Kịch bản từ chuyên gia về một loại virus corona từ 3 tháng trước: 65 triệu người có thể chết trong vòng 18 tháng
Đây là loại virus trong kịch bản mô phỏng của Eric Toner – nhà khoa học từ Trung tâm y tế ĐH Johns Hopkins (Hoa Kỳ). Nó mạnh hơn nCov rất nhiều, thậm chí hơn cả dịch SARS trước kia.
Dịch viêm phổi do virus corona 2019-nCov tại Vũ Hán gây ra đang khiến dư luận thế giới hết sức hoang mang. Ở thời điểm hiện tại, hơn 2700 người tại Trung Quốc được xác định đã nhiễm virus, với 80 trường hợp tử vong.
Sự xuất hiện của dịch bệnh cùng họ với virus gây dịch SARS từng giết chết 800 người vào năm 2002 diễn ra vào thời điểm hết sức tồi tệ: Tết âm lịch – khi hàng trăm triệu người Trung Hoa bắt đầu di chuyển về quê. Chính phủ vì thế đã phải ra lệnh phong tỏa Vũ Hán – nơi khởi phát dịch bệnh – cùng 12 thành phố lân cận.
Ảnh minh họa
Có thể nói dịch bệnh khiến cho rất nhiều người cảm thấy bất ngờ, nhưng Eric Toner – nhà khoa học từ Trung tâm y tế ĐH Johns Hopkins (Hoa Kỳ) thì không nghĩ vậy. Ông không shock một chút nào vì chỉ chưa đầy 3 tháng trước, Toner đã lập ra một kịch bản mô phỏng về một dịch bệnh toàn cầu, có liên quan đến một loại coronavirus.
“Rất lâu rồi, tôi đã nghĩ rằng nếu có một dịch bệnh mới xảy ra, đó hẳn phải là từ một loại virus corona,” – Toner chia sẻ.
Dịch bệnh tại Vũ Hán hiện chưa được xem là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng hiện tại đã có 41 người nhiễm bệnh ở phạm vi ngoài biên giới Đại Lục – bao gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore, Arab Saudi, Mỹ, Úc, Pháp…
“Chúng ta hiện chưa biết khả năng lây lan của virus lần này là như thế nào. Những gì xác định được là nó lây từ người sang người, nhưng mức độ đến đâu thì chưa rõ.” - Toner chia sẻ với Business Insider vào ngày 24/1. “Ấn tượng ban đầu là có vẻ nó nhẹ hơn SARS nên có thể tạm yên tâm. Tuy nhiên, nó có thể dễ lan truyền hơn SARS.”
Nhận định của Toner cũng hoàn toàn có cơ sở, khi mới đây các chuyên gia xác định rằng virus nCov mới có thể lây lan ngay khi người bệnh chưa bộc lộ triệu chứng – điều không xảy ra với SARS.
Virus corona Vũ Hán
Kịch bản: virus giết chết 65 triệu người trong 18 tháng
Kịch bản của Toner mô phỏng về một loại virus có tên viết tắt là CAPS. Đây là một dự án của Diễn đàn kinh tế thế giới và Quỹ Bill and Melinda Gates Foundataion, xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu dịch bệnh bắt nguồn từ một trang trại nuôi lợn tại Brazil.
Virus CAPS trong mô hình của Toners sẽ có khả năng kháng lại tất cả vaccine hiện đại. Nó mạnh hơn SARS, và dễ lây lan giống virus cúm. Dịch bệnh khởi nguồn từ quy mô nhỏ: nông dân tại Brazil bắt đầu xuất hiện triệu chứng giống cúm hoặc viêm phổi. Từ đây, virus lan ra cộng đồng, sang các nơi lân cận với Nam Mỹ.
