Kịch bản xung đột cho trật tự mới trên Biển Caspian
Trật tự quân sự mới trên Biển Caspian được dự đoán sẽ có nhiều thay đổi
Cấu trúc an ninh ở Biển Caspian có thể sớm thay đổi. Trong tất cả các nước có đường biên giới trên Biển Caspian – Nga, Iran, Azerbaijan, Turkmenistan và Kazakhstan – Nga có lực lượng hải quân mạnh nhất. Nga tham gia hầu như tất cả các cuộc diễn tập và hoạt động quân sự ở đó, và phần lớn vũ khí trang bị được sử dụng là do Moskva chế tạo.
Nhưng điều đó có thể không còn đúng trong thời gian tới. Azerbaijan và Kazakhstan dường như quyết tâm phát triển sức mạnh hải quân của riêng mình, giúp họ hoạt động một cách độc lập hơn từ Nga.
Tháng 11 năm ngoái, hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương sẽ có hiệu lực vào năm 2016. Thỏa thuận tập trung vào các cuộc tập trận hải quân chung và mời các quan chức ở Azerbaijan dự KADEX, một cuộc triển lãm vũ khí được tổ chức ở Kazakhstan.
Bản đồ khu vực Biển Caspian.
Thỏa thuận được ký một phần là nhằm phản ứng về sự can dự ngày càng tăng của Nga ở Syria, nơi mà Moskva từng phóng tên lửa hành trình từ tàu chiến của mình ở Biển Caspian tấn công các mục tiêu IS – đặc biệt là với sự đồng ý của Iran.
Video đang HOT
Những lợi ích của các nước này ở Biển Caspian là chính đáng. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Biển Caspian chứa lên tới 48 tỷ thùng dầu và 8,2 nghìn tỷ m3 khí đốt tự nhiên. Nó cũng là nơi mà tuyến đường ống khí đốt tự nhiên Xuyên Caspian trực tiếp chạy qua, vốn sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu mà không có sự tham gia của Nga.
Tất nhiên, những lợi ích này khiến Azerbaijan và Kazakhstan rơi vào một cuộc xung đột với Iran và Nga, vốn muốn hạn chế quyền tiếp cận của các nước láng giềng tới các giếng dầu ngoài khơi và ngăn cản việc xây dựng đường ống khí đốt Xuyên Caspian. Hiện Iran kiểm soát chỉ 13% vùng nước ở Biển Caspian. Iran muốn mỗi nước có 20% thị phần – chia một cách đều nhau giữa tất cả các nước có đường biên giới trên Biển Caspian, bất kể việc đường bờ biển của họ dài bao nhiêu.
Sự không thống nhất này đã tạo ra một khu vực tranh chấp, nơi mà Iran đã triển khai sức mạnh hải quân nhằm ngăn cản các tàu thăm dò khí hydrocarbon của Azerbaijan. Về phần mình, Nga sẽ tiếp tục không khuyến khích xây dựng các tuyến đường ống khí đốt mới tới châu Âu.
Điều không ai muốn
Trong khi Nga và Iran tăng cường khả năng tương tác thông qua các cuộc tập trận song phương, Azerbaijan đang tìm cách tranh thủ các nước khác.
Tháng 11/2015, Azerbaijan đã tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của lãnh đạo hải quân đến từ Mỹ và Hàn Quốc để thảo luận về những cơ hội hợp tác kỹ thuật và đào tạo. Trong vài năm qua, nước này trang bị nhiều phần cứng quân sự không phải từ Nga.
Họ đã mua các tài sản hải quân từ Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Mỹ, và đã tham gia một số chương trình đào tạo với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ. Đáng chú ý, các chương trình Bán vũ khí Quân sự cho nước ngoài năm 2016 của Hải quân Mỹ có một vài lựa chọn về trang thiết bị mà Azerbaijan có thể quan tâm, nhưng đến nay chưa có đề xuất chính thức nào được thực hiện.
Hơn nữa, Baku hy vọng hiện đại hóa các trang thiết bị đã có, và với ngân sách quân sự mở rộng cho năm 2016, điều này là rất có khả năng.
Các dự án đường hành lang phương Nam.
Trong khi đó, Kazakhstan đang phát triển năng lực đóng tàu của mình, với dự án đầu tiên được công bố năm 2012. Giống như Azerbaijan, Kazakhstan muốn tránh mua thiết bị của Nga, bằng chứng là các công ty quốc phòng Nga xuất hiện ngày càng ít tại triển lãm KADEX kể từ năm 2010.
Ngoài ra, Astana gần đây đã mua 10 phương tiện không người lái dưới nước từ Công ty Pháp ECA Robotics và thuê công ty này huấn luyện nhiều sĩ quan hải quân.
Với rất nhiều thay đổi sắp diễn ra, Biển Caspian có thể xuất hiện những kịch bản xung đột trong tương lai. Tuy nhiên, các quốc gia ven biển chắc chắn sẽ tìm cách duy trì sự ổn định tốt nhất có thể, bởi họ hiểu rằng bất ổn có thể dẫn đến sự can thiệp từ bên ngoài – điều mà không ai trong số họ mong muốn.
Theo TTXVN
"Thiên nga" Tu-160 Nga tiếp liệu giữa trời trên biển Caspian
Khoảnh khắc tiếp nhiên liệu ngoạn mục giữa không trung của máy bay ném bom Nga Tupolev-160s trên biển Caspian trong một video do Bộ Quốc Phòng Nga công bố.
Ảnh minh họa: Máy bay ném bom Tu-160 Nga.
Một video được Bộ Quốc phòng Nga công bố ghi lại khoảnh khắc tiếp nhiên liệu ngoạn mục trên không của máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe Nga Tupolev Tu-160s ("Thiên nga trắng" hay tên NATO "Blackjack").
Máy bay ném bom này được tiếp liệu trên không trong chuyến hành trình bay qua biển Caspian.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc bị phản đối vì đe dọa tàu cá trên Biển Đông Reuters ngày 3-3, dẫn phát biểu tại cuộc họp báo của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nhấn mạnh, Washington không muốn Bắc Kinh sử dụng lực lượng hải quân để đe dọa các tàu cá của các nước khác tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng cảnh...