Kiểm chứng độ hot của món Việt trên Instagram giới trẻ Hàn với loạt hashtag hot
Mì gói, mít sấy, bánh dừa… đều là món mà phần đông người Việt chẳng mấy ai ăn và khoe nhưng người Hàn lại rất thích và thường xuyên chụp ảnh check-in đấy.
Có một sự thật là dường như giới trẻ Hàn Quốc ưa chuộng món Việt cũng nhiều như giới trẻ Việt ưa chuộng các món ăn Hàn Quốc vậy. Nếu như ở Việt Nam, các bạn trẻ thường xuyên check-in với nào bingsu, tteokbokki, mì ăn liền kiểu Hàn, các loại bánh kẹo Hàn… thì ở Hàn Quốc cũng thế. Dạo một vòng trên Instagram của các bạn trẻ Hàn Quốc, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy quá trời các loại bánh, kẹo, các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao.
Người Hàn rất hay chụp ảnh các món ăn Việt và đăng lên Instagram.
Nếu không tin, mời kiểm chứng các món Việt được người Hàn ưa chuộng bằng các hashtag sau đây:
(Đồ ngọt từ dừa của Việt Nam)
Với hashtag (Đồ ngọt từ dừa của Việt Nam), bạn sẽ tìm được vô số các món bánh kẹo từ dừa bao gồm kẹo dừa Bến Tre, đến bánh dừa nướng Thái Bình. Đặc biệt, món bánh dừa nướng Thái Bình với vỏ màu xanh lá cây có vẻ được ưa chuộng hơn cả. Không hiểu vì sao món này nổi tiếng đến thế, nhưng rõ ràng là nó “thống lĩnh” chiếc hashtag này.
(Cà phê Việt Nam)
Cà phê Việt Nam được người Hàn yêu thích lắm, việc này có thể được chứng minh qua hơn 70.000 kết quả thu lại từ hashtag # (Cà phê Việt Nam) trên Instagram. Đây là từ khoá các bạn trẻ Hàn thường dùng mỗi khi uống cà phê ở Việt Nam, vào quán cà phê Việt Nam hay uống cà phê phong cách Việt và thậm chí là sử dụng các sản phẩm cà phê đóng hộp, đóng gói.
(Ramyeon Việt Nam)
Gọi là “Ramyeon Việt Nam”, nhưng thực ra đây là hashtag chỉ chung các loại mì ăn liền thương hiệu Việt. Bạn có lẽ sẽ bất ngờ khi thấy thương hiệu mì “quốc dân” dành cho hội sinh viên, học sinh mỗi khi “viêm màng túi” Hảo Hảo xuất hiện cực kì nhiều trên các tài khoản Instagram của các bạn trẻ Hàn. Đương nhiên là cũng có nhiều thương hiệu mì khác ngoài Hảo Hảo, song không thể phủ nhận là Hảo Hảo vẫn nổi tiếng nhất nhì, không chỉ riêng tại Việt Nam.
Video đang HOT
(Phở Vifon)
Sau mì, phở ăn liền Vifon là cái tên “thống trị” hashtag phở của người Hàn. Thậm chí họ còn gọi tên chỉ điểm hẳn thương hiệu “Vifon”. Việc người Hàn Quốc thích phở đã chẳng còn là chuyện gì lạ, khi mà cứ 10 sao Hàn sang Việt Nam lại có 9 người nói rằng mình thích ăn phở, có người thích đến mức về Hàn mở riêng quán phở (XIA Junsu), có người lại nửa đêm nửa hôm lén ra ngoài ăn (Rosé BLACKPINK).
Thế nhưng, điều không ngờ là đến phở ăn liền mà người Hàn cũng cực kì yêu thích. Chàng game thủ Liên Minh Huyền Thoại người Hàn nổi tiếng giới Esport là Kim “PraY” Jongin đã từng nói trong một buổi livestream là anh rất thích món phở ăn liền, và nếu fan còn đắn đo không biết nên tặng gì cho đội tuyển game thì có thể tặng món này (sau đó có fan đã tặng anh chàng hẳn một thùng phở).
Game thủ nổi tiếng người Hàn mê phở ăn liền Việt Nam.
