Kiếm bạc tỷ chỉ sau một đêm cậy nắp quan tài
Hàng nghìn ngôi mộ ở Tây Nguyên đã bị kẻ xấu lật tung. Chỉ sau một đêm, những tên trộm đã trở thành tỉ phú, nếu đào trúng mộ có vàng bạc, đồng đen hay quan tài là gỗ sưa.
Cả những ngôi mộ mới cũng bị kẻ xấu bới tung để trộm đồ
Ông Đinh Truyn dẫn chúng tôi băng qua con đường ngoằn nghèo lởm chởm đá nhỏ đá to cách làng khoảng 3km, lội qua một con suối, đi thêm vài trăm mét nữa thì tới khu nhà mồ của làng Mơ H’Ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện K’Bang (Gia Lai). Khu mả âm u, tĩnh mịch không một tiếng động. Ánh nắng chiều tà xuyên qua lùm cây rọi thẳng vào những mảnh sứ vỡ nát lóe lên tia sáng óng ánh đẹp mê hồn, nhưng ẩn sau đó là tội ác của kẻ đào trộm mồ mả làm giàu để lại.
Đường lên khu nhà mồ cổ của làng Mơ H’Ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện K’Bang
Phát những cành cây rậm rạp, ông Đinh Truyn đưa chúng tôi vào sâu bên trong để chứng minh lời tố cáo của ông và dân làng trước đó hoàn toàn có thật. Dưới chân tôi, cả khu nhà mộ rộng hàng hecta, với trên 100 ngôi mộ cổ có thời gian từ vài chục đến hàng trăm năm tuổi của làng Mơ H’Ra – hầu như không còn cái nào nguyên vẹn. Tất cả đã bị kẻ trộm đào bới tung để lấy đồ cổ.
Cầm mảnh quan tài bị kẻ trộm bật tung trên tay, ông Truyn xót xa, tha vãn: “Bị trộm hết rồi, không biết “con ma” lấy gì để làm đổ dùng, sản xuất, sinh hoạt đây. Độc ác quá!…Chắc chết đói mất thôi!…”.
Nếu ngôi mộ thuộc gia đình giàu có, quyền lực trong làng – có cả đồ trang sức bằng vàng, bạc, thậm chí có cả đồng đen, thì kẻ trộm còn dã man tới mức hất tung hài cốt của người chết lên mặt đất để khoắng sạch bộ quan tài bằng gỗ sưa.
Ông Truyn cho hay, hầu hết hài cốt của những người được chôn ở khu nhà mồ này đều bị thất lạc vì kẻ xấu đào tung hòm lên để trộm đồ, đều không lấp lại. Trong khi đó, theo phong tục của người Bana và Jarai, để lấp lại mồ mả trước đó đã bị kẻ trộm đào, người nhà phải mổ trâu, heo, gà và nhiều ghe rượu để cúng bái “con ma” nên rất tốn kém, chỉ những gia đình giàu có mới làm được, nếu không buộc phải để hài cốt người chết nằm ngổn ngang trên mặt đất như vậy mãi mãi.
Không chỉ những ngôi mộ cổ mới bị đào trộm, cách đây hai năm, gia đình ông Đinh Văn Nghèo, ở làng Mơ H’Ra, xã Kon Lơng Khương, huyện K’Bang không may có người thân qua đời. Theo phong tục của dân tộc Bana, gia đình ông đã chia của cải cho người chết gồm một bộ nồi, xoong, bát, đĩa và một chiếc ghè cổ. Một tuần sau, ông Nghèo ra thăm khu nhà mả đã thấy ngôi mộ bị đào bới, mất bộ nồi xoong và ghè cổ.
Video đang HOT
Già làng Mơ H’Ra, cụ H’Mưng cho hay, ngày nay, khi chôn theo vật dụng cho người chết, nhất là ghè rượu cổ, người ta thường đập thủng đít ghè để cho kẻ trộm khỏi lấy. Thế nhưng, nhiều ngôi mộ vẫn bị kẻ trộm đào bới, lấy về dùng xi măng tráng lại để bán cho những người chuyên chơi đồ cổ.
