Kịch bản Trung Quốc diễu võ giương oai hậu phán quyết ‘đường lưỡi bò’

Theo dõi VGT trên

Sau khi Tòa trọng tài bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, các chuyên gia cảnh báo Bắc Kinh có thể gia tăng quân sự hóa Biển Đông.

Kịch bản Trung Quốc diễu võ giương oai hậu phán quyết đường lưỡi bò - Hình 1

Phán quyết của Tòa trọng tài đã giúp thu hẹp tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Bloomberg

Đánh giá ý nghĩa phán quyết của Tòa trọng tài đưa ra hôm 12/7, Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, trao đổi với VnExpress rằng đây là một dấu mốc lớn trong lịch sử tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mở ra một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ quốc tế ở khu vực.

Theo ông Vuving, việc Toà bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” đồng thời khẳng định không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế đã thu hẹp đến mức gần như tối đa các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tạo ra sự minh bạch về quy chế pháp lý cho một vùng rộng lớn đến 80% diện tích Biển Đông.

Dự liệu một số kịch bản xấu mà Trung Quốc có thể thực hiện, giáo sư Vuving cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, thậm chí có thể tăng cường quân sự hoá ở Biển Đông, chiếm đảo không có người ở, công bố đường cơ sở của quần đảo Trường Sa.

“Nói chung Trung Quốc sẽ tăng gây hấn, diễu võ giương oai để chứng tỏ phán quyết của Toà chỉ ‘như tờ giấy lộn’ như lời ông Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, nói tại Mỹ tuần trước. Nhưng họ sẽ không đẩy đến xung đột vũ trang mà sẽ là gây hấn ở vùng xám giữa chiến tranh và hoà bình”, ông Vinh nói.

Giáo sư James Holmes, chuyên gia về chiến lược tại trường Hải quân chiến tranh (Naval War College), Mỹ, cho rằng khi dư luận đang “sục sôi” với phán quyết của Tòa, Trung Quốc có thể chưa hành động, chờ cho cơn sóng dịu xuống và sẽ quay trở lại. Chiến thuật rút lui tạm thời, âm thầm có thể phù hợp với mục tiêu của giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Sau đó, Bắc Kinh có thể khôi phục “chính sách ngoại giao cây gậy nhỏ”, chủ yếu dựa vào các tàu và máy bay của lực lượng hải cảnh, sau đó là có sự hỗ trợ của “tàu vỏ trắng”, cùng không quân và thậm chí cả tên lửa. Với Việt Nam và Philippines, Bắc Kinh có thể dùng “cây gậy kinh tế” để đối phó, điều không gây nên “bức tranh quá kịch tính” trên biển.

Chuyên gia người Mỹ cảnh báo về thời điểm Trung Quốc chuyển từ sử dụng lực lượng “tàu vỏ trắng” cùng máy bay của lực lượng hải cảnh sang “tàu vỏ xám” và máy bay của Hải quân thuộc Quân giải phóng nhân dân (PLA).

“Nó sẽ mang chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh có ý đồ như thế nào. Chiến thuật của Trung Quốc là điều khó đoán”, ông Holmes nói.

Video đang HOT

Về khả năng Trung Quốc lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, dẫn lại ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp với Nhật Bản, ông Holmes nhận định nó cũng sẽ “hầu như vô hiệu”. Bắc Kinh hiểu rằng việc yêu cầu tàu và máy bay các nước báo cáo khi đi qua ADIZ sẽ khiến các nước tìm con đường khác, dẫn tới bảo hiểm tăng mạnh, tàu và máy bay thay đổi đường đi, tất cả các nền kinh tế, gồm cả Trung Quốc, sẽ phải gánh hậu quả.

“Tôi nghi ngờ Bắc Kinh sẽ kiên quyết về vấn đề này”, ông Holmes nói.

