Kiếm bạc tỷ từ nghề làm linh kiện xe máy giá bèo
Những phụ tùng, linh kiện xe máy như chân chống, nan hoa, vành, tay phanh, thậm chí cả lốc máy đều được người dân làng Rùa sản xuất; tuy nhiên, việc kiểm định chất lượng đang bị bỏ ngỏ.
Những chiếc chân chống, nan hoa, vành, tay phanh, thậm chí cả lốc máy… các loại xe máy đều được người dân làng Rùa mày mò, chế tác. Nhiều người cho rằng, miền Bắc chỉ có riêng người dân làng Rùa mới sản xuất được những chi tiết phụ tùng xe máy phức tạp. Tiếng lành đồn xa nhiều, công ty, doanh nghiệp, thậm chí dân chơi xe “độc” tìm đến tận nơi đặt hàng sản xuất…
Đặt chân đến làng Rùa (xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội), chúng tôi chứng kiến cả làng thành một xưởng sản xuất tiếng búa đe, tiếng máy cắt, máy dập… inh tai. Mỗi gia đình là một nhà xưởng sản xuất, dù mới 8 giờ sáng, công nhân vào guồng sản xuất, những tia lửa hàn vẫn phóng ra mạnh mẽ, trong những ánh mắt cười vui của những người công nhân cần cù.
Trong cơ chế thị trường, trong khi nhiều làng nghề truyền thống lúng túng không biết xoay sở để kiếm cơm ra sao, thì một số ít hộ dân năng động đã tìm cho mình một số mặt hàng khác để sản xuất và mưu sinh như nhận sản xuất đồ điện tử, cửa sắt, ốc vít, khoá,… và đỉnh cao là sản xuất phụ kiện xe máy.
Cũng như những làng nghề khác, nghề kim khí làng Rùa “khởi thủy” bằng nghề làm đinh trống, đinh thuyền. Những cụ cao tuổi nhất ở làng Rùa cũng không thể biết đích xác nghề này xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng đã là người trong nghề thì khi lớn lên, ai cũng biết cầm búa và làm được nhiều đồ kim khí khác nhau, từ loại đơn giản như đinh mũ, đinh tôn… cho đến những sản phẩm phức tạp như ổ khoá, tay nắm cửa…
Trong những năm kháng chiến, người dân làng Rùa chuyển sang đúc vỏ gang cho lựu đạn, móng trâu, móng ngựa, cuốc xẻng… phục vụ sản xuất chiến đấu của người dân. Đến những năm 1990 của thế kỷ trước, Nhà nước mở cửa cho dân làm ăn, người làng Rùa mới bắt đầu bung ra sản xuất theo đơn đặt hàng. Mở màn là làm đinh ốc theo nghề cũ, rồi mua thêm tôn, chế thêm những chi tiết máy cơ khí, dần dần cứ thế mà phát triển theo nhu cầu của thị trường.
Từ khi xe máy Trung Quốc tràn vào Việt Nam, người làng Rùa xoay sang làm các phụ tùng xe máy giá rẻ
Khi những chiếc xe máy Trung Quốc bắt đầu nhập vào Việt Nam, rồi nhu cầu xe ba gác, ba bánh, xe tự chế, xe phân khối lớn… của người dân ngày càng lớn, thì cũng là lúc người dân làng Rùa có thêm nghề mới: sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy. Người khởi xướng là ông chủ trẻ Tạ Quốc Soái.