Video đang HOT
Các chuyến bay bị hủy hàng loạt, du lịch giảm 45%. Mọi người bắt đầu hoang mang vì những tin đồn không xác thực từ mạng xã hội. Sau 6 tháng, virus lan ra quy mô toàn cầu, và chỉ sau 18 tháng, 65 triệu người sẽ tử vong vì nó. So sánh dịch bệnh với dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918, khi ấy 50 triệu người đã thiệt mạng.
Dịch bệnh sẽ ngay lập tức gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu: thị trường chứng khoán giảm 20% – 40%, GDP giảm 11%. Ngay bản thân virus tại Vũ Hán cũng sẽ gây hiệu ứng tương tự về tài chính, khi số các ca nhiễm bệnh chạm ngưỡng 1000 (giờ là 2700). Như vào ngày 21/1, thị trường chứng khoán tại Hong Kong (Trung Quốc) đã giảm 2,8% do giao thông, du lịch và các ngành nghề liên quan giảm hoạt động.
Trong kịch bản, các nhà khoa học không thể kịp thời sản xuất vaccine ngăn chặn dịch bệnh. Giả thuyết này dựa trên thực tế với các dịch SARS và MERS – cả hai đều không có vaccine ở thời điểm bùng phát.
Nhưng tất nhiên, điều này không có nghĩa virus Vũ Hán cũng như vậy. Ở thời điểm hiện tại, các chuyên gia đang gấp rút sản xuất, chế tạo vaccine để kìm hãm dịch, và đang dần cho kết quả tốt.
“Nếu chúng ta có thể tạo ra vaccine mới trong vòng vài tháng thay vì hàng năm, câu chuyện sẽ trở nên khác hẳn,” – Toner chia sẻ. “Dẫu vậy, chúng ta phải nghĩ cả cách sản xuất ở quy mô toàn cầu, cũng như làm cách nào để phân phối hiệu quả cho tất cả mọi người.”
Theo Helino
Bên trong "Thành phố ma" Vũ Hán: Nơi 11 triệu người bị cách ly hoàn toàn, lương thực cạn kiệt, gia đình ly tán, mọi người bàng hoàng lo sợ cầu cứu
Sau khi chính phủ Vũ Hán đưa ra quyết định cách ly hoàn toàn 11 triệu dân của thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người dân nơi này bắt đầu rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ.
Theo các chuyên gia, với quyết định đóng cửa thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hiện đang phải thực hiện một chiến thuật ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh với quy mô đáng kinh ngạc, chưa từng có tiền lệ trước đây. Tính đến ngày 23/1, đã có 17 người không qua khỏi (đến lúc này - ngà 24/1 đã là 26 người), gần 600 ca nhiễm bệnh, trong đó phần lớn đều ở Vũ Hán.
Cảnh sát Vũ Hán tập trung bên ngoài nhà ga.
Theo thông báo chính thức trước đó, đúng 10 giờ sáng 23/1, chính quyền Vũ Hán sẽ thực hiện lệnh cấm "nội bất xuất, ngoại bất nhập", người người nhà nhà đã đổ xô đến các nhà ga xe lửa, bến xe và sân bay với hy vọng có thể vớt vát được chuyến bay, chuyến xe, chuyến tàu cuối cùng để rời khỏi thành phố đáng sợ này. Chính phủ thông báo rằng, nếu không có lý do đặc biệt, không ai được quyền rời khỏi thành phố này.
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 23/1, ga tàu hỏa Vũ Hán đã chật cứng hành khách. Nhưng không phải tất cả mọi người đều muốn thoát khỏi thành phố. Ông Trương, 61 tuổi đến từ Vũ Hán, đang chuẩn bị hành trình công tác đến Thiên Tân nhưng sẽ trở về trước dịp Tết Nguyên Đán nói rằng, ông rất sợ khả năng lây lan của virus và nghĩ rằng chính quyền sẽ có biện pháp phòng ngừa sớm.
Từ sáng sớm, nhiều người dân Vũ Hán đã điều khiển xe rời khỏi nơi này trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực.