Bày tỏ đồng tình, Giáo sư Vuving đánh giá Bắc Kinh có thể vấp phải tình huống “gậy ông đập lưng ông” nếu các nước cùng có tranh chấp cũng lập ADIZ của mình. Thực tế Philippines đã lập ADIZ từ năm 1953 nhưng không bao phủ quần đảo Trường Sa và lâu nay không hoạt động.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Mỹ, đánh giá một Trung Quốc cậy lớn và giận dữ có thể làm những việc khó có thể đoán trước, tuy nhiên việc thiết lập ADIZ trên toàn bộ Biển Đông là ngoài thực lực của Bắc Kinh. Trung Quốc không thể ép thuyền bè và máy bay các nước trong và ngoài khu vực báo trước khi di chuyển qua vùng này.

“Nếu không báo trước thì Trung Quốc có thể bắt các thuyền bè dừng lại và các máy bay hạ cánh mà không bị thế giới lên án không?”, giáo sư Long đặt câu hỏi.

Trung Quốc có thể la lối om xòm, nhưng bất cứ một hành động cản trở hay gây tác hại sau phán quyết sẽ chứng tỏ Trung Quốc cố ý phạm pháp và vì thế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với Trung Quốc trong các lãnh vực khác.

Ông Vuvinh cho rằng Manila sẽ có rất nhiều lợi thế khi thương lượng với Trung Quốc. Rất có thể Philippines sẽ đồng ý chia sẻ nguồn lợi hải sản với Trung Quốc để làm “động tác giảng hoà”. Tuy nhiên Trung Quốc sẽ đòi hỏi Philippines phải “không công nhận phán quyết của Toà”. Nếu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chịu chấp nhận điều kiện này thì sẽ gặp phản ứng rất bất lợi từ trong nước. Do đó phán quyết của Toà sẽ tạo thế kẹt cho bất cứ ai muốn bán rẻ quyền lợi của Philippines cho Trung Quốc.

Theo ông Vuvinh, những nước có lợi ích trực tiếp, trong đó có Việt Nam, nên sử dụng các điểm trong phán quyết để vận động dư luận thế giới gây áp lực với Trung Quốc, từ đó dần dần thực thi các điều khoản trong phán quyết và thúc đẩy Trung Quốc sớm chấp nhận một Bộ Quy tắc ứng xử COC với ASEAN.

Giáo sư Holmes lo ngại ngoài khả năng lập ADIZ thì Trung Quốc có thể bắt đầu xây dựng tại bãi cạn Scarborough, như là đã làm với Vành Khăn. Nếu không bên nào phản đối, Trung Quốc sẽ hủy hoại thêm luật quốc tế trên biển ở Đông Nam Á và thể hiện rằng các cường quốc, trong đó có Mỹ, bất lực.

Dù Toà không có cơ chế thực thi phán quyết nhưng phán quyết đã tạo ra cơ sở pháp lý rất rõ ràng để các nước như Mỹ, Nhật Bản có thể trợ giúp đồng minh và đối tác trong khu vực với tư cách bảo vệ luật pháp quốc tế, theo ông Vuving. Ngoài ra, áp lực quốc tế cũng sẽ có tác dụng nhất định để Trung Quốc phải thay đổi quan điểm và cách hành xử của họ.

Cảnh báo về phản ứng của cộng đồng quốc tế, giáo sư Holmes cho rằng nếu các nước châu Á và các nước ngoài khu vực, không riêng Mỹ, quan tâm đúng mức đến tự do hàng hải, có thể sẽ hình thành một liên minh vững chắc ngăn chặn Trung Quốc.

“Ngược lại nếu cộng đồng này thể hiện sự thờ ơ thì Trung Quốc có thể chiếm ưu thế và hủy hoại nghiêm trọng cả lợi ích của châu Á và hệ thống giao thương tự do trên biển”, ông Holmes nói.

Việt Anh

Theo VNE

Thẩm phán Philippines nêu cách buộc Trung Quốc thực thi phán quyết 'đường lưỡi bò'

Philippines có thể sử dụng các biện pháp kinh tế để buộc Trung Quốc thực thi các điều khoản trong phán quyết "đường lưỡi bò" của Tòa Trọng tài.

