Kiếm cơm trên da thịt người đau ốm
Những “cò” nữ còn kiêm luôn việc chạy xe ôm, dẫn khách đi tới những phòng mạch mà chúng đã chuẩn bị.
Trong vai bảo vệ, phóng viên đã chứng kiến cảnh lộng hành của “cò” trước Bệnh viện (BV) Da Liễu TP.HCM- những “ký sinh” trên thân thể người bệnh.
Tháng 5, tháng 6 là khoảng thời gian vào mùa của ” cò” trước cổng BV Da liễu (2 Nguyễn Thông, P.6, Q.3, TP.HCM). Dọc đoạn đường từ ngã ba Hồ Xuân Hương-Nguyễn Thông đến trước cổng BV, bất cứ ai đi ngang, “cò” đều ngoắc tay vào phòng khám bên trong hẻm. Một số người lưỡng lự chưa biết đi đâu thì đã có một bầy “cò” ào vào tư vấn.
Vẫn những câu nói quen thuộc : “BV hôm nay đông lắm, hết phiếu khám rồi; BV hôm nay chỉ khám BHYT thôi, khám tư phải qua đây; Bác sĩ phó Khoa Da liễu mở phòng mạch bên này nè; Qua đây vào lấy sổ khám lẹ hơn…”.
Việc chèo kéo và hoạt động của “cò” trước cổng BV Da liễu kéo dài nhiều năm nay.
Một bảo vệ cho biết “cò” nói gì cũng kệ, người đi khám cứ chạy thẳng xe vào BV thì chúng không làm gì, chứ quay lại ý kiến này nọ với chúng là thế nào cũng có chuyện. Thậm chí cò sẵn sàng “nện” những ai có ý coi thường chúng.
Không chỉ có đàn ông, một số phụ nữ cũng tham gia vào đội quân “cò”. Ngoài việc chèo kéo khách, những “cò” nữ còn kiêm luôn việc chạy xe ôm, dẫn khách đi tới những phòng mạch mà chúng đã chuẩn bị. Biết cổng BV phía bên đường Ngô Thời Nhiệm không còn sử dụng, “cò” gạt người bệnh rằng BV đã dời đi nơi khác, người bệnh tưởng thật nên đành theo sự sắp xếp của chúng tới phòng khám tư.
Ông Vương Khánh Chiến, phụ trách An ninh BV Da liễu cho biết, “cò” tại đây chia làm hai phe. Lứa “cò già” đã hoạt động từ những năm 90 đến nay. “Lãnh địa” của bọn người này là cổng bệnh viện phía đường Ngô Thời Nhiệm.
“Cò” già chủ yếu giới thiệu khách cho các phòng khám của bác sĩ tên K., có phòng khám trên đường Bà Huyện Thanh Quan ; phòng khám đường Nguyễn Thông (gần khu hồ cá) của bác sĩ N. và xa hơn là phòng khám của một bác sĩ da liễu trên đường Bàn Cờ.
Địa bàn của “cò trẻ” là cổng chính trên đường Nguyễn Thông. Đám “cò” trẻ trước cổng chính chủ yếu “dụ” khách vào phòng khám trong hẻm đường Phạm Đình Toái của bác sĩ Ng. Mỗi ngày, trung bình một “cò” nơi đây giới thiệu được hơn 10 khách cho các phòng mạch tư. Để phục vụ cho công việc, “cò” “đội lốt” xe ôm để đối phó với công an.
Video đang HOT
Lấy số
Sau hàng chục năm mạnh ai lấy làm, kiếm cơm trên “da thịt” của bệnh nhân, thời gian gần đây, hàng chục ‘cò” hoạt động tại khu vực BV Da liễu quy về dưới trướng của K., một “đại ca” vừa ra tù.
K. từng có vài tiến án, tiền sự, đã quyết định lấy số trước đám “cò” con ô hợp tại cổng BV Da liễu. Sau một trận đánh dằn mặt vài con “cò” không vâng lời, không chịu đóng tiền bảo kê, “cò” K nghiễm nhiên trở thành một nhân vật quan trọng của bầy “cò” trẻ.
Dưới trướng K. là lũ đàn em thân tín, luôn túc trục đối diện BV Da liễu đón người đi khám bệnh. Anh Lê Văn Tâm, Đội trưởng đội bào vệ BV Da liễu cho biết: “Thời gian trước, “cò” chỉ chèo kéo khách, gặp ai cũng mời nhưng bây giờ chúng sẵn sàng chặn đầu xe, buộc người bệnh vào khám tại các phòng khám tư để hưởng hoa hồng”.
“Cò” đang bắt khách.
Có khoảng 25 “cò” hành nghề trước cổng BV Da liễu. Trong số đó, một nửa là “cò” mồi chuyên nghiệp, số khác vừa làm “cò” vừa làm xe ôm và không ít “cò” là dân nghiện ma túy. Theo anh Tâm, bọn “cò” giờ cũng rất cảnh giác, không chỉ chèo kéo khách ngoài đường, lâu lâu chúng lại cử người vào trong BV mua nước để nghe ngóng động tĩnh và nhận diện những người lạ mặt theo dõi hoạt động của chúng.
