Kiểm dịch ngày lẫn đêm ở cửa ngõ Sài Gòn
Cảnh sát giao thông, cơ động, nhân viên y tế… lập chốt dã chiến ở các cửa ngõ kiểm tra sức khỏe người vào TP HCM cả ngày lẫn đêm để phòng Covid-19.
Ba ngày qua, TP HCM triển khai kiểm dịch y tế tại các chốt ở cửa ngõ thành phố. 62 chốt kiểm dịch được lập gồm lực lượng CSGT, công an, nhân viên y tế nhằm tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng chống Covid-19.
Khu vực chân cầu Đồng Nai (hướng về TP HCM) là một trong những trạm kiểm dịch chính. Tại đây, hàng loạt barie chia tuyến đường thành 5 làn dành cho từng loại xe tải, container, ôtô, xe máy đi vào. Gần đó, trạm kiểm tra y tế dã chiến rộng chừng 12 m2 được dựng lên.
Chị Đỗ Thị Ngọc Diệu, nhân viên Trung tâm dinh dưỡng TP HCM có mặt tại chốt kiểm dịch dưới chân cầu Đồng Nai để đo thân nhiệt cho người đi đường. “Số lượng xe qua lại rất đông, kiểm tra liên tục dưới nắng nóng cũng rất vất vả nhưng vì sự an toàn của người dân nên chúng tôi luôn sẵn sàng làm tốt nhiệm vụ”, chị Diệu nói.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt cho những em nhỏ trên xe. Những người có thân nhiệt cao (từ 38 độ C trở lên) sẽ được giữ lại khu vực riêng tại trạm để theo dõi khoảng 30 phút và đo lại. Nếu thân nhiệt dưới 38 độ C, người dân sẽ được đi tiếp, nếu vẫn cao sẽ được đưa đi cách ly.
Những tài xế có thân nhiệt từ 38 độ trở lên được yêu cầu dừng xe và đưa vào trạm kiểm tra y tế dã chiến để nghỉ ngơi theo dõi, đo lại và làm thủ tục khai báo thông tin cho cơ quan chức năng.
“Ban đầu nhân viên y tế nói thân nhiệt của tôi là 38,3 độ C, nhưng sau khi uống hết chai nước và đo lại lần hai thấy bình thường. Cứ khoẻ mạnh là vui, mất thời gian dừng xe chút cũng không sao”, tài xế Phan Thành Thiện nói.
Video đang HOT
Gần 23h ngày 6/4, chốt kiểm soát trên quốc lộ 1K (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) vẫn sáng đèn, tổ liên ngành khoảng 10 người tại đây liên tục hướng dẫn các xe vào trạm. Tất cả xe máy và ôtô từ tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… hướng vào thành phố khi qua các chốt đều phải dừng lại đo thân nhiệt và khai thông tin y tế.
Trong hơn hai tiếng, chốt kiểm soát này không ghi nhận trường hợp nào có thân nhiệt hơn 38 độ C, phải giữ lại trạm y tế dã chiến để khám sâu.
Với mỗi ôtô đi qua, nhân viên y tế ngoài đo thân nhiệt còn nhắc nhở người ngồi trên xe đeo khẩu trang, xịt rửa tay và hạn chế ra đường ban đêm. Quy trình kiểm tra y tế mất khoảng một phút mỗi xe.
Nhân viên y tế Nguyễn Minh Phong xịt gel rửa tay cho một tài xế sau khi đo thân nhiệt. Anh Phong cho biết trực ca đêm từ 21h đến 6h hôm sau. “Làm đêm thì quy trình cũng phải thực hiện đầy đủ nhưng được cái lượng xe ít hơn ban ngày và thời tiết cũng đỡ nắng nóng hơn”, anh Phong nói.
Anh Công, phụ xe được cảnh sát giao thông tặng khẩu trang y tế khi quên mang lúc ra đường. “Tôi theo xe chở hàng từ Đồng Nai lên thành phố mới biết có chốt kiểm tra y tế ở đây. Việc kiểm tra y tế nhanh chóng và rất cần thiết để ngăn dịch bùng phát”, anh Công cho biết.
Lực lượng kiểm soát quân sự hướng dẫn các xe qua trạm kiểm dịch ở chân cầu Đồng Nai trong đêm. Là khu vực cửa ngõ chính phía Đông nên dù ban đêm, lượng xe vào thành phố vẫn khá đông đúc.
Các thành viên tổ liên ngành ở chân cầu Đồng Nai trắng đêm chốt trực kiểm dịch y tế các phương tiện ra vào thành phố.
Ngoài hai chốt trên, còn 14 chốt chính (cấp thành phố) gồm: sân bay Tân Sơn Nhất, Trạm thu phí Long Phước (cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây), cao tốc Trung Lương, cầu Đôi (đường Trần Văn Giàu), đường Ba Làng, đường Xuyên Á (quốc lộ 22), cầu Phú Cường, cầu vượt Sóng Thần, quốc lộ 13, quốc lộ 50, quốc lộ 1A, bến xe Miền Tây, bến xe miền Đông, cảng Cát Lái.
