Kịch bản tốt nhất và xấu nhất khi thế giới đối mặt siêu biến chủng Omicron
Chuyên gia vạch ra các kịch bản đối lập nhau gồm lý tưởng nhất và tồi tệ nhất khi biến chủng nhiều đột biến chưa từng có Omicron xuất hiện và lây lan trên thế giới.
Thế giới đã trải qua 2 năm “quay cuồng” vì Covid-19 (Ảnh minh họa: Reuters).
Theo The Atlantic, sự xuất hiện của biến chủng Omicron có nhiều đột biến kỷ lục đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và dư luận quốc tế, khi thế giới đã trải qua 2 năm “quay cuồng” vì dịch bệnh.
Câu hỏi được đặt ra là, sự xuất hiện của Omicron có tác động như thế nào và bao giờ đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc.
Theo giới chuyên gia, tác động của Omicron tới đại dịch sẽ được định hình bởi 3 yếu tố: Khả năng lây lan của mầm bệnh, mức độ mà nó có thể né tránh các kháng thể hiện có và độc lực – tức là khả năng gây ra triệu chứng nặng hay nhẹ của mầm bệnh.
Nếu Omicron lây lan giữa các vật chủ, làm giảm kháng thể trung hòa và gây ra triệu chứng nguy hiểm bất thường, thế giới sẽ gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu Omicron là biến thể siêu lây nhiễm nhưng chỉ gây ra triệu chứng nhẹ, nó có thể trở thành tin tốt cho thế giới.
Video đang HOT
Kịch bản tươi sáng nhất
Các nhà khoa học cho rằng, vào thời điểm này, việc sống chung với đại dịch Covid-19 là điều khó có thể tránh khỏi. Chuyên gia Tara Kirk Sell từ Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins nhận định rằng, việc xóa sổ, loại trừ hoàn toàn Covid-19 giờ đây có thể không còn là mục tiêu thực tế.
Vì “kẻ thù” không thể bị xóa bỏ hoàn toàn, con người sẽ có cơ hội sinh tồn tốt hơn nếu như Covid-19 được “trang bị súng cao su thay vì đại bác”, theo The Atlantic.
Các bác sĩ từ Nam Phi và Israel cho biết, các ca bệnh Omicron có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với Delta. Hiện chưa có ca bệnh nặng hay tử vong nào xuất hiện trong 60 ca Omicron được ghi nhận tại Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, dữ liệu về chủng này hiện khá hạn chế khi mới có ít hơn 250 ca được phát hiện trên phạm vi toàn cầu, phần lớn ở Nam Phi, một quốc gia có dân số trẻ hơn mức trung bình và ít nguy cơ mắc triệu chứng bệnh phức tạp.
Nếu Omicron tiếp tục cho thấy những dấu hiệu nó gây ra triệu chứng nhẹ hơn Delta, đó sẽ là tin tốt. Nếu kịch bản trên xảy ra, và Omicron lây lan nhanh hơn Delta, đó sẽ là tin tốt hơn nữa. Khi 2 biến chủng cùng lây lan, chủng nào có tốc độ lây nhanh hơn sẽ bắt đầu áp đảo chủng còn lại, theo chuyên gia Samuel Scarpino từ Viện Phòng chống đại dịch của Quỹ Rockefeller. Omicron có thể vượt mặt Delta nếu nó có khả năng lây dễ hơn và nhân lên nhanh hơn trong vật chủ.
Kịch bản virus tấn công hệ miễn dịch của con người nghe có vẻ đáng sợ, nhất là sau khi thế giới đã tiến hành chiến dịch phủ vaccine và không một ai muốn bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu nhiễm mầm bệnh mà không đi kèm với nguy cơ mắc các triệu chứng mãn tính hoặc phải dùng máy thở, thì đó có thể không phải là một điều quá tồi tệ, Elizabeth Halloran, nhà thống kê sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, nhận định.
“Nếu Omicron có thể né được vaccine, nhưng cuối cùng thực sự gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, thì đó có lẽ là một bước đi đúng hướng.”
Chờ đợi Omicron được giải mã
Nếu Omicron là biến chủng siêu lây nhiễm nhưng gây ra triệu chứng nhẹ, thì nó vẫn có một bất lợi là: Những người từng mắc Omicron có thể không sản sinh ra đủ kháng thể để chống chọi lại với mầm bệnh sau này, chuyên gia Scarpino cảnh báo.
Theo chuyên gia Katherine J. Wu, các ca Covid-19 thể nhẹ có thể không có tác động đủ mạnh tới hệ miễn dịch để cơ thể sản sinh ra nhiều kháng thể như với các ca bệnh có triệu chứng nặng hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Ali Ellebedy tại đại học Washington nói rằng, các ca bệnh nhẹ không phải lúc nào cũng không tạo ra được hệ miễn dịch đủ mạnh.