Để có thể tỉnh táo làm việc, hàng ngày cứ vào khoảng 9-10h sáng và 15-16h chiều, một vài “cò” lại chui vào tủ đựng ATM bên hông BV ngồi chích. Một số khác lợi dụng bãi giữ xe ít người ra vào trong tiệm thuốc đối diện BV để “phê”. Mỗi lần đến “cữ”, hai tên “cò” thường vào cùng nhau, một tên “phê”, tên còn lại đứng cảnh giác. Mỗi lần như vậy kéo dài 20 phút.
Làm bảo vệ tại BV Da liễu nhiều năm nay, chứng kiến cảnh người bệnh bị “cò” lừa gạt, “tiền mất tật mang” nhưng anh Tâm cũng không thể làm gì hơn. Nhiều lần báo chí phản ánh, công an phường làm việc được một thời gian rồi đâu lại vào đó.
“Cò” làm ăn trước cổng BV chủ yếu là dân thuộc xóm Đình, phường 4 qua bên đây làm ăn, vì vậy công an phường 6 rất khó khăn trong việc xử lý hành chính các đối tượng trên. Theo anh Tâm, những lúc công an phường làm việc hiệu quả nhất chính là khi chuyển giao cán bộ, người cũ đi, người mới đến thì “cò” bớt lộng hành, nhưng cũng chỉ được một thời gian.
“”Cò” làm ăn ngay sát cổng vào, mãi mới đẩy chúng qua bên kia đường. Giờ không ai xâm phạm khu vực của nhau, nhưng nhiều lần làm căng “cò” cũng hăm dọa đòi đánh. Mình thông báo cho cơ quan chủ quản và công an phường để họ theo dõi chứ cũng không dám làm gì. Thông báo là một chuyện, khi mình ra khỏi chỗ làm, đi đường cũng lo lắm. Tụi nó đánh nhau toàn dùng mã tấu”- anh Tâm chua chát.
Theo VNN
Những lí do teengirl cực thích ngày 1/6
Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi không chỉ là một ngày đặc biệt với các bé thiếu nhi. Nó còn là một ngày khiến cho các bạn nữ cực kì mong đợi đó. Tại sao vậy?
Ngày các teengirl tha hồ nhõng nhẽo
Ngày 1/6 là ngày Quốc tế dành cho thiếu nhi hay còn gọi là ngày Tết của thiếu nhi. Thế nhưng, với nhiều teengirl thì "đối với anh, em vẫn là cô bé", các teengirl vẫn tha hồ nhõng nhẽo trong ngày này dù... chẳng còn là thiếu nhi nữa.
Thanh Tâm, 17 tuổi chia sẻ: "Cứ đến gần ngày quốc tế thiếu nhi là mình háo hức. Phần vì cảm thấy được trở lại trẻ thơ. Phần vì tha hồ nhõng nhẽo với những anh chị lớn hơn, thậm chí cả bố mẹ cũng bị mình "vòi". Năm nào cũng thế, cứ đến 1/6 là mình được chở đi chơi, tha hồ vòi vĩnh bố mẹ, anh chị và cả đằng ấy nữa".
Các teengirl luôn được ưu tiên và như một thông lệ, cứ đến 1/6 thì nhiều teengirl lại tha hồ "lộng hành", chẳng khác gì là ngày 8/3 thứ hai cả. Do đó, các nàng cực kì thích ngày này.
Ngập lụt với những món quà dễ thương
Không chỉ tha hồ vòi vĩnh, nhiều teen may mắn nhận được những món quà dễ thương từ người thân, gia đình, bạn bè và cả "đằng ấy" nữa. Đôi khi món quà không có ý nghĩa về vật chất, nhưng lại có giá trị lớn về mặt tinh thần.
Như anh chàng Minh Quân (trường B.T.X), năm nào cứ đến 1/6 là anh chàng mua rất nhiều kẹo để tặng cho bạn bè, nhất là các bạn nữ. Lý do anh chàng đưa ra là: "Mình nghĩ những món quà nhỏ như vậy sẽ khiến các bạn nữ vui mà cũng không tốn kém ngân sách là bao. Nếu làm được cho người khác vui thì bản thân mình cũng thấy dễ chịu". Năm nào cũng vậy, chẳng cần phải là một người Minh Quân có tình cảm đặc biệt, đơn giản chỉ là một cô bạn học chung cũng đã có một phần kẹo dễ thương này rồi.