Vậy nên, có thể nói rằng người Hàn thích phở ăn liền cũng không kém giới trẻ Việt mê mẩn các món mì ramyeon của Hàn Quốc đâu.
(Tipo)
Tipo là một thương hiệu bánh ngọt Việt Nam, với dòng bánh trứng Tipo đang được giới trẻ Hàn yêu thích và được bày bán rộng rãi trong các cửa hàng tiện lợi và siêu thị cũng như các website bán lẻ Hàn Quốc. Chỉ cần tìm hashtag #, bạn sẽ thấy hình ảnh món bánh trứng cực kì quen thuộc với chữ tiếng Việt được nhiều bạn trẻ Hàn săn đón.
Theo Helino
Kéo nhau đến cafe hay chỗ công cộng check-in: Muốn có ảnh đẹp trước hết hãy hành xử đẹp
Đằng sau tấm ảnh tưởng chừng đơn giản là rất nhiều những câu chuyện về cách hành xử mà đôi khi, chỉ một chút thiếu chừng mực cũng sẽ làm mọi thứ kém vui.
Thành thật mà nói, tôi không quá nặng nề hay dị ứng việc người ta chụp ảnh check in. Tôi cũng là một người thích chụp ảnh. Để đăng Facebook, đăng Instagram sống ảo thôi, chứ cũng không có mục đích to tát gì. Vậy nên to-do list mỗi khi đi cà phê, đi dạo hay du lịch của tôi chắc chắn sẽ không thể thiếu việc làm vài tấm ảnh lung linh, ảo diệu.
Trở lại drama "hot" nhất MXH lúc này của Khánh Linh và quán Danshari. Đồng ý là quán cà phê kia đã sai khi so đo với khách rồi còn đưa ra những bằng chứng không chính xác khiến dân tình ngán ngẩm. Nhưng bạn có tự hỏi, từ bao giờ, việc chụp ảnh ở quán cà phê đã trở thành câu chuyện dễ "gây war" đến vậy.
Ảnh: Linh Nguyễn
Chụp ảnh ở hàng quán nói riêng và nơi công cộng nói chung vốn dĩ là chuyện bình thường, nhưng chụp thế nào là văn minh, lịch sự để cả khách và chủ cùng vui vẻ thoải mái thì lại là vấn đề khiến bất kì ai cũng phải suy nghĩ. Đằng sau tấm ảnh tưởng chừng đơn giản là rất nhiều những câu chuyện về cách hành xử mà đôi khi, chỉ một chút thiếu chừng mực cũng sẽ làm mọi thứ kém vui, nặng nề hơn là biến bạn trở thành một người siêu kém duyên hay thậm chí là lố bịch.
Bớt chụp đi, em mệt rồi!
"Hãy quen với điều đó đi" - Đó là 1 cái nhún vai đầy cam chịu của anh bạn khi thấy vẻ mặt chán nản của tôi. Chẳng là chúng tôi hẹn nhau cà phê để tận hưởng cuối tuần nhàn nhã. Đến nơi, cà phê thậm chí còn chưa kịp order thì đã bị chặn ngay ở lối đi vì hàng loạt bạn trẻ đứng xếp hàng chờ check-in với cái mặt tiền của quán. Chờ mãi mới nhanh chân lách được vào trong thì ôi thôi, vẫn là cảnh một mét vuông 4-5 bạn trẻ đang thi nhau tạo dáng chụp ảnh. Một bạn nữ xinh đẹp còn dẫm cả vào chân tôi khi đang cố lùi lại để căn góc cho một bức ảnh hoàn hảo.
Quán cà phê tôi đến mới mở, không gian decor tinh tế và sang chảnh đúng kiểu "chỉ cần đứng vào là có ảnh đẹp".
Quán cà phê là địa điểm được nhiều người chụp ảnh (Ảnh: Bảo Vi)
Chuyện của An Toe - chủ của nhiều cửa hàng ở Hà Nội lại khác. Là người duy mỹ lại đang kinh doanh shop quần áo và tiệm nail nên ở đâu, cô nàng cũng decor cửa hàng siêu xinh xắn. Thế rồi, An Toe phát cáu khi nhiều bạn trẻ vô tư mang cả núi quần áo và thậm chí là phòng thay đồ di động đến chụp... lookbook ngay trước cửa shop mình. "Người lạ ơi" bày đồ đạc bừa bãi làm mất mỹ quan, đứng chụp ảnh 2-3 tiếng thậm chí còn tỏ thái độ khó chịu khi được nhắc nhở.