Video đang HOT
Vào đầu năm 1998, trong một lần lên Hà Nội bán cửa sắt hoa, anh nhận được lời đề nghị sản xuất phụ tùng, linh kiện cho xe máy như thùng đèo hàng, một số loại ốc, gacbaga, vành, nan hoa, chân chống… Về nhà, anh liền nghiên cứu rồi cho thợ làm thử. Lô hàng đầu tiên mang lên Hà Nội và một số tỉnh lân cận được chấp nhận ngay. Anh còn nhận được lời đề nghị sản xuất thử một số linh kiện khác, như tay phanh, cần phanh chân, gác đèo hàng…
Thấy hàng có đầu ra, anh Soái mạnh dạn bỏ ra số vốn trên 700 triệu đồng đầu tư các loại máy móc hiện đại như máy đột dập, máy bào, máy cắt và bể mạ tĩnh điện, đồng thời thuê thêm hàng chục lao động sản xuất theo quy mô lớn. Đến nay, xưởng của anh Soái có thể sản xuất được trên 10 loại linh kiện, phụ tùng xe máy khác nhau, trong đó có 5 chi tiết là chân chống, nan hoa, giỏ đèo hàng, cần phanh chân, tay phanh… Ngoài ra, anh còn được các chủ hàng đề nghị làm thêm một số chi tiết khác. Hiện nay, anh có số vốn trên chục tỷ đồng để thực hiện các hợp đồng lớn của các chủ buôn xe máy ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Sài Gòn…
Xưởng sản xuất của anh Tạ Quang Đẳng cũng là một xưởng cơ khí lớn chuyên sản xuất phụ tùng xe máy. Anh Đẳng cho biết, xưởng của anh gồm một phân xưởng cơ khí, một phân xưởng mạ, một phân xưởng cao su với 21 công nhân làm việc thường xuyên, sản xuất nhiều loại mặt hàng cơ khí như các loại tay cầm và nắm đấm cửa, linh kiện, phụ kiện xe máy Simson, Minsk…
Thành lập từ năm 1994 và bước vào sản xuất linh kiện, phụ kiện xe máy từ đầu năm 1999, tuy nhiên ban đầu anh sản xuất linh, phụ kiện cung cấp cho các ông chủ có cửa hàng kinh doanh xe Trung Quốc ở phố Huế, Tôn Đức Thắng (Hà Nội). Thấy nhu cầu càng lớn, cuối năm 2000, anh Đẳng mở rộng công việc tiếp thị ở một số địa phương khác như Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An… và sản xuất hàng loạt cung cấp cho thị trường những địa phương trên. Theo anh Đẳng, hầu hết các xưởng cơ khí ở trong làng đều lấy nguyên liệu từ làng Đa Hội (Bắc Ninh) và một số nơi khác như Hải Phòng, Thái Nguyên…
Nhiều phụ tùng xe máy được làng Rùa sản xuất bán ra thị trường
Đến nay, ở làng Rùa có trên 300 xưởng sản xuất phụ tùng xe máy với quy mô lớn như xưởng của anh Đẳng, anh Hiển, anh Thêm… Những ông chủ này đã có bạc tỷ trong tay nhờ nghề này.
Với nguồn nhân lực và máy móc hiện nay, mỗi tháng người dân làng Rùa có thể cung cấp cho thị trường cả vạn bộ linh kiện lắp ráp xe máy các loại. Thậm chí cả một số công ty của Trung Quốc cũng đến ký đơn đặt hàng. Ban đầu các hộ sản xuất ở đây cứ làm đại theo đặt hàng của khách, chất lượng đến đâu chưa được kiểm định. Nhưng trong thời gian gần đây, đơn đặt hàng nhiều nên nhiều xưởng sản xuất đã đăng ký chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều xưởng sản xuất nhỏ vẫn hoạt động mà không có đăng ký, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Lý giải chất lượng các loại linh kiện sản xuất tại làng nghề, một thợ lành nghề và cũng là người chuyên chạy các mối hàng ở đây cho biết: “Linh, phụ kiện mà các hộ nói trên sản xuất chủ yếu dùng cho các loại xe giá rẻ, vì vậy chất lượng có kém một chút cũng chẳng sao. Hơn nữa, các linh kiện như chân chống xe máy, tay phanh, bàn đạp, chân phanh, cần số… thường bị cho là phụ, không gây ảnh hưởng đến chất lượng của xe (!?) nên sản phẩm của làng Rùa vẫn “chạy”, người dân vẫn kiếm được bát cơm từ nghề này”.
Theo Nguyễn Hiếu
Infonet
Honda SH bị thủng lốc máy khi đang đi
Chiếc SH đi tốc độ khoảng 30km/h trên phô thì phát tiếng nổ "bụp" to từ phía sau, tắt máy và dừng lại hẳn.
Ngày 18/12, trao đôi vơi VnExpress.net, chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (sinh năm 1981, Quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết 10 ngày trước khi đang đi trên đường Nguyễn Văn Linh (Đà Nẵng) vơi thì chiếc SH xảy ra sự cố trên. Chị Tuyết khởi động mãi vẫn không nổ.
