Kích thích tủy sống bằng phẫu thuật đặt điện cực trị đau lưng mạn tính
Người bệnh C.V.Đ (70 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) được phẫu thuật lấy thoát vị đĩa đệm L4L5 cách đây 10 năm, sau phẫu thuật người bệnh vẫn đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng nhưng trong mức có thể chịu được.
Cách nhập viện gần 4 năm, người bệnh bị gãy cột sống thắt lưng L1L2, được phẫu thuật bắt vít cột sống tại bệnh viện địa phương. Sau đó, ông có thể vận động tứ chi bình thường nhưng không thể ngồi và đứng vì quá đau lưng. Ông Đ. đã điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng cơn đau vẫn không cải thiện.
Đến khám tại Phòng khám Đau mạn tính, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và đốt sóng cao tần nhưng tình trạng chỉ cải thiện hơn 1 tháng. Cơn đau tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật đặt điện cực kích thích tủy nhằm kiểm soát đau cho người bệnh. Ca phẫu thuật diễn ra ngày 18.8 tại Tuần lễ Đào tạo y khoa thường niên Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM năm 2022.
Đây là kỹ thuật tiên tiến trong điều trị đau ở những người bệnh đã phẫu thuật cột sống hoặc di chứng viêm tủy, nhồi máu tủy nhưng không kiểm soát đau bằng thuốc được.
Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe người bệnh ổn, tiếp tục được theo dõi điều chỉnh máy đặt điện cực. Hiện người bệnh được tập phục hồi chức năng sau mổ, có thể vấn động nhẹ. Dự kiến người bệnh giảm được 50% tình trạng đau mà không cần các phương pháp giảm đau khác.
Ê kíp thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân. ẢNH BVCC
Ngày 22.8, TS.BS Lê Viết Thắng (Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết với phẫu thuật này, bác sĩ đưa một điện cực vào ngoài màng cứng tủy sống, sau đó nối với một máy phát xung đặt dưới da. Xung điện được phát ra sẽ kích thích sừng sau tủy sống, kiểm soát các cơn đau ở cột sống. Việc triển khai phẫu thuật này giúp người bệnh đau mạn tính được điều trị theo phác đồ tiên tiến nhất, giảm 50-70% tình trạng đau, có thể vận động, sinh hoạt bình thường và ngưng được các phương pháp điều trị đau khác.
TS.BS Lê Viết Thắng cho biết, đau lưng mạn tính có thể gặp ở người bệnh sau phẫu thuật cột sống (bắt vít, lấy nhân đệm, lấy u…), nhưng cơn đau vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 10-30% người bệnh sau phẫu thuật cột sống mắc hội chứng này.
Bỗng dưng đau lưng, bệnh gì?
Theo các bác sĩ, nếu đau lưng nặng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh bị các triệu chứng như giảm chất lượng cuộc sống, biến dạng cột sống, thậm chí là bị liệt.
Video đang HOT
Khoảng 65 - 80% dân số sẽ trải qua cảm giác đau lưng ít nhất một lần trong suốt cuộc đời - Ảnh: Q.ĐỊNH
Hoạt động mạnh, ngồi sai tư thế, làm việc nặng... khiến nhiều người bỗng dưng mắc hội chứng đau lưng đột ngột.
Coi chừng thoát vị đĩa đệm
Bà X.B. (76 tuổi, TP.HCM) nhập viện Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng, đau lưng dai dẳng kéo dài 3 tháng, đau lưng không giảm khi nằm nghỉ, kèm mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ về chiều, sụt khoảng 5kg trong vòng 3 tháng, không ho đàm, không ho ra máu.
Qua xét nghiệm, các bác sĩ ghi nhận thấy bà B. có tốc độ máu lắng tăng cao, chụp X-quang cột sống thắt lưng thấy hình ảnh xẹp khoang đĩa đệm và bào mòn xương tại 2 đốt sống, tổn thương viêm thân sống đĩa đệm, kèm apxe cạnh sống.