Hay như ở Đà Lạt, ngoài các quán cà phê thì còn có rất nhiều khu vực công cộng khác như bức tường vàng của tiệm bánh Cối Xay Gió, dốc Nhà Bò... cũng là địa điểm đông kín các bạn trẻ check in. Bức tường vàng ở ngay trung tâm khu Hoà Bình, nơi giao thông lúc nào cũng nhộn nhịp. Vậy mà để có được tấm ảnh như ý, nhiều người không ngại nguy hiểm mà đứng cả ra giữa đường chụp ảnh cho nhau, cản trở giao thông hết sức. Điều này cũng xảy ra tương tự với Dốc Nhà Bò.
Có lẽ giữa thời đại lên ngôi của hình ảnh trên MXH, ai cũng phải tập quen với việc bị làm phiền bởi những người đang chụp ảnh ở bất kì không gian nào. Và chụp ảnh check-in ở một nơi xinh xắn như quán cà phê là điều mà người ta đang phải chấp nhận như một việc tất lẽ dĩ ngẫu.
Ảnh: Trịnh Quang Minh
Cũng do chiến lược quảng cáo, marketing của các quán cà phê mới mở. Nắm được thị hiếu của đám đông, không ít nơi nhanh chóng có những bài đăng chạy quảng cáo kiểu như: "10 góc sống ảo đẹp mê mẩn của quán A", "Đến quán B một lần chụp ảnh đăng cả năm không hết".
Ảnh: Trần Ái Lê
Anh S - chủ một hệ thống quán cà phê khá nổi tiếng tại Sài Gòn chia sẻ: " Lúc khai trương, quán mình phải book khá nhiều KOL là các food blogger, lifestyle blogger hay YouTuber, người mẫu... đến chụp ảnh check-in tại quán. Các loại đồ uống như cà phê, trà sữa thì quá quen thuộc rồi, không đủ để khách hàng chú ý nữa nhưng không gian đẹp thì rất dễ được quan tâm."
Chủ quán cà phê tất nhiên là vui khi quán của mình được biết đến, được viral trên MXH và khách kéo đến ầm ầm, kéo theo doanh thu tăng vọt. Chủ của tiệm bánh Cối Xay Gió hay người dân ở Dốc Nhà Bò cũng chẳng khó chịu, so đo vài tấm ảnh với du khách. Nhưng đó là khi mọi người biết chụp ảnh có chừng mực và cư xử văn minh ở không gian chung.
Ảnh: Tuấn MaXx
Và nếu ai cũng nhận thức được chuyện này thì chắc chắn đã không có những tranh cãi, lùm xùm không đáng có xảy ra.
Muốn có ảnh đẹp thì phải hành xử đẹp
Không hiếm những bạn trẻ vào quán cà phê, order 1 ly nước và mặc nhiên cho phép mình được sử dụng mọi không gian chung của quán như không gian riêng. Chụp vài tấm ảnh không đủ nên phải thay thêm mấy bộ đồ, đổi phụ kiện, dùng máy cơ rồi đèn flash cứ như đi chụp lookbook. Mà lắm khi là, chụp lookbook thật. Thay vài chục bộ đồ, chụp 2-3 tiếng hết góc trong quán rồi mà vẫn chưa xong. Ngoài ra, không thể không kể đến những màn cười nói ồn ào, buôn chuyện ầm ĩ, đứng chụp chắn lối đi ảnh hưởng đến những khách hàng khác.
Có thể lấy lý do là quán không cấm chụp ảnh, kể cả việc chụp lâu, chụp nhiều, tuy nhiên, nguyên tắc kia thuộc về phép lịch sự và tôn trọng người khác ở nơi công cộng. Chỉ cần tinh tế đi khẽ, nói nhẹ rồi tranh thủ chụp vài tấm khi quán vắng khách là chắc chắn, dù bạn có đi chụp ở 100 quán cũng không bao giờ bị phàn nàn. Ngược lại, chỉ vì mấy con ảnh sống ảo vô thưởng vô phạt mà trở thành một người bất lịch sự, kém duyên thậm chí lố bịch trong mắt nhiều người thì liệu có đáng?
