Kích hoạt quy trình đảo ngược, Mỹ bị phản đối quyết liệt
Theo Reuters, 13 trong số 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã viết thư phản đối Mỹ kích hoạt quy trình đảo ngược để gia hạn trừng phạt Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 20/8 đã đến trụ sở Liên Hợp Quốc kích hoạt quy trình đảo ngược. Trong thư gửi tới Indonesia, nước chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng 8, ông Pompeo cho rằng Iran không tuân thủ “đáng kể” các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân 2015.
Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ sau tuyên bố của ông Pompeo, gần như toàn bộ các nước thành viên thường trực và không thường trực của Hội đồng Bảo an đều viết thư phản đối.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: CNN
Hiện tại, ngoài 5 nước thành viên thường trực (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc còn có các thành viên không thường trực là Bỉ, Cộng hòa Dominica, Estonia, Đức, Indonesia, Niger, Saint Vincent & the Grenadines, Nam Phi, Tunisia và Việt Nam.
Video đang HOT
Reuters cho biết, hiện còn Cộng hòa Dominica là chưa viết thư gửi Hội đồng Bảo an cho biết lập trường đối với quyết định của Mỹ. Cộng hòa Dominica cũng là nước duy nhất ủng hộ Mỹ trong cuộc bỏ phiếu mới đây tại Hội đồng Bảo an về nghị quyết kéo dài lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran.
Quy trình đảo ngược cho phép bất kỳ quốc gia nào trong nhóm P5 1 có quyền đề xuất tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, nếu như Tehran không tuân thủ thực hiện các điều khoản đã nhất trí trong thỏa thuận.
Sau khi nhận được đề nghị của Mỹ, các nước thành viên còn lại trong Hội đồng Bảo an sẽ có 10 ngày để đưa ra quyết định có chấp thuận hay không. Trong trường hợp các bên không nhất trí được, các lệnh trừng phạt Iran sẽ tự động được kích hoạt sau 30 ngày kể từ khi Mỹ đưa ra đề nghị.
Mặc dù cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), song chính Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận này năm 2018. Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả đây là “thỏa thuận tồi tệ nhất từ trước tới nay”.
Hôm 20/8, Anh, Đức và Pháp đã ra thông cáo chung khẳng định sẽ không ủng hộ yêu cầu tái áp đặt lệnh trừng phạt Iran do Mỹ đề xuất, cho rằng Washington không có quyền pháp lý để kích hoạt cơ chế tái cấm vận vì đã rút khỏi JCPOA từ 2018.
Mỹ yêu cầu Liên Hợp Quốc tái áp đặt cấm vận Iran
Mỹ khởi động cơ chế yêu cầu Liên Hợp Quốc tái áp đặt cấm vận Iran theo với lý do Tehrran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 20/8, trong đó cáo buộc Iran "không tuân thủ một cách đáng kể" những điều khoản của Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân được Tehran ký với các cường quốc hồi năm 2015.
Điều này đánh dấu khởi đầu cho cơ chế tự động nối lại trừng phạt (snapback) trong JCPOA, hành động vốn bị các đồng minh châu Âu của Mỹ phản đối.
Nếu Hội đồng Bảo an không phê chuẩn nghị quyết kéo dài biện pháp nới cấm vận Tehran trong 30 ngày tới, toàn bộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trước JCPOA sẽ được tái áp đặt. Mỹ có thể dùng quyền phủ quyết để ngăn nghị quyết gia hạn nới cấm vận Iran.
Anh, Đức và Pháp hôm qua ra thông cáo chung khẳng định sẽ không ủng hộ yêu cầu tái áp đặt lệnh trừng phạt Iran do Mỹ đề xuất, cho rằng Washington không có quyền pháp lý để kích hoạt cơ chế tái cấm vận vì đã rút khỏi JCPOA từ năm 2018.
Ngoại trưởng Pompeo sau phiên họp Hội đồng Bảo an hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích tuyên bố của các đồng minh châu Âu, cho rằng họ đã "chọn phe với lãnh đạo Iran". "Không nước nào ngoài Mỹ có đủ can đảm và quyết tâm để đưa ra một nghị quyết", ông nói thêm.
Động thái được thực hiện chỉ một tuần sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bác dự thảo do Mỹ đề xuất nhằm gia hạn lệnh cấm bán vũ khí cho Iran vốn hết hiệu lực vào tháng 10. Điều khoản quy định thời hạn ngừng cấm vận vũ khí với Iran được Hội đồng Bảo an đưa ra trong Nghị quyết 2231, như một phần của JCPOA.
JCPOA được Iran ký với 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc vào năm 2015 sau 15 năm đàm phán ngoại giao. Theo thỏa thuận, Iran sẽ hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc giảm bớt lệnh trừng phạt quốc tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2018 tuyên bố rút khỏi thỏa thuận vì "không hiệu quả", đồng thời thực hiện chiến dịch gây áp lực tối đa với Iran bằng cách áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với nước này, bất chấp sự phản đối của các nước còn lại trong thỏa thuận.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi JCPOA năm 2018, Iran liên tục phá vỡ cam kết trong thỏa thuận để đáp trả. Căng thẳng hai nước thêm trầm trọng sau khi Washington không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani hôm 3/1, khiến Tehran trả đũa bằng đòn tập kích tên lửa nhằm vào căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Ông Putin kêu gọi họp thượng đỉnh về Iran, ông Trump nói có thể không tham dự Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/8 cho biết, khả năng ông sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh về Iran do nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đề xuất. "Có lẽ là không, tôi nghĩ chúng ta sẽ đợi cho đến sau cuộc bầu cử," Trump nói trong một cuộc họp báo tại câu lạc bộ golf của ông ở Bedminster,...