Thẩm phán Philippines nêu cách buộc Trung Quốc thực thi phán quyết đường lưỡi bò - Hình 1

Hình ảnh được cho là oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc bay qua bãi cạn Scarborough sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò". Ảnh: Weibo

Theo phán quyết của Tòa Trọng tài ở The Hague, yêu sách về "quyền lịch sử" Trung Quốc đưa ra trong "đường 9 đoạn" là vô giá trị, và khoảng 25% vùng biển trong đó là khu vực biển quốc tế, nơi các quốc gia có quyền tự do đi lại trên không và trên biển, dù là tàu dân sự hay quân sự.

Wall Street Journal dẫn phân tích của thẩm phán Antonio T. Carpio thuộc tòa án Tối cao Philippines cho biết, dù không có lực lượng cảnh sát biển quốc tế để thực thi phán quyết, các cường quốc hải quân, dẫn dầu là Mỹ, đã tuyên bố sẽ tiếp tục qua lại tự do trên vùng trời và vùng biển quốc tế ở Biển Đông để thực thi quyền của họ.

Và khi Trung Quốc không thể ngăn các cường quốc này thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không, một phần quan trọng của phán quyết cuối cùng đã được thực thi. Biển Đông không bao giờ là ao nhà của Trung Quốc như tham vọng mà nước này vẽ ra qua "đường lưỡi bò".

Sự bất hợp pháp của "đường lưỡi bò", theo Tòa Trọng tài, còn thể hiện ở chỗ nó bao trùm lên Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Philippines và các nước khác.

Thẩm phán Carpio cho rằng, nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của Tòa, Manila có thể thực hiện một số biện pháp để thực thi phán quyết và bảo vệ lợi ích của mình.

Trong trường hợp một công ty dầu khí Trung Quốc đưa dàn khoan tới khu vực nước này chiếm đóng để khai thác khí đốt, Philippines có thể kiện công ty này ở bất kỳ quốc gia nào mà công ty có tài sản, như Canada, một thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Philippines có thể đề nghị tòa án Canada thu giữ tài sản của công ty dầu khí Trung Quốc ở nước này để đền bù cho những tổn thất mà phía công ty trên gây ra.

Ngoài ra, Philippines cũng có thể yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại. Tòa Trọng tài từng nêu rõ hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể sửa chữa đối với hệ sinh vật biển ở quần đảo Trường Sa, trong đó có đá Vành khăn và đá Subi thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo UNCLOS, một quốc gia bắt buộc phải có nghĩa vụ pháp lý đối với thiệt hại gây ra cho môi trường biển của quốc gia khác.

Bên cạnh đó, Philippines cũng có thể yêu cầu cơ quan Đáy biển quốc tế (ISA), một tổ chức thành lập theo quy định của UNCLOS, ngừng cấp 4 giấy phép từng cấp cho Trung Quốc để nước này khai thác đáy biển trong vùng biển quốc tế, bên ngoài quyền tài phán của Bắc Kinh.

Theo thẩm phán Carpio, đây cũng là một biện pháp tương đối hữu hiệu, bởi các quốc gia phê chuẩn UNCLOS đã nhất trí chấp thuận rằng ISA và các phán quyết của cơ quan này là một phần không tách rời của UNCLOS.

Nếu Trung Quốc không chấp thuận quyết định của ISA, Manila có thể cáo buộc rằng Bắc Kinh thừa nhận UNCLOS dưới góc độ được khai thác nguồn lực đáy biển nhưng lại bác bỏ các điều khoản liên quan tới giải quyết tranh chấp.

"Cùng với thời gian, phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ cần được thực thi đầy đủ vì thế giới sẽ không chấp nhận một quốc gia đơn lẻ tuyên bố chủ quyền đối với gần trọn một vùng biển có nhiều quốc gia khác giáp ranh. Hành vi vi phạm của Trung Quốc, nếu không được ngăn chặn, sẽ đồng nghĩa với 'cái chết' của Luật Biển quốc tế", thẩm phán Carpio khẳng định.