Các bác sĩ chẩn đoán bà phải theo dõi lao cột sống thắt lưng.
Giữa tháng 7-2022, chị H.L. (45 tuổi, TP.HCM) bỗng dưng bị xuất hiện các triệu chứng đau thắt lưng bất thường. Vị trí đau từ thắt lưng lan tỏa đến các vùng khác như hông phải, hông trái và mông... kéo theo các hiện tượng thường có những cơn đau rút như điện giật.
"Tôi không phải lao động nặng nhiều, thường ngồi làm việc tại văn phòng, chưa bị đau lưng bao giờ và không nghĩ đến một ngày mình lại bị đau lưng như vậy. Các cơn đau xuất hiện một cách từ từ hoặc đột ngột với tính chất âm ỉ hoặc dữ dội", chị H.L. cho biết.
Bác sĩ Phan Minh Trung - phó khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội - cho biết hiện nay thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân chủ yếu do thói quen sinh hoạt lao động. Những người làm công việc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe, lao động nặng...
Phải được phát hiện và điều trị sớm
Bác sĩ Phan Vương Huy Đổng - chủ tịch Hội y học thể thao TP.HCM - cho biết đau lưng có 2 phần là đau lưng trên và đau lưng dưới (đau thắt lưng). Thắt lưng có cấu trúc bao gồm 3 thành phần là cơ, dây chằng; các đốt xương; đĩa đệm tạo thành cột sống.
Trong cột sống có yếu tố thứ 4 đó là dây thần kinh tủy sống có các dây rễ thần kinh. Đau lưng thông thường có thể là do bệnh lý về cột sống hoặc hiện tượng chèn ép về thần kinh, có 3 nguyên nhân thường gặp chủ yếu gây đau lưng như sau:
1. Đau lưng do cơ: Thường gặp ở những người làm văn phòng, tuổi trung niên trở xuống, nguyên nhân đa số là do sinh hoạt, làm việc sai tư thế, việc nặng, ngồi lâu, cơ lưng yếu, tập thể dục sai phương pháp...
2. Đau lưng do đĩa đệm: Khi cột sống bị dồn nén quá mức như làm việc nặng, cúi khom nhiều, lớn tuổi... làm đĩa đệm giãn, xẹp và rách bung ra gọi là thoát vị địa đệm, chèn vô các dây thần kinh. Người bệnh đau theo kiểu lan tỏa, đau lưng lan xuống chân gọi là đau thần kinh tọa.
3. Đau lưng do xương sống: Có thể do xương sống bị xẹp, lún, các hiện tượng này có thể chèn vào thần kinh đau tại chỗ và đau lan tỏa.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn như: lệch cột sống, trượt cột sống, các u, bướu... đây là những trường hợp hiếm gặp.
Những bệnh lý đau lưng trên nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như: mất khả năng lao động, đau nhức, biến dạng cột sống, thậm chí là bị liệt...
Theo bác sĩ Đổng, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân. Thường nếu nhẹ bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, tập những bài tập giãn cơ lưng, làm việc đúng tư thế, tránh tư thế bất lợi, uống thuốc... Đối với bệnh nhân nặng việc điều trị không thể tính bằng thời gian, mà phải điều trị dựa vào kiểm soát bệnh. Tùy theo bệnh lý và tình trạng của bệnh nhân.
Nhiều bệnh khác nhau chữa sao?
Bác sĩ Trung cho biết tất cả các bệnh lý liên quan đến cột sống, xương khớp đều có biểu hiện bên ngoài như đau nhức, tê, yếu cơ.
Vì vậy, nếu chỉ dựa vào triệu chứng bệnh lý sẽ rất khó để xác định thoái hóa cột sống, gai cột sống hay thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó, những bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát biến chứng của những bệnh lý này bằng phác đồ điều trị phù hợp.