Những món quà đơn thuần chỉ là một cục kẹo, một cái móc điện thoại, hay sang hơn thì là một con gấu bông nhỏ cũng đủ làm người nhận vui tít mắt. Đây cũng là cách thể hiện tình cảm của người nhận và người được nhận. Nhưng đặc biệt chỉ có các teengirl mới được hưởng "ké" ngày quốc tế của các em thiếu nhi thôi. Bởi vì ít chàng trai nào may mắn nhận được một món quà dễ thương vào ngày 1/6. Số anh chàng may mắn đến vậy có chăng cũng chỉ trên đầu ngón tay.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ngày quốc tế của "em và anh"
Nhiều cặp còn chọn ngày 1/6 là ngày kỉ niệm và ngày tranh thủ để đi chơi cùng người ấy. Vì lí do đơn giản nó cũng là ngày nghỉ lễ. Nhất là sau một năm học dài mệt mỏi thì ngày đầu tiên của tháng hè chẳng còn gì vướng bận.
Trong những ngày này, chắc chắn sẽ có những niềm vui be bé giữa hai bạn. Nhiều cặp còn sáng tạo khi nghĩ ra những món quà dễ thương để tặng nhau. Không quá cầu kì, đơn giản chỉ là một cái bánh kem nhỏ (tầm hơn 10k), hay một bịch kẹo mút, kẹo socola. Nó vừa đúng nghĩa với những món quà quen thuộc vào ngày 1/6 khi bé, vừa mang tính chất kỉ niệm cực dễ thương. Chắc chắn rằng, đây sẽ là một kỉ niệm dễ thương và đáng nhớ của nhiều cặp yêu nhau lắm đó!
Những món quà nhỏ dễ thương như vậy cũng giúp cho không ít chàng trai đánh gục đối phương bởi cử chi ga lăng này nữa đó. Hầu hết là con gái, ai cũng thích những chàng trai như vậy mà.
Thế nhưng...
Ngoài những điều dễ thương nho nhỏ nêu trên cũng có những mặt trái của nó. Nhiều teen lại thái quá những yêu cầu của mình, khiến cả người bị đòi hỏi và teen đôi khi cảm thấy khó chịu.
Như trường hợp của cô nàng Kim Hồng, 16 tuổi. Vốn quen tính được nuông chiều từ bé, lúc nào cũng được chăm sóc với những món hàng hiệu đắt tiền, thế nên Kim Hồng rất hay săm soi, chê bai và coi thường những món quà không có giá trị về mặt vật chất.
Để kỉ niệm ngày 1/6, người yêu của Kim Hồng đã mua rất nhiều kẹo hình trái tim tặng cho cô nàng. Ai dè khi nhận được, Kim Hồng chẳng những không lấy làm vui mừng mà còn tỏ ra thất vọng. Nàng chẳng ngại phán rằng: "Sao anh tặng mấy cục kẹo vớ vẩn làm gì. Em có phải con nít đâu. Em cũng chẳng thích mấy thứ kẹo rẻ tiền này".
Lời nói của Kim Hồng khiến cho cậu bạn rất buồn và kết quả sau đó thì chắc ai cũng có thể đoán được. Đôi khi, teen vô tình hay cố ý làm tổn thương đến người khác qua những lời nói của mình. Để có một món quà trao cho bạn, ắt hẳn đằng ấy đã phải chuẩn bị và bỏ ra rất nhiều công sức, nên chỉ một lời nói vô ý cũng rất dễ làm tổn thương người khác.
Với người yêu thì đã vậy và với gia đình cũng còn nhiều vấn đề hơn thế nữa. Teen nghĩ rằng 1/6 là "ngày của mình" nên tha hồ vòi vĩnh và đưa ra những đòi hỏi chẳng thích đáng chút nào. Nếu chẳng may không được đáp ứng thì teen lại tỏ ra khó chịu, cau mày, nhăn mặt.
Không chỉ đòi hỏi về mặt tinh thần, nhiều teen chẳng ngại quy nó ra tiền hay quà tặng mang tính vật chất. Chẳng là gì khi thấy những cậu ấm hay cô chủ xòe tay ra đòi tiền bố mẹ với lí do: "Con cần cho tiền đi chơi 1/6".
Một số teen còn lợi dụng "ngày tết thiếu nhi" làm cái cớ để đi chơi sáng đêm, thậm chí chẳng thèm báo cáo một lời. Khi được hỏi còn ngang nhiên trả lời với người lớn rằng: "Ngày lễ, đi chơi cũng bị la nữa sao?".
Đó thật là những lí do không hay ho chút nào, đúng không teen?
Theo PLXH
Rùng mình trước 'thiên đường trắng' "Hàng trắng" được giao dịch theo cách của dân buôn ma túy chuyên nghiệp. Những bóng ma nghiện vật vờ... Nút thắt ở cầu vượt An Sương được tạo thành bởi hai trục QL1A và QL22 nằm trên địa bàn giáp ranh giữa Q.12 và huyện Hóc Môn. Từ nhiều năm, nay dân "đi ke" (mua bán ma túy) tại TP.HCM đã xem...