Nguyễn Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữÔng Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ
21:28:23 06/02/2025
Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?
12:50:26 08/02/2025
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?
21:54:56 06/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tếTổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế
13:13:44 07/02/2025
Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?
13:07:19 07/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'
21:46:40 06/02/2025
Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?
21:52:29 06/02/2025
Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung QuốcĐiểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc
17:10:49 07/02/2025

Tin đang nóng

Nữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung QuốcNữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung Quốc
14:57:28 08/02/2025
Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú YênClip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên
12:27:51 08/02/2025
Danh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ bị lật ở Phú YênDanh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ bị lật ở Phú Yên
15:01:39 08/02/2025
Kinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhânKinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhân
14:04:26 08/02/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tínhHoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tính
12:54:01 08/02/2025
Nữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần ThơNữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần Thơ
13:58:17 08/02/2025
Đòn trừng phạt chồng cũ Từ Hy Viên và mẹ chồng cũ sau trò lố lợi dụng cái chết của minh tinhĐòn trừng phạt chồng cũ Từ Hy Viên và mẹ chồng cũ sau trò lố lợi dụng cái chết của minh tinh
16:29:14 08/02/2025
Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?
12:01:33 08/02/2025

Tin mới nhất

Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước

Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước

17:01:59 08/02/2025
Tuy nhiên với những thông báo mới nhất được đưa ra trong ngày 7/2, giới phân tích cho rằng không rõ điều này sẽ ảnh hưởng đến những cam kết trên của ông Trump như thế nào.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đóng băng nguồn tài trợ cho Nam Phi

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đóng băng nguồn tài trợ cho Nam Phi

17:00:18 08/02/2025
Theo nhà lãnh đạo Nam Phi, đạo luật quốc hữu hóa mới không phải là một công cụ tịch thu, mà là một quy trình pháp lý được thực hiện theo hiến pháp để đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của công chúng theo cách công bằng và chính đáng.
Tỷ phú Musk thúc giục Mỹ đầu tư vào UAV và AI để giành lợi thế trong chiến tranh

Tỷ phú Musk thúc giục Mỹ đầu tư vào UAV và AI để giành lợi thế trong chiến tranh

16:08:33 08/02/2025
Vị doanh nhân này từ lâu đã là người chỉ trích mạnh mẽ tình trạng kém hiệu quả trong ngành quốc phòng Mỹ, cho rằng tình trạng quan liêu quá mức và các chiến lược quân sự lỗi thời làm suy yếu an ninh quốc gia.
Gặp gỡ mừng Xuân Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng tại Brazil

Gặp gỡ mừng Xuân Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng tại Brazil

15:57:48 08/02/2025
Về quan hệ Việt Nam - Brazil, Đại sứ Bùi Văn Nghị khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hành trình tìm đường cứu nước, từng đặt chân đến Rio de Janeiro năm 1912, đánh dấu sự kết nối đầu tiên giữa hai dân tộc.
Tín hiệu mới của Tổng thống Trump về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều

Tín hiệu mới của Tổng thống Trump về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều

15:55:14 08/02/2025
Nhận xét về những cuộc tiếp xúc trước đó với Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Trump cho biết: Tôi đã rất hợp với ông ấy, như bạn biết đấy. Tôi nghĩ tôi đã ngăn chặn được chiến tranh .
UNAIDS lo ngại việc Mỹ ngừng viện trợ nước ngoài

UNAIDS lo ngại việc Mỹ ngừng viện trợ nước ngoài

15:47:17 08/02/2025
Là cơ quan viện trợ cho các chương trình y tế và khẩn cấp ở những khu vực nghèo nhất thế giới, USAIDS từ lâu đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều cơ quan và chương trình viện trợ của Liên hợp quốc.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc yêu cầu Rwanda rút quân khỏi CHDC Congo

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc yêu cầu Rwanda rút quân khỏi CHDC Congo

15:44:14 08/02/2025
Ngoài ra, Đại sứ Ngango cho biết Rwanda cam kết giải quyết xung đột bằng đối thoại chính trị và cho rằng có những lời dối trá được lan truyền rằng tài nguyên khoáng sản là nguyên nhân .
Tổng thống Mỹ tuyên bố ý định sa thải Hội đồng quản trị Trung tâm Kennedy