"Khi có dấu hiệu đau lưng, đau lan xuống chân, lúc này cần đi khám. Bên cạnh những biểu hiện lâm sàng, quan trọng nhất là chẩn đoán hình ảnh tìm ra nguyên nhân gây đau. Việc tìm ra nguyên nhân gây đau thì mới có biện pháp điều trị phù hợp", bác sĩ Trung nhấn mạnh.
Bác sĩ Trung khuyến cáo: việc tiêm khớp để giảm đau có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chủ yếu thuốc tiêm giảm đau chứa corticoid (corticosteroid) làm giảm đau tạm thời, nhiều người bệnh cảm thấy hiệu quả. Nhưng sau đó phải tiêm nhắc lại để giảm đau, lệ thuộc vào thuốc.
Bên cạnh đó, nó còn gây nhiều biến chứng đến sức khỏe. Nhiều người bệnh đã đến bệnh viện trong tình trạng viêm nhiễm trùng, gân mục nát, hủy hoại khớp rất lớn. Hậu quả toàn thân như rối loạn chuyển hóa khi sử dụng corticoid kéo dài.
Những dấu hiệu nào cảnh báo nguy hiểm?
Bác sĩ Đỗ Trung Thành - khoa cơ xương khớp Bệnh viện Nhân dân 115 - cho biết khoảng 65 - 80% dân số sẽ trải qua cảm giác đau lưng ít nhất một lần trong suốt cuộc đời. Đau lưng thường được mô tả là cảm giác đau nhức vùng cột sống thắt lưng, đau có thể từ lưng lan xuống mông, đùi, cẳng bàn chân một hoặc hai bên. Đau lưng là một triệu chứng thường gặp. Đa số các nguyên nhân là bệnh lý lành tính như đau căng cơ, thoái hóa cột sống.
Tuy nhiên khi đau lưng đi kèm các tính chất mang tính cảnh báo như: thay đổi tổng trạng (sụt cân, mệt mỏi), sốt, vận động khó khăn, tê yếu hai chân hoặc thay đổi tính chất đau như đau tăng dần không giảm khi nghỉ ngơi, đau về đêm, cứng khớp buổi sáng trên một giờ... thì người bệnh cần đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để tránh chẩn đoán muộn gây khó khăn cho việc điều trị.
Nên chú ý chế độ tập luyện đúng
Chị N.N.H. (TP.HCM) chia sẻ 2 năm trước chị bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau lưng. Lúc này, chị đến bệnh viện kiểm tra, qua chụp X-quang chị N.H. được chẩn đoán mắc thoái hóa đốt sống lưng. "Bác sĩ có cho thuốc uống nhưng không tư vấn chế độ tập luyện như thế nào. Sau đó, tình trạng đau vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn. Lúc này tôi mới quyết định khám lại và chụp MRI, kết quả tôi bị "lòi" đĩa đệm, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm", chị H. nói.
Chị N.H. nói thêm: trước khi chụp MRI, chị đã chụp X-quang 3 lần nhưng vẫn được chẩn đoán là mắc thoái hóa đốt sống lưng. Sau khi đã chẩn đoán đúng bệnh mình gặp phải, chị H. được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn tập luyện.
"Tôi chỉ uống 10 ngày thuốc sau đó thay đổi chế độ tập thể dục. Bác sĩ cũng nói rằng với bệnh này không nên phụ thuộc vào thuốc mà cần có chế độ tập luyện và dinh dưỡng lành mạnh để giúp cột sống ổn định hơn, bệnh không tiến triển nặng. Những bài tập không tác động trực tiếp lên đốt sống lưng. Hiện tình trạng của tôi đã ổn định, không còn xuất hiện những cơn đau gắt như trước", chị N.H. cho hay.
Hoại tử sau phẫu thuật thẩm mỹ ngực tại nhà Bệnh nhân nữ N.T.N, 55 tuổi, ngụ tại Q.12, TP.HCM nhập viện Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vì bị biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ ngực tại nhà. Ngày 25.3, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn, Khoa Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết qua khai thác bệnh sử, cách đây 20...