Nhưng điều không may là đã xảy ra ùn tắc khắp các tuyến đường ra vào thành phố Vũ Hán. Từng người phải được kiểm tra thân nhiệt và một số thông tin liên quan. Ngoài việc tự lái xe, nhiều người khác cũng đăng ký các dịch vụ xe công nghệ để mau chóng thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Đến khoảng 10 giờ, lệnh cấm chính thức có hiệu lực, giới chức trách cấm tất cả các tuyến đường giao thông từ thành phố Vũ Hán, ngưng hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt, cũng như đóng cửa sân bay và ga tàu hỏa.
Sau 1 giờ chiều, chính quyền tỉnh Hồ Bắc thông báo các con đường nội thành Vũ Hán như Cung Gia Lĩnh, Tiểu Quân San, Hán Nam, Bắc Hồ, Hoa San, Bách Tuyền, Thanh Long... đã bị phong tỏa hoàn toàn.
Thời điểm này, người dân lại đổ xô đến các siêu thị để mua thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác. Một số trung tâm mua sắm vẫn mở cửa vào lúc 9 giờ 30 sáng như thường lệ nhưng có rất ít khách hàng lui đến. Theo ông Wu, một người dân địa phương, cho biết: Nhiều trung tâm thương mại lớn đã đóng cửa vào trưa ngày 23/1 và sẽ đóng cửa suốt những ngày Tết cho đến khi có thông báo mới.
Nhưng vì nguồn cung không đủ với cầu, các kệ siêu thị trống trơn, và nhiều khu chợ địa phương bị người dân vét sạch hàng hóa. Bởi vì họ không thể đi đâu, chỉ có thể ở nhà nên có nhu cầu thực phẩm tươi sống rất lớn, đặc biệt là trái cây và rau quả.
Các trạm xăng bị quá tải vì tài xế kéo tới dự trữ nhiên liệu giữa những tin đồn rằng nguồn nhiên liệu dự trữ cạn kiệt. Ngoài ra, tại các cửa hàng bán nhu yếu phẩm đã bị cư dân địa phương mua hết những chiếc khẩu trang y tế cuối cùng.
Wang Wei - Giáo sư Đại học Khoa học và Công nghệ ở Huazhong Vũ Hán đã phải từ bỏ kế hoạch về quê nhà ở Suizhou, cách Vũ Hán 150km. "Tôi không thể rời khỏi nơi này mặc dù tôi rất muốn. Tôi đã mua rất nhiều đồ dự trữ vào ngày hôm qua, tôi nghĩ sẽ đủ dùng cho vài ngày sắp tới", ông Wang nói.
Không thể "thoát khỏi" thành phố, người dân bắt đầu đổ xô đi mua thực phẩm để dự trữ.
Rất nhiều thực phẩm đã được chuyển đến Vũ Hán nhưng sau 3 giờ từ khi có lệnh "phong tỏa Vũ Hán", hàng hóa đã cạn kiệt.
Ngoài ra, một số người dân Vũ Hán nói rằng, họ đang gặp phải sự khủng hoảng tại các siêu thị, cửa hàng hay trung tâm mua sắm khi mọi người đã vét sạch hàng hóa. "Một chiếc bắp cải giờ có giá lên tới 35 nhân dân tệ (hơn 100 nghìn đồng, tăng nhiều lần trước khi có lệnh cấm. Một số cửa hàng, siêu thị hay dịch vụ giao hàng online đều không còn hàng để giao. Các trung tâm mua sắm, trục đường chính, nơi sầm uất thường ngày giờ đây vắng tanh. Vũ Hán trông giống như một thành phố ma.", một người dân cho biết.
Cũng trong chiều ngày 23/1, Bộ giao thông Vận tải đã ban hành lệnh khẩn cấp yêu cầu tất cả các cơ quan giao thông vận tải phải đóng cửa hoàn toàn. Văn phòng du lịch và văn hóa Vũ Hán đã hủy bỏ các tour du lịch tham quan, lệnh cho các công ty du lịch hoàn tiền cho du khách.