"Tôi mua chiêc SH150 ngày 8/6 tại đại lý xe máy do Honda uỷ nhiệm Tường Phát (Phan Chu Trinh, Đà Nẵng) với giá 125 triệu đồng. Trong thời gian trên, tôi đến cửa hàng do Honda ủy nhiệm bảo hành để thay nhớt và kiểm tra định kỳ bình thường. Nhưng không hiêu vi sao tôi đang đi thi lai bi nô...bup", chi Tuyêt noi.
Biên bản kiểm tra xe của đại lý.
Khi xe bi nô, chi Tuyêt mang SH đến đại lý Datraco do Honda ủy quyền trên đường Hoàng Hoa Thám (Đà Nẵng) để kiểm tra kỹ thuật. Qua kiểm tra sơ bộ, đại lý này nhận định xe bị thủng lốc máy và báo cáo về Honda Việt Nam. Do không phải xe bán ra tại đại lý này nên chị xin được đưa xe đến cửa hàng Tường Phát để được kiểm tra xe một cách kỹ lưỡng.
"Đây la dòng xe SH150 cua hang Honda Việt Nam ra đời từ năm 2009. Nhưng đến nay mới có trường hợp bị sự cố hy hữu như vậy. Tuy nhiên do chi Tuyêt không mua xe trưc tiêp ơ cưa hang nên chung tôi không chiu trach nhiêm thay thê va đên bu", ông Bùi Thanh Tân, cửa hàng trưởng Datraco1 noi.
Tai đai ly Tường Phát, nhân viên ky thuât mở máy kiểm tra và phát hiện vách máy phải, trái bị lủng và tay trục khuỷu bị gãy. Đồng thời, tại biên bản kiểm tra xe ngày 8/12 khẳng định không phát hiện xe bị va đập và ngập nước.
Ông Võ Anh Đức, cửa hàng trưởng cửa hàng Honda uỷ nhiệm Tường Phát cho biết, trường hợp xe của chị Tuyết do lỗi kỹ thuật, nằm trong diện bảo hành nên Tường Phát cũng đã thông báo và gửi thiết bị hư hỏng cho Honda Việt Nam xem xét.
Dây chuyền lắp ráp SH của Honda Việt Nam.
"Khi thay phụ tùng bảo hành, chúng tôi có cam kết bảo đảm chất lượng, nếu chị Tuyết thấy không yên tâm, còn lo lắng thì các bên ngồi lại làm việc, để cùng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất, với tiêu chí vui lòng khách hàng, yên tâm khi sử dụng xe Honda", ông Đức noi.
Ngày 20/12 trả lời VnExpress, Honda Việt Nam cho biết mới có phía đại lý kiểm tra chiếc xe trên. Phía nhà sản xuất vẫn chưa tiếp cận. Vì thế, hướng giải quyết mà Honda đặt ra là thay động cơ mới để khách hàng sử dụng tạm. Sau đó động cơ bị hỏng sẽ được đưa về hãng kiểm tra chi tiết hơn. Đến khi có kết luận cuối cùng, đại lý, khách hàng và Honda Việt Nam sẽ thống nhất với nhau sau.
"May mà đi trong đường phố tốc độ khoảng 30 km/h chứ nếu đi nhanh 70-80 km/h ngoài đường lộ rồi bỗng dưng bị sự cố như vậy thì sẽ ra sao? Tôi tích góp bao lâu mới có số tiền lớn để mua xe SH này, nhưng giờ tôi cảm thấy bất an vô cùng.
Tôi rất buồn vì xe tôi mới mua chưa được bao lâu mà đã xảy ra sự cố nghiêm trọng như vậy. Tôi kiến nghị Honda Việt Nam đổi xe mới thì tôi mới an tâm", chị Tuyết noi.
Minh Nhât
Theo VNE
10 điều tồi tệ nhất khi 'đối xử' với xe hơi Bỏ qua ngay cả những dấu hiệu nhỏ nhất báo hiệu lỗi trong hoạt động của xe hơi, có thể khiến người dùng gặp nhiều phiền toái... Đừng để chiếc xe làm khổ bạn bởi chính những thói quen sử dụng xe không tốt - Ảnh: Yahoo. Cũng giống như cơ thể con người, bỏ qua ngay cả những dấu hiệu nhỏ nhất...