nhau về chức năng của điện thoại thông minh từ nhiều cơ quan điều tra khác nhau ở tất cả các nước, bao gồm cả Trung Quốc. Dựa vào dữ liệu từ công ty nghiên cứu công nghệ Canalys, Đức là thị trường lớn thứ hai của Xiaomi ở châu Âu, khi chiếm 10% tổng thị phần với 9,2 triệu điện thoại thông minh được xuất xưởng trong nửa đầu năm nay.
Xiaomi chiếm 45% thị phần điện thoại thông minh của Lithuania. Tuy nhiên, nước này chỉ chiếm 0,4%, khoảng 400.000 lô hàng điện thoại thông minh nửa đầu năm nay trong tổng số hoạt động kinh doanh của Xiaomi ở châu Âu.
Xiaomi là hãng smartphone duy nhất tăng trưởng tại Việt Nam
Samsung, Oppo, Vivo và VinSmart đều giảm thị phần "sell-in" tại Việt Nam trong quý II vừa qua, chỉ Xiaomi tăng trưởng.
Theo số liệu nghiên cứu của Canalys, đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu 2021 đã ảnh hưởng lớn tới nhiều hãng smartphone trong nước. Vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị phần "sell-in" (lượng máy được bán từ nhà sản xuất đến các đơn vị phân phối) nhưng Samsung giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số tương tự với Oppo là 17%, Vivo là 21%. Tuy giảm sâu, Vivo vẫn chiếm được vị trí thứ 4 của VinSmart do hãng điện thoại Việt đã thông báo dừng mảng kinh doanh này và hiện chỉ còn bán nốt một vài dòng sản phẩm.
Thị phần tính theo số liệu "sell-in" tại Việt Nam quý II.
Xiaomi là cái tên duy nhất có tình hình kinh doanh khởi sắc, trái ngược với 4 nhà sản xuất còn lại trong top 5, khi có mức tăng trưởng 68%. Ở thị trường Đông Nam Á, con số của Xiaomi còn ấn tượng hơn, 107%. Cùng Xiaomi, một thương hiệu Trung Quốc khác, Realme, có mức tăng trường 7%. Samsung, Oppo, Vivo chiếm lần lượt vị trí 2, 3 và 4 với mức giảm 4%, 7% và 18% tương ứng.
Số liệu "sell-in" không tương ứng lượng máy thực tế tới tay người dùng cuối, nhưng phản ảnh gần đúng kết quả kinh doanh của từng hãng.
Trong quý II, Samsung bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng thiếu chip toàn cầu. Theo một số đại lý, nhiều model tầm trung giá rẻ được người dùng quan tâm của hãng này không còn hàng để bán. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất là việc hàng loạt cửa hàng phải tạm đóng cửa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Việc nhập máy từ các nhà sản xuất, vì vậy, cũng được các hãng thận trọng.
Xiaomi tăng trưởng 107% tại thị trường Đông Nam Á.
Về doanh số bán ra tại Việt Nam, số liệu nghiên cứu thị trường của một công ty khác cho thấy trong tháng 6, Samsung vẫn giữ vị trí dẫn đầu với khoảng 35% thị phần, Oppo đứng thứ hai - hơn 17% thị phần, trong khi Xiaomi bám sát phía sau với gần 17%. Trong bảng số liệu của công ty này, Apple là hãng đứng thứ 4 với khoảng 10% thị phần. Tại Việt Nam, số liệu của Apple chưa phản ánh chính xác lượng máy bán ra thị trường bởi số lượng máy dạng "xách tay" khá nhiều.
Theo công bố mới của Counterpoint Research , Xiaomi lần đầu trở thành hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu trong tháng 6 với 17,1% thị phần, vượt Samsung (15,7%) và Apple (14,4%).
Hãng điện thoại Trung Quốc cũng là thương hiệu có sức phát triển nhanh nhất. Doanh số tăng 26% so với tháng trước đó. Xét trong toàn quý II, doanh số của Xiaomi đứng thứ 2 toàn cầu với 16,1% thị phần, đứng sau Samsung (17,6%).
Kể từ khi thành lập đến hết tháng 6 năm nay, Xiaomi đã bán được tổng cộng 800 triệu smartphone trên toàn thế giới.
Xiaomi thành hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu Xiaomi lần đầu trở thành hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu trong tháng 6 với thị phần 17,1%, vượt Samsung (15,7%) và Apple (14,4%). Theo công bố mới đây của Counterpoint Research, Xiaomi cũng là thương hiệu có sức phát triển nhanh nhất. Doanh số của hãng tăng 26% so với tháng trước đó. Xét trong toàn quý II, doanh số của...