“Khi bạn mắc bệnh và cơ thể tạo ra kháng thể, hệ miễn dịch của bạn sẽ phản ứng. Ngay cả khi bạn không thấy ốm yếu, cơ thể bạn có thể sinh ra kháng thể và huấn luyện tế bào T chống lại những tác nhân lạ tấn công bạn lần tới. Bằng cách kích thích hệ miễn dịch tương đối nhẹ ở đủ số lượng người, một phiên bản lây lan rộng của virus có thể bảo vệ dân số thế giới tốt hơn trong tương lai”, theo chuyên gia Ellebedy.
Omicron có thể là phiên bản lây nhiễm mạnh hơn Delta nhưng ít độc lực hơn hoặc nó có thể ít lây lan hơn Delta, không dễ xâm nhập vào hàng rào miễn dịch của con người hơn Delta. Nếu kịch bản này xảy ra, thế giới lại trở về với kịch bản 2 tuần trước: Tiếp tục mắc kẹt với Delta và chờ giải pháp tiếp theo.
Chuyên gia Scarpino nhận định: “Theo một số khía cạnh nào đó, Delta có thể được xem là biến chủng dung hòa các yếu tố. Nó có mức độ lây lan vừa đủ để áp đảo các chủng nguy hiểm hơn và độc lực của nó có thể được kiểm soát thông qua tiêm chủng. Trong vài tuần tới, chúng ta sẽ được biết rằng liệu Omicron sẽ là viên đạn bạc (giúp đại dịch hạ nhiệt) hoặc sẽ là dấu hiệu cho diễn biến xấu hơn trong tương lai”.
Kế hoạch trở lại cuộc sống bình thường mới của Hàn Quốc gặp trở ngại
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết kế hoạch dần trở lại cuộc sống bình thường mới ở nước này đang đối mặt với thách thức khi nước này phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một phát biểu ngày 1/12, Tổng thống Moon Jae-in nói: "Lộ trình trở lại trạng thái bình thường theo giai đoạn không suôn sẻ và mối đe dọa của biến thể mới Omicron ngày càng tăng". Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hàn Quốc khẳng định chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để vượt qua thách thức hiện nay để thúc đẩy lộ trình trở lại cuộc sống bình thường mới.
Tổng thống Moon Jae-in đưa ra tuyên bố trên sau khi Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 1/12 thông báo đã phát hiện 5 ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó có một cặp vợ chồng sống ở Incheon, phía Tây thủ đô Seoul. Cặp vợ chồng này đã được tiêm vaccine đầy đủ, từng đi du lịch Nigeria từ ngày14 - 23/11. KDCA cho biết 3 người nghi nhiễm biến thể Omicron cũng đã được xét nghiệm và kết quả sẽ được công bố vào ngày 4/12.
KDCA cho biết trong ngày 2/12, nước này ghi nhận thêm 5.266 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.242 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh ở nước này 457.612 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, số mắc ở Hàn Quốc tăng trên 5.000 người/ngày. Hàn Quốc cũng có thêm 47 ca tử vong do COVID-19, nâng số người không qua khỏi do đại dịch lên 3.705 người và tỷ lệ tử vong hiện là 0,81. Số bệnh nhân nặng cũng tăng cao nhất với 733 người trong ngày 2/12. Việc Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới và số bệnh nhân nguy kịch tăng lên mức cao nhất đang làm tăng mối lo ngại về năng lực y tế của nước này.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã cản trở nỗ lực trở lại trạng thái bình thường của Hàn Quốc, khi việc nới lỏng dần các biện pháp hạn chế theo kế hoạch "sống chung với COVID-19" mới được bắt đầu vào tháng trước. Theo kế hoạch, Hàn Quốc sẽ nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế vào giữa tháng 12 tới. Tuy nhiên, ngày 29/11 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định ngừng kế hoạch này khi cho rằng mức độ đe dọa của đại dịch đã lên mức cao nhất tại vùng thủ đô Seoul. Chính phủ thông báo sẽ đẩy nhanh tiêm mũi vaccine tăng cường và đảm bảo có thêm giường điều trị cho bệnh nhân trong 4 tuần tới.
Bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron tại Nam Phi không có triệu chứng đặc biệt Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 1/12, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Mvuyisi Mzukwa cho biết các bác sĩ Nam Phi không nhận thấy bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào ở những bệnh nhân nhiễm biến thể mới Omicron so với những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta trước đây. Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải)...