Kiếm bộn tiền nhờ bán hoa quả nhiễm xạ từ Chernobyl
Tuy các cộng đồng nhỏ ở châu Âu gặp khó khăn kinh tế, những người dân ở một khu vực gần nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl vẫn sống sung túc.
Hoa quả nhiễm phóng xạ có thể đã được nhập vào một số nước châu Âu
26.04.1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra, làm phóng xạ lan ra tới bán kính 28.000km2. Cư dân nhiều tỉnh quanh đó đều sơ tán và tái định cư để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Suốt 30 năm, các chương trình phục hồi hầu hết không hiệu quả.
Tuy nhiên riêng ở Polesia (Rivne, Bắc Ukraine), chỉ cách trung tâm thảm họa 300km, mọi thứ vẫn rất sôi động. Đầu tiên, tiền tới từ việc buôn bán hổ phách. Loại tài nguyên này đã tăng giá tới 1.500 lần do nhu cầu của Trung Quốc tăng vọt. Tuy nhiên, còn một nguồn thu khác, đó là hoa quả.
Bất kỳ ai ở Polesia đều có thể hành nghề hái nho rừng (berry). Sau thảm họa Chernobyl, các quan chức đã cấm việc sử dụng thực vật nhưng qua thời gian càng ngày càng ít người quan tâm tới lời cảnh báo. Họ sẵn sàng vào rừng 10 tiếng một ngày, vác tải berry nặng tới gần 20kg. Cả phụ nữ, trẻ em tại đây đang thực hiện điều mà chính phủ chỉ hứa suông, đó là phục hồi lại thương mại tại vùng đất chết.
Theo chân những người hái lượm vào rừng có thể thấy họ làm việc vô cùng quy củ: bước đi hối hả, đào, xới và cắt quả. Không có tiếng động nào khác trừ âm thanh lạo xạo của quả được thả vào giỏ. Khi thu hoạch đủ, họ quay lại đường lớn cách đó vài km, dựng sạp và bán tại chỗ.
Loại quả berry đông lạnh được ưa chuộng ở châu Âu
Hái lượm là truyền thống kiếm sống của người Polesia vì đất nghèo chất khoáng, trồng trọt không thể phát triển. Họ chỉ có thể sống bằng thực phẩm tự nhiên. Tính tới năm 2015, Ukraine xuất khẩu 1.300 tấn hoa quả tươi và 17.251 tấn hoa quả đông lại, gấp 30 lần so với 2014 – và là một trong những nhà xuất khẩu việt quất lớn nhất tại EU.
Galina là người hái quả toàn thời gian. Bà kiếm được 25 USD/ngày. Có người còn thu về tới 80 USD/ngày.
Thành công này đáng chú ý ở việc quả berry vẫn có dấu tích của thảm họa. Tại một khu chợ đầu mối, chiếc máy kiểm tra nồng độ phóng xạ của người kiểm soát liên tục hiện chỉ số quá mức cho phép. “Tất cả berry từ Polesia đều có phóng xạ cả”, cô lơ đãng nói.
Tuy nhiên, số lượng quả nhiễm phóng xạ quá nặng không bị loại bỏ mà chỉ được đặt sang một bên, và được bán với giá thấp hơn. Các nhà bán buôn cho biết loại này được dùng để sản xuất thuốc nhuộm hay trộn với các thùng berry an toàn hơn để giảm nồng độ xuống thấp dưới mức cho phép, rồi nhập vào EU một cách hợp pháp.
Video đang HOT
Người dân Polesia hái quả dại
Đương nhiên ban đầu chẳng ai nghĩ tới việc làm sống lại nền kinh tế bằng cách khai thác nông sản. Các nhà khoa học Liên Xô đã yêu cầu cấm tiêu thụ quả rừng sau thảm họa, nhưng người dân Polesia vẫn tiếp tục thu hoạch. Họ lén lút bán sản phẩm tại khu vực và học cách qua mặt cảnh sát để không bị phát hiện là người Polesia.
Tháng 8 là đợt cuối cùng những tải berry lớn được chở khỏi Polesia. Vào mùa thu, họ chuyển sang hái nấm. Dân Polesia thuộc nằm lòng các vùng đất mà nông sản bị nhiễm phóng xạ nặng, và tập trung ở nơi mà sản phẩm vẫn được EU chấp nhận. Phải tự lập hoàn toàn, đôi khi người dân bất mãn: “Chúng tôi ở đây cung cấp hoa quả sạch ra nước ngoài, và nhận lại nước uống hương liệu, bán đi những thớ gỗ thông tốt nhất và nhận lại bàn ghế ván ép”.
Kiểu trao đổi “thuộc địa” này khá phổ biến, đó là tầng lớp nghèo tiêu thụ sản phẩm phụ độc hại, còn hàng hóa tốt đổ vào túi những người lắm tiền. Chỉ khác là người tiêu dùng có lẽ tin tưởng vào nhãn “thực phẩm hữu cơ tự nhiên” mà không hề biết mình đang ăn đồng vị phóng xạ hàng ngày, trong khi vẫn chưa rõ liệu có gây ảnh hưởng sức khỏe hay không.