Dốc Nhà Bò đã cấm quay phim, chụp ảnh (@@hoanglinhha)
Ảnh: Linh Nguyễn
Mục đích cuối cùng của chủ nhân bất kì quán cà phê nào cũng là làm ăn, buôn bán. Bởi vậy, nếu khách hàng của họ phàn nàn rằng mình bị làm phiền bởi những người chụp ảnh quá nhiều thì việc hạn chế chụp ảnh cũng là điều không quá khó hiểu.
Chủ nhân một quán cà phê khá có tiếng ở Sài Gòn chia sẻ: " Ban đầu chiến lược của mình khi mở quán cũng là thu hút khách hàng nhờ không gian chụp ảnh sống ảo đẹp. Nhưng mà sau đó quán đã đặt ra quy định thu phí chụp ảnh 300k/ giờ - khá đắt để hạn chế việc không gian chung bị ảnh hưởng. Những người đến chỉ để chụp ảnh thường rất nhanh chán và đến một lần cho biết. Những ai yêu thích muốn tận hưởng không gian hay thưởng thức đồ uống mới là đối tượng mình nhắm đến. Vậy nên, khi quán đã đi vào hoạt động ổn định thì chủ trương của mình vẫn là muốn nó phải là một quán cà phê đúng nghĩa chứ không phải một nơi tạp nham ồn ào khiến khách phát mệt."
Ảnh: Nghĩa Phùng
Ở Hà Nội, The Hanoi House Cafe - một cửa hàng cà phê nằm đối diện Nhà Thờ đã phải xoá đi dòng chữ "Hanoi" màu xanh lam nổi bật trên bức tường màu xám. Đây một thời từng là địa điểm ai cũng phải check-in. Nhưng việc có quá nhiều người chụp ảnh đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân trong con ngõ nhỏ.
Dốc Nhà Bò ở Đà Lạt cũng đã cấm du khách quay phim, chụp ảnh. Theo người dân ở xung quanh khu vực này, tình trạng khách du lịch đứng xếp hàng, dàn ngang trên con dốc trong thời gian qua chính là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn không đáng có cho nhiều người qua tới đây. Hàng ghế trắng một thời huyền thoại tại nhà văn hoá thiếu nhi Đà Lạt cũng đã đóng cửa nhiều năm và chưa có dấu hiệu mở cửa lại cũng vì một lý do quen thuộc: quá tải vì những người chụp ảnh check in.
Ảnh: Tuấn MaXx
Việc một góc nhỏ xinh xắn cực nghệ bị xoá bỏ hay những địa điểm siêu thú vị phải treo bảng cấm khiến ai cũng tiếc nuối nhưng hơn hết nó cũng là lời nhắc nhở chúng ta về việc chụp ảnh check in một cách văn minh, ý tứ hơn. Quán cà phê mở ra để làm gì? Là để người ta đến thưởng thức đồ ăn thức uống và không gian quán, là để relax. Những không gian công cộng như bức tường, con dốc cũng không được tạo nên với mục đích chiều theo sở thích chụp ảnh của bất kì ai.
Những thứ đẹp, không gian đẹp thì nên để ngắm. Thử đến một quán cà phê, thong dong thưởng thức đồ uống, thư giãn trong không gian dễ chịu rồi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh đi là chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều cảm xúc hơn là một bộ ảnh post dăm ba lần là hết.
Theo Trí Thức Trẻ
Loạt ảnh chứng minh sâu sắc nhất cho câu nói: 'Mình chụp bạn rất đẹp, bạn chụp lại mình hết hồn' Chụp ảnh check in được coi là một thủ tục không thể thiếu khi đi du lịch. Thế nhưng, không phải ai cũng có những người bạn "có tâm" đủ để chụp cho bạn một bức ảnh lung linh. Để có được bức ảnh lung linh đầy tính nghệ thuật, không ít người đã kỳ công "bày binh bố trận" từ khung cảnh...