Kích cầu du lịch nội địa
Khi cung vượt quá cầu, năng lực đáp ứng của các điểm cung cấp dịch vụ du lịch trở nên quá tải. Điều này đã được Tổng cục Du lịch chỉ ra trong văn bản về việc yêu cầu việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các địa phương.
Xuất phát từ những yếu tố trên, nhiều địa điểm du lịch của nước ta, chủ yếu là du lịch biển vào dịp hè lại đối mặt với tình trạng đông đúc, chen lấn lẫn nhau. Dạo một vòng cộng đồng mạng có thể thấy rất nhiều người lựa chọn du lịch vào dịp này đã phải đối mặt với thực tế là hành xác hơn là nghỉ ngơi. Sự quá tải diễn ra ngay ở các điểm vận chuyển hành khách cho đến các nơi phục vụ ăn uống và thậm chí là kể cả ở các bờ biển rộng lớn, có những nơi bói cũng không ra một khoảng nào để thảnh thơi thở.
Địa điểm du lịch của nước ta, chủ yếu là du lịch biển vào dịp hè.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng cũng đã nhân cơ hội cả nước đi du lịch để giảm giá đầu này nhưng lại tăng giá đầu kia.
Video đang HOT
Cụ thể, văn bản này nêu rõ thực tế: “Xuất hiện tình trạng chất lượng chương trình du lịch, sản phẩm không đảm bảo, không đúng như cam kết với khách hàng; chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú du lịch như hạng sao được công nhận; thu hút khách bằng việc giảm giá nhưng cắt bớt dịch vụ, làm giảm giá trị chương trình du lịch và ảnh hưởng đến tâm lý, niềm tin của du khách”.
Các địa điểm du lịch là người Việt.
Một trong những yếu tố khiến cho thị trường du lịch nội địa nhộn nhịp trở lại sau dịch Covid-19 nằm ở các gói kích cầu với mức giá giảm rất sâu. Thêm vào đó, khi Việt Nam chưa mở lại các đường bay quốc tế thì du lịch trong nước chính là một sự lựa chọn không thể khác.
Với tâm lý này, các cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống dù tung ra các chương trình khuyến mãi để thu hút du khách nhưng lại cắt giảm đi nhiều dịch vụ hoặc mức phục vụ tương xứng. Bởi khách du lịch nước ngoài, nhất là những du khách đến từ các quốc gia phát triển thì mức chi tiêu cao hơn đem lại nguồn thu tốt hơn cho các cơ sở kinh doanh.
“Khi cung vượt quá cầu, năng lực đáp ứng của các điểm cung cấp dịch vụ du lịch trở nên quá tải. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng cũng đã nhân cơ hội cả nước đi du lịch để giảm giá đầu này nhưng lại tăng giá đầu kia. Điều này đã được Tổng cục Du lịch chỉ ra trong văn bản về việc yêu cầu việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các địa phương”.
Tuy nhiên, sự nhếch nhác, quá tải của các điểm du lịch cũng có một phần đóng góp không hề nhỏ từ chính những du khách nội địa. Bây giờ, khi tuyệt đại đa số du khách có mặt ở các địa điểm du lịch là người Việt thì sự nhếch nhác không thể đổ lỗi cho hành vi xấu xí của các du khách nước ngoài được.
Quảng Bình đẩy mạnh liên kết, hợp tác để kích cầu du lịch
Ngày 29-5, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch "Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt" do Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Quảng Bình, CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội và Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tổ chức.
Hội nghị có sự tham gia của gần 80 công ty lữ hành hàng đầu của Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Bình.
Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong phát biểu tại hội nghị.
Ông Hồ An Phong, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, hưởng ứng chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", nhằm kích cầu du lịch để du khách nội địa đến với Quảng Bình nhiều hơn, UBND tỉnh Quảng Bình đã trình HĐND tỉnh kế hoạch giảm 50% phí tham quan danh lam, thắng cảnh và các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 31-12-2020 (dự kiến HĐND tỉnh sẽ thông qua đầu tháng 6-2020).
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã giới thiệu những gói sản phẩm, dịch vụ du lịch mới với nhiều ưu đãi đặc biệt nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Bình để thu hút khách trở lại sau dịch Covid-19.
Theo đó, các công ty lữ hành, các đơn vị quản lý, khai thác sản phẩm du lịch khám phá, mạo hiểm trên địa bàn tỉnh sẽ giảm giá từ 15%-30% giá các chương trình du lịch trọn gói; áp dụng mức giá ưu đãi lớn đối với các đơn vị đại lý có số lượng khách lớn. Đặc biệt, trong năm 2020, tour "Chinh phục Sơn Đoòng" sẽ giảm 500 USD/khách, chỉ còn 2.500 USD/khách; các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch giảm từ 20%-50% giá các dịch vụ; các hãng hàng không, tổng công ty đường sắt có chính sách giá vé ưu đãi cho các đơn vị lữ hành, khách du lịch đến Quảng Bình...
Trong 5 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, phải tạm dừng đón khách du lịch từ ngày 17-3 đến 26-4, nhưng Quảng Bình vẫn đón 653.700 lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 50.330 lượt. Sau khi mở cửa đón khách trở lại từ ngày 26-4, du lịch Quảng Bình đã có sự phục hồi, số lượng khách đến bắt đầu tăng dần.
* Từ ngày 28 đến 31-5, Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội đã tổ chức đoàn famtrip gồm khoảng 80 doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển và các cơ quan báo chí khảo sát các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng cường liên kết, phát triển du lịch tại 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Tích cực hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa Bị ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh Covid-19, tỉnh Kon Tum tích cực hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc với chủ đề "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam Vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, song điểm Du lịch sinh thái ÊBan farm được xây dựng ở làng Kon Tu Rằng (xã Măng Cành,...