Cũng theo già làng H’Mưng, những ngôi mộ cổ được chôn cất hàng trăm năm trước, nếu thuộc gia đình giàu có, người ta thường chôn theo cả đồng đen, đồ trang sức bằng vàng, bạc, còn ghè rượu, bình gốm xứ thì nhiều vô kể. Ngay cả áo quan cũng được làm từ gỗ sưa có đường kính lớn đến hai người trưởng thành ôm không hết. Trị giá của những ngôi mộ này lên tới hàng tỉ đồng, nếu đào trúng mộ này, kẻ trộm chỉ sau một đêm đã trở thành tỉ phú. Đây là nguyên nhân hàng nghìn ngôi mộ của đồng bào Bana, Jarai, Ê Đê, K’ho … ở Tây Nguyên luôn bị kẻ trộm đào bới để chôm đồ.
Già làng Mơ H’Ra, xã Kông Lơng Khơng cho biết những chiếc chén (bát) cổ bằng đồng này là mục tiêu của kẻ trộm
Ông Đinh H’Ní, công an viên thôn Kuk Kôn, xã Đăk Pơ, huyện Đắk Pơ (Gia Lai) cho biết, từ tháng 8/2011 đến nay, kẻ xấu đã hai lần đào trộm tổng cộng gần 20 ngôi mộ của thôn. Những ngôi mộ bị đào đều được đánh dấu bằng sơn xanh. Nhiều người trong thôn kể rằng, kẻ trộm đã sử dụng máy dò kim loại để dò, nếu phát hiện trong mộ có cổ vật thì mới trộm, bất kể đó là mả đã có từ hàng trăm năm hay vừa chôn ít ngày.
Theo TNO
Đi hàng vạn km mua đồng nát, lập bảo tàng
Người đi hàng vạn km đó là một cô giáo của Hà Nội. Lo thế hệ học sinh sau này không có cơ hội được chứng kiến các vật dụng sinh hoạt của người Việt cổ, tiếc những đồ vật có giá trị đó đang bị biến thành đồng nát. Cô giáo đã chắt bóp đồng lương hưu của mình đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, để tìm kiếm sưu tầm các đồ vật cũ.
Và bây giờ một khuôn viên Bảo tàng 5.000m2 sống động với rất nhiều hiện vật đã được dựng lên tại làng Bỉnh Di - Nam Định và sẽ trở thành một "địa chỉ" cho các em học sinh và cho tất cả những ai muốn nghiên cứu về đời sống của người Việt xưa.
Tiếc đồng nát mai một, bỏ tiền mua về cất
Tìm về làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, cách thành phố Nam Định khoảng 40km để được tận mắt chứng kiến công trình bảo tàng của cô giáo về hưu, ấn tượng với bất kỳ ai lần đầu tiên về đây chắc hẳn sẽ không dám nghĩ rằng ở vùng đất ven biển nơi đây lại có một bảo tàng đồ sộ như thế. Hôm chúng tôi đến, cô giáo đang xắn tay áo chạy đi chạy lại cùng với anh em công nhân hoàn thành nốt những hạng mục công trình trong khuôn viên bảo tàng.
Cô Ngô Thị Khiếu (SN 1955), quê gốc tại huyện Xuân Trường (Nam Định), sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội cô về công tác tại trường cấp 2 xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định). Chồng cô, cũng là một thầy giáo, sau đó đã lên đường đi bộ đội, xây dựng Trường Sa, biên giới. Cô Khiếu cũng cắp sách mang nghiệp dạy học theo chồng, lúc miền Nam, miền Trung, rồi đi biên giới hải đảo. Sau bao năm đi khắp nơi trên dải đất hình chữ S, hai vợ chồng cô trở ra Hà Nội công tác đến tuổi về hưu.
Cô giáo Nguyễn Thị Khiếu, người đã đi "vạn dặm" xây bảo tàng
Cô Khiếu chia sẻ: "Cách đây vài năm, một lần tình cờ trên đường đi chợ bắt gặp mấy chị đi mua đồng nát mua được rất nhiều đồ đồng vật như mâm đồng, nồi đồng thời xưa với giá sắt vụn... Hỏi ra mới biết tất cả loại đó đều mua về rồi đập bẹp ra đem đi chế biến ở các lò đồng nát. Nếu cứ đà này thì chẳng mấy chốc mà những đồ dùng cổ sẽ bị mất đi theo thời gian, và sau này con cháu muốn xem cũng chẳng có.