Cơ quan năng lượng Nguyên tử của WHO cho rằng mức phóng xạ tại Polesia quá thấp để ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng đây là kết luận dựa trên hai vụ đánh bom Hiroshima và Nagasaki chứ không xét riêng Chernobyl.
Wladimir Wertelecki, một nhà di truyền học tại Đại học California, San Diego (Mỹ) cho rằng nhận định kiểu đó không ổn: “Hai quả bom nổ chẳng là gì so với việc ăn đồng vị phóng xạ hàng ngày”. Suốt 16 năm, ông đã chỉ ra được rằng phóng xạ thấp gây ảnh hưởng âm thầm những cơ quan quan trọng, gây ra tỷ lệ dị tật bẩm sinh tại khu vực cao gấp 3 lần châu Âu. Có người ở tuổi 50 đã đột quỵ tới 2 lần và mắc ung thư.
“Tôi khá bất ngờ khi biết khối u lớn lên từng ngày. Tôi hỏi bác sĩ có thể dời ca mổ sang mùa thu để hoàn thành công việc trước hay không, họ nói rằng lúc đó thì tôi chết rồi”, một bệnh nhân nói. Ngoài ra, rất nhiều cư dân khác hay đau và sưng khớp, mệt mỏi, đau đầu mãn tính, chân bất ngờ tê dại. Và tới giờ, vẫn rất ít cơ quan bỏ tiền tài trợ nghiên cứu về hậu quả của thảm họa.
Thu hoạch việt quất
Việc xuất khẩu berry từ Polesia bản thân nó có thể vô tình biến thành một thí nghiệm của phóng xạ liều nhỏ lên người mà họ không hề hay biết. Thật khó để nói trước được hậu quả có thể xảy ra, vì như đã nói, hầu như không có nghiên cứu y học nào về vấn đề này. Theo lý thuyết, thì Chernobyl là sự kiện tất yếu trong kỷ nguyên địa chất Anthropocene, khi con người là động lực thay đổi hành tinh. Với 60 nhà máy điện hạt nhân mới xây dựng mỗi năm, rất có thể sau này cả trái đất sẽ biến thành Polesia.
Còn người dân thị trấn này đã học cách quen với điều đó, rằng không có cách nào để giải quyết. Galina không quan tâm tới chính sách cấm đoán lắm: “Chúng tôi ăn mọi thứ, chẳng chừa lại gì. Người ta cứ than vãn “Chernobyl, Chernobyl. Đó chẳng là gì cả. Tôi làm việc và tiếp tục sống. Con người phải biết thích nghi”
Theo Mẫn Di – Aeon (Dân Việt)
Tiết lộ bí ẩn đầu tượng Phật trên quả đại bác ở Dốc 47- Biên Hòa (1)
Ai đi qua dốc 47 đều đặt nghi vấn về hình ảnh đầu một tượng Phật được ngự trên hình một "quả đại bác". Nhiều bí ẩn xung quanh hình ảnh này sẽ được PV Người Đưa Tin lần lượt tìm ra lời giải đáp.
Đầu tượng trên "quả đại bác"
Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng đến nay nhiều người dân ở xã Tam Phước, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) vẫn không thể hiểu nổi về nguồn gốc của cái tên Dốc 47 cùng với những bí ẩn xung quanh đầu tượng Phật được cho là nằm trên một "quả đại bác" ở đỉnh dốc ấy.
Tượng Phật trên Dốc 47 nhìn từ quốc lộ 51 (ảnh: Hải Đăng)
Nhiều tài xế đi tuyến TP. HCM - Vũng Tàu và ngược lại, luôn xem Dốc 47 là một cột mốc giao thông quan trọng. Hầu như, khi nhắc tới bức tượng Phật nằm trên "quả đại bác" bất cứ tài xế nào khi đi qua khu vực trên cũng đều biết, nhưng khi hỏi về nguồn gốc lịch sử của địa danh này, người ta chỉ đưa ra những giả thuyết hay một câu chuyện huyền bí nào đó mà họ được nghe lại.
Để giải mã những bí ẩn trên, nhóm PV báo Người Đưa Tin đã tiến hành truy tìm nguồn gốc và gặp gỡ những nhân chứng hiếm hoi còn sót lại ở vùng đất này. Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi chỉ có một lối đi duy nhất để lên được chỗ tượng Phật, là đi theo đường mòn ở hướng Bắc.
Gửi xe ở điểm đầu khúc cua Dốc 47, sau một hồi băng qua rừng cây rậm rạp, chúng tôi tới được đỉnh dốc nơi có bức tượng Phật bí ẩn mà người dân ở đây hay gọi là "tượng phật cô đơn". Theo quan sát của chúng tôi, bức tượng này có hình dáng không khác với những lời người dân mô tả trước đó.
Nó là hình ảnh đầu một tượng Phật được đặt trên một "quả đại bác" khổng lồ. Phần đầu tượng Phật được chạm khắc khá hoàn thiện, riêng phần bệ đỡ chỉ là một trụ cột bằng bê tông, cao khoảng 10m, xung quanh trụ có chia ra bốn cánh đều nhau. Các cánh này được xây bằng gạch, có hình dáng to dần khi lên gần đỉnh trụ.