Trong khung cảnh hỗn loạn tại thành phố, nhiều người dân Vũ Hán nói rằng, điều cần thiết nhất bây giờ chính là việc điều trị y tế. Cô Yu, một cư dân Vũ Hán đã chia sẻ: "Chúng tôi đang thiếu nguồn lực y tế. Các bác sĩ trực 24/24, sống trong bệnh viện, ngày đêm chiến đấu với những ca nhiễm bệnh. Tôi có anh bạn làm trong bệnh viện, anh luôn nói thiết bị bảo vệ ngay cả đối với các bác sĩ tiền tuyến như hiện tại là không đủ. Nhiều nhân viên y tế đã ngã bệnh. Tôi nghĩ chính phủ cần biết vấn đề nhưng nó không được thực hiện nhanh chóng. Cái chúng ta cần làm bây giờ là tốc độ. Khi chúng tôi nhận được lệnh cấm, chúng tôi đã khóc".
Đại diện một công ty dược tại Vũ Hán cho biết, hơn 200 công ty khác đã làm việc với nhau để vượt qua khoảng thời gian khó khăn này. Các nhân viên của công ty không được nghỉ Tết và phải quay lại với công việc để sắp xếp triển khai và vận chuyển một số sản phẩm phòng chống dịch bệnh: "Một lượng lớn các loại thuốc đang được lần lượt chuyển đến Vũ Hán. Đã có hơn 300 nghìn mặt nạ phòng khí độc được chuyển đến đây vào ngày 22/1".
Đường phố Vũ Hán sau lệnh cấm vận.
Theo nguồn tin từ tờ Securities Times đưa tin, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cho biết, họ đã sắp xếp cho 10.000 bộ quần áo bảo hộ và 50.000 găng tay sẽ gửi đến Vũ Hán từ kho dự trữ y tế Trung ương.
Một cư dân Vũ Hán 24 tuổi tên Huang cho biết, khách sạn anh làm việc trong thành phố không còn nhận khách check in. "Chúng tôi chỉ xử lý những người trả phòng, không nhận check in nữa. Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất vào lúc này chính là bạn cần đeo khẩu trang để ra ngoài để tránh bệnh lây lan", anh nói.
Vũ Hán như một thành phố ma khi rơi vào tình trạng thiếu thốn lương thực, gia đình ly tán.
Lệnh cấm đối với thành phố đã gây ra sự gián đoạn về giao thông, buộc các gia đình phải xem xét kế hoạch sum vầy đón Tết. Chen Yan, một nhân viên IT 35 tuổi đã đến Vũ Hán cùng vợ và con trai 5 tuổi để đi thăm bố mẹ vào tối 22/1.
Thế nhưng, sau đó anh đã yêu cầu cả nhà cùng rời khỏi thành phố nhưng bố mẹ lại không muốn đi. "Tôi cảm giác như mọi thứ đang dần xấu đi. Tuy nhiên, bố mẹ tôi lại không muốn rời đi mặc dù tôi đã cố gắng thuyết phục họ. Mẹ tôi muốn ở lại Vũ Hán như mọi dịp Tết Nguyên Đán trước đây, vì vậy sau khi dùng cơm bữa tối thứ 4 (22/1), chúng tôi đã rời đi. Trước khi rời khỏi nhà, tôi đã ôm mẹ và khóc rất nhiều".
(Nguồn: SCMP, Sina)
Theo helino.ttvn.vn
Đoàn khách Vũ Hán nhập cảnh Đà Nẵng vào 28 Tết làm thủ tục về nước 166 người/218 du khách người Vũ Hán nhập cảnh vào Đà Nẵng ngày 28 Tết đang làm thủ tục để hồi hương vào 19 giờ tối nay tại sân bay Đà Nẵng. Tính đến 10 giờ ngày 27.1, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 12.000 người Trung Quốc đang đi du lịch và làm việc. Đoan khach ngươi Vu Han...