Từ đó tôi về góp đồng lương hưu hàng tháng rồi bắt đầu đi mua... đồng nát". Tích tiểu thành đại, mới đầu chỉ là một vài cái, sau dần đến chật cả nhà không có chỗ để. Lại được sự hậu thuẫn của chồng nên cô Khiếu đã dày công đi khắp mọi nơi tìm kiếm. Ban đầu thì cũng chỉ nghĩ sưu tầm đồ vật này rồi cất giữ tại gia đình cho con cháu và bạn bè xem thôi chứ chưa nghĩ đến chuyện sẽ làm bảo tàng để trưng bày đồ vật.
Cô muốn lập bảo tàng để cho các em học sinh thăm quan thực tế nhiều hơn
Nhưng sau thấy có nhiều đồ nên cô muốn lập một bảo tàng để cho các em học sinh. Nhiều người biết cô sưu tập để làm bảo tàng nên cũng tự nguyện liên lạc mang đồ cũ tới nhà biếu cô. Việc làm ý nghĩa đó của cô ngày một nhiều người biết đến, hễ có người giới thiệu ở đâu có đồ vật là cô lại lên đường đi đến tận nơi để mua thu gom, có chuyến đi thuận lợi nhưng cũng không ít chuyến đi gian nan gặp ốm đau, lại có khi đến nơi nhưng lại không có vì người ta đã trót bán đi trước đó. Cô Khiếu nhớ lại kỷ niệm một chuyến đi về Thái Bình: "Lần đó có người giới thiệu có người ở Thái Bình đang giữ mấy đồ cổ bằng đồng quý hiếm nên tôi tìm đường về tận nơi để hỏi mua.
Có nhiều người cũng tự động mang đồ đến biếu, khi biết mục đích lập bảo tàng của cô
Chuyến đi hôm đó lại trúng vào hôm cơn bão đổ bộ vào chính các tỉnh Thái Bình và Nam Định, trời mưa như trút nước, gió to. Đến bến xe Thái Bình rồi thấy trời mưa to và gió mạnh nhưng vì hăng quá nên vẫn quyết làm liều thuê xe ôm chở đi lần mò theo địa chỉ người ta giới thiệu. Đói rét, người ngấm nước mưa cả ngày nhưng khổ nỗi tìm về đến địa chỉ đó thì họ lại vừa bán đồ vật cho một anh mua gom đồng nát cách đó mấy hôm trước. Chuyến đi không thu được sản phẩm mà còn đã bị một trận ốm nặng...". Vất vả nhưng cô Khiếu chưa khi nào bỏ cuộc. Tính ra đến nay cô đã đi hàng vạn km trên các chuyến xe đò, xe ôm, đi hàng chục tỉnh, thành trong nước, bất cứ hang cùng ngõ hẻm nào, bất cứ nơi nào hẻo lánh nhất nếu được mọi người giới thiệu cô đều tìm đến.
Biến đồng nát thành bảo tàng đồng quê độc đáo
Năm 2010, một lần vợ chồng cô được chính quyền xã Giao Thịnh mời về dự lễ khai giảng tại trường mầm non xã. Thấy trường còn thiếu nhiều thứ quá. Các cháu học sinh thiếu khu vui chơi giải trí, đồ dùng học tập, sách vở nghiên cứu... trong khi đó cuộc sống của người dân ở làng xã nơi đây lại đang khó khăn.
Ngôi nhà trong bảo tàng đồng quê của cô giáo Khiếu
Chợt trong đầu tôi nghĩ ra hay là mình xây dựng một bảo tàng bao gồm có cả thư viện ở chính nơi đây. Rồi mang hết kho sách của vợ chồng sưu tầm bao năm và số "đồng nát" tại gia đình mà mình cất giữ trưng bày thành bảo tàng để giúp đỡ các cháu học sinh mai sau có cơ hội học tập tìm hiểu...". Ý nghĩ của cô Khiếu được chồng đồng ý tán dương. Ngay lập tức vợ chồng cô đã tới gặp lãnh đạo xã Giao Thịnh và UBND huyện Giao Thủy.
Khi đó có khu đất cạnh trường mầm non rộng 5.000 m2 hoang hóa bạc màu được cô Khiếu chọn thầu với giá đất nông nghiệp là hơn 200 triệu đồng. Ban đầu người ngoài chưa biết cứ thưởng cô thuê làm kinh doanh nên xì xào bàn tán, về sau biết được việc làm của cô ai cũng ủng hộ. Khi dự án thuê đất của cô thành công, cô bắt tay ngay vào việc khởi công xây dựng khu bảo tàng vào năm 2011. Để có được mô hình về bảo tàng độc đáo, cô Khiếu đã bỏ công tìm hiểu rất nhiều về lịch sử dân tộc, lịch sử đồng bằng Bắc Bộ, tham khảo ý kiến của những người làm công tác lịch sử cũng như các cụ cao niên ở làng quê... Rồi vẽ ra bản thiết kế về bảo tàng mà chưa đâu có.