Từ bên dưới quốc lộ 51, khi đi hướng từ Bà Rịa - Vũng Tàu về TP. Hồ Chí Minh, người đi đường hoàn toàn có thể nhìn được mặt trước của bức tượng. Còn khi đi hướng ngược lại, thì do có khúc cua và rừng cây che phủ nên không thể thấy được.
Theo thông tin nhanh của dân địa phương, trước đây, có một con đường mòn băng ngang qua đỉnh đồi, người ta hoàn toàn có thể chạy xe máy lên đến chỗ tượng Phật. Tuy nhiên, thời gian sau đó địa phương phải rào lại một lối đi ở hướng Tây để xây dựng trường học. Chỉ còn duy nhất một lối ở hướng Đông, nhưng sau này một công ty sản xuất giấy mọc lên, đã chắn luôn lối đi đó.
Truy tìm tung tích
Chụp ảnh và ghi nhận xong các thông số kỹ thuật về công trình kiến trúc này, chúng tôi bắt đầu di chuyển sang trụ sở UBND xã Tam Phước (cách Dốc 47 khoảng 1km). Tin tức từ ông Trần Thanh Bạch, Phó Chủ tịch xã Tam Phước cho hay, tuy Dốc 47 nằm trong vùng quản lý của xã, nhưng về nguồn gốc lịch sử của bức tượng Phật ở trên đó thì địa phương không có nắm rõ.
Tượng Phật có kết cấu như đặt trên "quả đại bác" (ảnh: Hải Đăng)
Thấy chúng tôi có nhã ý muốn tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của địa phương, vị Phó Chủ tịch này liền vui vẻ, phân công cho một cán bộ chuyên trách, cùng đồng hành trong chuyến đi tìm nguồn gốc cái tên Dốc 47 và tượng Phật ngự trên đó.
Theo đó, người được phân công hỗ trợ cho chúng tôi, tên Đoàn Xuân Hải (một cán bộ mảng Tôn giáo-Dân tộc). Sau khi xem lại sồ sơ lưu trữ, anh Hải cho biết, sau năm 1975, chính quyền xã Tam Phước mới được thành lập. Những tài liệu liên quan cũng mới được thống kê từ sau năm 1975 và không có tài liệu nào ghi nhận sự hiện diện của bức tượng Phật trên Dốc 47.
Anh Hải cho rằng, có khả năng địa danh Dốc 47 cùng với tượng Phật đã có mặt từ trước năm 1975 hàng chục năm trước. Theo lời chỉ dẫn của các cán bộ xã Tam Phước, chúng tôi tìm gặp ông Tư Sên (81 tuổi, tên thật là Huỳnh Văn Sên), một người dân sống lâu năm ở gần Dốc 47.
Ông Sên kể lại: "Trước đây ở cái vùng đồi Dốc 47 này, là một khu vực rừng rậm, không có tên gọi gì cả. Mãi đến năm 1966, chính quyền Việt Nam cộng hòa mới cho xây dựng đường từ Sài Gòn ra Bà Rịa. Con đường này chia cắt ngọn đồi thành hai phần. Thời gian sau đó không lâu, lính cộng hòa đã cho lập hai đồn bốt ở hai bên đỉnh đồi".
"Ngày xưa, khi mới hoàn thành tuyến đường này được đặt tên là quốc lộ 15. Cái tên Dốc 47 cũng xuất hiện từ sau khi đội xây dựng hoàn tất việc đo đạc km quốc lộ. Theo đó, ngọn đồi nằm ngay trụ cây số Km 47, tính từ Chợ Lớn-Sài Gòn, nên người ta đặt cho ngọn đồi này là Dốc 47. Đến năm 1990, tuyến quốc lộ này mới được đổi tên thành quốc lộ 51" - ông Sên cho biết thêm.
Khi chúng tôi đề cập đến sự hình thành của tượng Phật trên Dốc 47, ông Sên kể: "Tôi nhớ là khoảng đầu năm 1974, có một vị có chức sắc (chế độ cũ-PV) cho người lên đỉnh cao nhất của Dốc 47 để xây dựng tượng Phật. Hàng ngày có khoảng mười mấy người thợ lên đó xây dựng. Hồi đó con đường đi lên Dốc tuy không lớn nhưng được cái là có lối mòn, đi thông thoáng chứ không có bít chịt như bây giờ".
"Người đứng ra xây dựng công trình đó thì tôi không biết mặt, nhưng nghe người ta nói, ông ấy là Tỉnh trưởng Biên Hòa. Còn việc chọn Dốc 47 để xây dựng thì tôi nghe mấy người làm ở đó nói nơi đây địa thế thuận lợi. Sau này cũng có người nói xây dựng để trấn an nhưng không biết đúng hay không" - ông Sên chia sẻ.
(Còn tiếp)
Hải Đăng - Hoàng Minh
Theo_Người Đưa Tin