Ngoài ra, 46 trạm phụ (cấp quận huyện) gồm lực lượng công an, y tế, dân quân, được lập tại khu vực giáp ranh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An như phà Cát Lái, bến đò Tân Lập, cầu Thầy Cai, ga Sài Gòn, ga Bình Triệu, cảng Hiệp Phước…
Tính đến ngày 7/4 TP HCM ghi nhận 53 người dương tính nCoV, trong đó 23 ca đang điều trị, 30 người đã khỏi.
Hữu Khoa – Quỳnh Trần
Xe tải chở 39 thi thể ở Anh: 'Thảm kịch' được cảnh báo từ 3 năm trước
Các nhà chức trách 3 năm trước được cảnh báo về nguy cơ thảm kịch ở cảng nơi 39 thi thể được tìm thấy trong chiếc xe tải hôm 23/10, theo Daily Mail.
Ngày 23/10, 39 thi thể được tìm thấy trong container vận chuyển hàng lạnh đi qua cảng Essex. Nó được chiếc xe tải chở và đậu ở khu công nghiệp khi cảnh sát và nhân viên y tế đến. Sau vụ việc, cơ quan chức năng bắt đầu cuộc săn lùng ráo riết đối với những kẻ buôn lậu.
Vụ việc cũng đặt ra câu hỏi về kiểm tra biên giới và liệu chính quyền có làm đủ cách để giải quyết các băng đảng buôn người hay không.
Hiện trường phát hiện các nạn nhân.
Theo Daily Mail, chiếc xe tải được cho là xuất phát từ cảng Zeebrugge, Bỉ, nơi các thùng hàng được xếp sẵn chờ vận chuyển tới Anh.
Container được đặt trên một con tàu chở hàng vào ngày 22/10 sau đó ra khơi vào khoảng 14h chiều cùng ngày. Hành trình lênh đênh trên biển kéo dài 10 giờ trước khi con tàu cập cảng Purfleet của Essex trên sông Thames lúc 0h30 sáng 23/10 (giờ địa phương).
Cơ quan tội phạm quốc gia (NCA) từ năm 2016 từng cảnh báo rằng những kẻ buôn người chuyển sang cảng Purfleet vì nó "ít bận rộn" hơn các điểm nhập cảnh khác của Vương quốc Anh. Theo báo cáo, các băng đảng bị "di dời" khỏi miền Bắc nước Pháp vì an ninh chặt chẽ.
Tháng 5 này NCA cảnh báo rằng các cảng của Bỉ như Zeebrugge đang trở thành điểm nóng buôn người. Báo cáo của Lực lượng Biên phòng cũng cho biết Zeebrugge là mối quan tâm chính.
Ông Tim Loughton, nghị sĩ trong ủy ban các vấn đề gia đình, nói: "Chúng tôi cần chính quyền ở Anh và Bỉ khẩn trương tăng cường các biện pháp an ninh để đảm bảo rằng những kẻ buôn người sẽ không thu lợi từ sự khốn khổ của người dân nơi đây. Đây là thảm kịch của con người trên quy mô lớn, đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về cách buôn người có thể di chuyển về phía Bắc từ Pháp."
Thủ tướng Boris Johnson nói những kẻ buôn người "phải bị tóm và đưa ra công lý". Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cũng cam kết các bản án cứng rắn hơn cho những kẻ buôn người.
Ông Johnson cho biết sự việc là "thảm kịch không thể tưởng tượng và thực sự đau lòng". Đặt cuộc khủng hoảng Brexit sang bên, ông nói rằng 'toàn bộ sức mạnh của luật pháp' sẽ giáng xuống những người có trách nhiệm liên quan đến vụ việc.
Vào năm 2015, 71 người di cư, trong đó có tám phụ nữ và bốn trẻ em, được tìm thấy chết trong chiếc xe tải chở thịt từ Slovakia, bị bỏ rơi trên đường cao tốc của Áo.
Khu công nghiệp nơi xe tải được tìm thấy hôm 23/10 nằm cạnh Ngã tư Dartford và được sử dụng làm điểm dừng chân cho các xe tải đi về phía nam tới cảng Dover và đường hầm Channel, mặc dù tuyến đường dự kiến của xe tải chưa được làm rõ.
Thảm họa có tình tiết tương tự lớn nhất là năm 2000, khi 58 người Trung Quốc chết trên chuyến hàng từ Bỉ đến Anh.
(Nguồn: Daily Mail)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
30 chốt kiểm soát ở cửa ngõ thủ đô Từ ngày 1/4, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, bộ đội, thanh tra giao thông, nhân viên y tế lập 30 chốt để kiểm soát người đi vào thủ đô. Tiến Thành - Bá Đô