Tổng thống Mỹ tuyên bố ý định sa thải Hội đồng quản trị Trung tâm Kennedy

15:16:58 08/02/2025
Dù Tổng thống Trump không đề cập chính xác chương trình mà ông đang ám chỉ, nhưng vào tháng 12 năm ngoái, Trung tâm Kennedy đã tổ chức các buổi hòa nhạc của ban nhạc Bertha, trong đó có một số nghệ sĩ drag biểu diễn.
Tìm thấy xác máy bay rơi ở Alaska, 10 người được cho đã thiệt mạng

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Alaska, 10 người được cho đã thiệt mạng

15:14:40 08/02/2025
Sở Cứu hỏa Tình nguyện Nome, đơn vị đã tham gia vào công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, cũng đã xác nhận thông tin này trên Facebook.
Tổng thống Putin chỉ đạo thay đổi cơ cấu tăng trưởng kinh tế của Nga

Tổng thống Putin chỉ đạo thay đổi cơ cấu tăng trưởng kinh tế của Nga

15:07:57 08/02/2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng chiến lược phát triển nền kinh tế cung ứng mà Tổng thống Putin đề ra có thể giúp Nga dần giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, củng cố nền tảng kinh tế nội địa và tăng cường vị thế trên trường quốc tế.
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày

Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày

13:48:20 08/02/2025
Trong 2 vụ việc riêng rẽ xảy ra trong cùng một ngày, 2 đại tá Nga đều bị rơi khỏi cửa sổ và 1 người đã thiệt mạng, trong khi người còn lại bị thương.
Hé lộ 5 điểm chính trong kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine của ông Trump

Hé lộ 5 điểm chính trong kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine của ông Trump

13:45:57 08/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ được cho là đã phác thảo kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ, trong đó có đề cập đến điều khoản về nhượng bộ lãnh thổ.

Có thể bạn quan tâm

'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?

'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?

Hậu trường phim

18:04:31 08/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam có những phút trải lòng về câu chuyện doanh thu cũng như những ý kiến tranh cãi khi Đèn âm hồn ra rạp.
HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm

HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm

Sao việt

17:54:49 08/02/2025
Cụ thể, khi một người trong ekip nhắc đến chuyện tình cảm gần đây của Lê Hoàng Phương thì nàng hậu ngay lập tức có biểu cảm kém vui, thể hiện sự không thoải mái.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon

Ẩm thực

17:50:45 08/02/2025
Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon. Thỉnh thoảng hãy chế biến một bữa ăn giản dị, gần gũi như thế này hẳn cả nhà sẽ thích thú.
Đấu vật với hot girl xinh đẹp, đối thủ nam hé lộ trải nghiệm khó quên

Đấu vật với hot girl xinh đẹp, đối thủ nam hé lộ trải nghiệm khó quên

Netizen

17:15:26 08/02/2025
Đoạn video ghi lại cảnh một cô gái tham gia đấu vật cùng đối thủ nam trong lễ hội đầu xuân ở Bắc Ninh vẫn đang thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao

Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao

Trắc nghiệm

17:09:59 08/02/2025
Để tránh rước những điều không may mắn trong ngày đầu xuân năm mới, bữa cơm Tết nên kiêng chuẩn bị 5 món sau đây.
Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại

Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại

Nhạc quốc tế

15:55:51 08/02/2025
Vừa qua, hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện trao đổi vé của SEVENTEEN được fan truyền tay nhau trên mạng xã hội.
Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy

Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy

Sao âu mỹ

15:52:11 08/02/2025
Đoạn clip ghi lại màn xuất hiện của Taylor Swift - Miley Cyrus cũng nhanh chóng gây bão mạng xã hội trong buổi sáng 8/2.
Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn

Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn

Tin nổi bật

15:27:26 08/02/2025
Anh Nguyễn Văn Gia Bảo cùng bạn gái lên Đà Lạt để chụp ảnh cưới thì bị nạn, kế hoạch của hai người hoãn lại để điều trị vết thương.
Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

15:24:08 08/02/2025
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Phương Mai để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.