Kích thích chuyển dạ ở tuần 39 giúp giảm nguy cơ sinh mổ
Kết quả nghiên cứu mới đảo ngược niềm tin phổ biến xưa nay rằng kích thích sinh có thể làm tăng nguy cơ C-section (sinh mổ).
Nghiên cứu quy mô lớn, mới được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy kích thích sinh ở tuần thứ 39 dẫn đến khả năng xảy ra biến chứng thấp hơn và không dẫn đến kết quả bất lợi lớn hơn cho em bé. Chờ đau đẻ trong thời gian lâu hơn có thể làm tăng khả năng phải mổ bắt con.
Kết quả nghiên cứu này đã đảo ngược niềm tin phổ biến xưa nay rằng kích thích sinh có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ.
Theo CNN, nhiều bà mẹ ngại sinh mổ vì thủ thuật này đi kèm với những rủi ro tương tự như bất cứ ca phẫu thuật nào và còn có thể gây ra các vấn đề bất lợi khác trong thai kỳ tương lai. Việc phục hồi sau đẻ mổ cũng mất nhiều thời gian hơn so với đẻ tự nhiên.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Robert Silver, Trưởng khoa Sản Đại học Utah, bác sĩ tại Intermountain Healthcare ở Salt Lake City (Mỹ), phát biểu trên CNN: “Nghiên cứu này giúp cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho các ông bố bà mẹ tương lai. Nếu họ thực sự muốn kích thích chuyển dạ vì không thoải mái hoặc lo lắng về biến chứng và thực sự muốn tối đa hóa cơ hội sinh tự nhiên thì rất tuyệt vời”.
Video đang HOT
Nhưng ông cũng nhấn mạnh kết quả nghiên cứu “chỉ đơn giản là cung cấp thông tin tốt hơn để giúp bệnh nhân chọn những gì họ muốn làm chứ không có nghĩa là tất cả bà bầu nên được kích thích sinh ở tuần thứ 39″.
Nghiên cứu tiến hành như một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng trên 6.106 phụ nữ mang thai tại 41 bệnh viện ở Mỹ. Tất cả đều là những người lần đầu sinh và có nguy cơ thấp, được chia thành 2 nhóm: 3.062 người dùng phương pháp kích thích sinh ở tuần thứ 39 và 3.044 chờ đau đẻ tự nhiên.
Kết quả, 18,6% số người ở nhóm sinh kích thích và 22,2% số người ở nhóm chờ đau đẻ phải sinh mổ. Ngoài ra, chỉ có 9,1% số người ở nhóm sinh kích thích có rối loạn tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ so với 14,1% ở nhóm còn lại. Phụ nữ trong nhóm sinh kích thích mất nhiều thời gian sinh hơn nhưng thời gian nằm viện lại ngắn hơn so với nhóm kia.
Tuy vậy, nghiên cứu vẫn chưa xác định tính hiệu quả về chi phí giữa hai cách sinh con nói trên.
Theo CNN, trước đó, các chuyên gia đều cho rằng phụ nữ nên kích thích chuyển dạ từ tuần thứ 41 do lo ngại những rủi ro liên quan đến thai kỳ kéo dài.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần sẽ tiềm ẩn vấn đề về nhau thai, nhiễm trùng tử cung và các biến chứng bất ngờ như tiền sản giật.
Bác sĩ Charles Lockwood, Phó chủ tịch Đại học Y Nam Florida, Hiệu trưởng trường Y khoa Morsani (Mỹ), chia sẻ: “Dữ liệu dịch tễ học khác về tỉ lệ tử vong, các biến chứng sinh non hoặc sinh non cũng cho thấy tuần thứ 39 là thời điểm sinh con tối ưu”.
Theo thanhnien.vn
Cậu bé ho như huýt sáo vì nuốt phải chiếc còi đồ chơi
Trường hợp hy hữu này đã được New England Journal of Medicine đăng video trên Facebook để cảnh báo cách bậc phụ huynh chú ý những biểu hiện bất thường của con em mình.
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NEJM
Ngày 10.8 vừa qua, Tạp chí Y học New England đã đăng clip cho thấy tiếng ho bất thường của một cậu bé. Khác tất cả dạng ho khan, ho đờm mà các bác sĩ từng gặp, bé trai này ho như huýt sáo. Clip dài 9 giây này nhanh chóng thu hút hơn 84.000 lượt view.
Fox News ngày 12.8 tiết lộ, cậu bé 4 tuổi người Ấn Độ ấy được gia đình đưa đến phòng khám ngoại trú để xem vì sao bé ho dai dẳng suốt 2 ngày không ngừng và đặc biệt là nguyên nhân của tiếng ho kỳ lạ kia.
Khi cho bệnh nhân chụp X quang ngực, các bác sĩ nhận thấy phổi trái của bé bị kích thích, có thể do tắc nghẽn trong đường dẫn khí vào phổi hoặc bệnh hen và xơ nang, theo Live Science và Mayo Clinic.
Tiếp đó, họ lại tiến hành thực hiện soi phế quản và bất ngờ khi phát hiện ra "vật thể bí ẩn" - một chiếc còi đồ chơi, mắc kẹt trên đường dẫn từ cổ họng xuống phổi trái.
Lúc này, cha mẹ cậu bé mới nhớ ra con trai mình đúng là đã chơi với chiếc còi trước khi cơn ho lạ lùng kia bắt đầu. Có lẽ trong khi mải chơi, bé đã vô tình nuốt luôn chiếc còi.
Bác sĩ Pirabu Sakthivel tại Viện Khoa học Y khoa All India ở New Delhi (Ấn Độ), nói: "Trường hợp các vật thể lạ mắc trong đường hô hấp khá phổ biến nhưng mà mắc còi và phát ra tiếng ho như huýt gió kiểu bé này thì đặc biệt hiếm".
Các chuyên gia đã lấy dị vật ra ngay. Ngày hôm sau, phim X-quang cho thấy phổi trái của cậu bé đã xẹp. Sức khỏe của cậu bé đã trở lại bình thường.
Theo thanhnien.vn
Ngoài nguy cơ biến chứng của vết mổ, đây cũng là vấn đề NGUY HIỂM có thể gặp ở bà mẹ sinh mổ mà không phải ai cũng để ý Ths.BS Tạ Việt Cường, Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho hay, sinh thường sẽ tốt nhất cho mẹ và em bé. Nguy có tai biến cho các lần sinh sau Việc nhiều gia đình quan niệm sinh chủ động (sinh mổ) để lựa chọn ngày đẹp, giờ đẹp... giúp nuôi dễ, con tài giỏi không còn quá hiếm trong những năm gần...