Mô hình toàn khuôn viên khu bảo tàng được cô Khiếu thiết kế với 5 kiểu nhà, tái hiện 5 giai đoạn hình thành và phát triển của đất nước, của quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam, và đặc biệt là tái hiện đời sống người dân Bắc Bộ. Gồm các hiện vật như cái cày, cuốc, đòn gánh, cối xay, cối giã gạo, cái chày giã vừng, cái nơm cá, bếp tro quanh cái kiềng 3 chân... Rồi các đồ vật thể hiện nét sinh hoạt của người dân ven biển Nam Định...
Cô Khiếu cùng với những vận dụng trong bảo tàng mà cô sưu tầm được
Đặc biệt trong hệ thống đó còn có một ngôi nhà được thiết kế theo mô hình bảo tàng trưng bày hàng nghìn những đồ vật liên quan đến văn hóa đồng quê như 200 mâm đồng, nồi đồng hơn 200 cái (2 tấn), đèn đồng các loại hơn 100 cái, ấm đồng hơn 100 bộ, cùng hàng nghìn đồ vật là sành sứ có niên đại hàng trăm năm.
Đặc biệt là các nông cụ nhà nông từ rổ rá, thúng, mủng, nong, nia, chõng tre, vó đánh cá... đến những đồ vật nhỏ nhất của nông dân đều có. "Có những dụng cụ tuy đơn giản nhưng đến nay gần như trong nhân dân không còn nữa. Ví dụ như cái cối xay gạo thời xưa. Để có được những cái này thì phải cất công đi khắp các vùng quê, hỏi thăm nhiều người thì mới sưu tầm đủ bộ", cô Khiếu nói. Trong ngôi nhà này còn có thư viện trưng bày hơn 2.000 đầu sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có những quyển sách thuộc loại quý mà kể cả ở các thư viện lớn đều không có. Đây sẽ là thư viện để các em học sinh ở làng quê ngày ngày tìm tới học bài, nghiên cứu tài liệu.
Ngoài ra trong khuôn viên bảo tàng, còn được thiết kế con kênh nhân tạo uốn lượn chảy quanh khu bảo tàng, bên cạnh là những "vựa lúa", cùng với hàng trăm loại cây quý, từ cây thuốc nam, cây ăn quả cho đến những loài cây có nguy cơ tuyệt chủng như cây cậy, cây vối... Phía góc sau của bảo tàng còn có cả những hầm chữ A tái hiện nơi trốn bom đạn của người dân thời chiến tranh... Tất cả chi phí, số vốn đầu tư cho dự án xây dựng bảo tàng của cô Khiếu dự kiến lên tới vài tỷ đồng khi hoàn thiện. Cô Khiếu cho biết tất cả số tiền này đều do vợ chồng cô bỏ ra.
Điều làm cô Khiếu vui nhất đó là từ khi dự án của cô được khởi công đến nay "tiếng lành đồn xa", đã nhiều người tìm về hỏi thăm và tặng thêm các kỷ vật, đồ dùng, sách vở. Hiểu được tấm lòng của cô, một tốp thợ xây nổi tiếng ở vùng quê Nam Định từng tham gia xây dựng Trường Sa năm xưa đã tự nguyện đến làm công không, giúp cô xây dựng bảo tàng. Dự kiến vào đầu tháng 12 này bảo tàng sẽ làm lễ khánh thành giai đoạn 1, và đến năm 2013 bảo tàng sẽ hoàn thành.
Theo 24h
Cơn sốt mua chuông cổ giá 200 tỉ đồng Môt quả chuông cô nghi bằng đông đen đang gây cơn sôt săn mua. Nhà chùa phải câu cứu công an bảo vê chuông. Gân đây, tin đôn vê quả chuông cô bằng đông đen tại chùa Phú Sơn, thôn Phú Điền, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong đang rô lên ở Bình Thuân. Nhiêu thương lái mua đồ cổ liên tục đến...