Kịch bản tấn công Syria của Mỹ và NATO

Theo dõi VGT trên

Nhiều khả năng Mỹ và NATO sẽ can thiệp quân sự vào Syria, tuy nhiên điều quan trọng là họ sẽ áp dụng chiến lược như thế nào.

Nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ ra lệnh không kích Syria trong khoảng vài tuần tới.

Hôm thứ Bảy, các cố vấn dân sự và quân sự hàng đầu của ông Obama đã gặp gỡ ở Nhà Trắng để thảo luận về các khả năng có thể xảy ra. Trong khi đó, những chiếc tàu chiến mang theo tên lửa hành trình của Mỹ đang âm thầm áp sát Syria sẵn sàng chờ lệnh Tổng thống. Đáng chú ý nhất là thông tinđược đăng tải trên tờ New York Times cho thấy các trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đang nghiên cứu cuộc không kích ở Kosovo năm 1999 như một “tài liệu tham khảo” cho hành động quân sự ở Syria.

Kịch bản tấn công Syria của Mỹ và NATO - Hình 1

Tàu chiến Mỹ âm thầm áp sát Syria

Trong cuộc xung đột ở Kosovo cách đây 14 năm, người Albania thiểu số ở Kosovo cáo buộc chính quyền của Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic t.hảm s.át dân thường ở đây. Sau một thời gian do dự, Tổng thống Bill Clinton quyết định can thiệp, tuy nhiên Mỹ đã không nhận được sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an, nơi đồng minh của Serbia là Nga kiên quyết phủ quyết các nghị quyết đề cập đến việc sử dụng vũ lực chống lại Serbia. Thế nên Clinton đã phải viện đến NATO, một công cụ từng được xây dựng lên nhằm đối phó với khủng hoảng ở châu Âu.

Những điểm tương đồng trong trường hợp ở Kosovo với Syria là rất rõ ràng. Ở Syria, sau thời gian chần chừ, có lẽ Tổng thống Mỹ rồi cũng sẽ xem xét đến việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên việc can thiệp quân sự vào Syria sẽ không được Hội đồng Bảo an thông qua, bởi Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ phủ quyết. Áp lực can thiệp quân sự ngày càng gia tăng trong những ngày gần đây khi phe đối lập ở Syria và các cơ quan tình báo Mỹ liên tục cung cấp thông tin nói rằng quân đội của Tổng thống Assad đã sử dụng vũ khí hóa học s.át h.ại hơn 1000 dân thường.

Vấn đề là Tổng thống Obama sẽ dựa vào đâu để thành lập một liên minh đa quốc gia tấn công quân sự vào một quốc gia có chủ quyền. Tuy chưa ai biết chắc nhưng câu trả lời khả dĩ một lần nữa lại là NATO, và lần này quốc gia cầm đầu có lẽ sẽ là Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên ở cực đông của khối quân sự này. Hiện các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang rất sốt ruột vì tình hình bất ổn ở Syria, quốc gia nằm ngay sát biên giới phía bắc của nước này.

Một vấn đề nữa mà Tổng thống Obama cũng phải lưu tâm đó chính là những phương án tấn công nào mà NATO đã từng sử dụng và không sử dụng trong cuộc chiến Kosovo. Trong chiến dịch này, Tổng thống Clinton đã yêu cầu không đưa lực lượng bộ binh của Mỹ tới trợ giúp người Albania và yêu cầu các chỉ huy quân sự giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng của lực lượng Mỹ tham chiến.

Kịch bản tấn công Syria của Mỹ và NATO - Hình 2

Máy bay NATO n.ém b.om trong cuộc không kích vào Kosovo

Và thế là chiến dịch tấn công Kosovo của Mỹ về thực chất là một cuộc chiến tranh từ trên không. Trong chiến dịch này, chỉ có 2 quân nhân Mỹ t.hiệt m.ạng nhưng không phải trong chiến đấu mà là do một chiếc trực thăng Apache bị rơi khi đang diễn tập. Chiến dịch không kích này kéo dài tưởng chừng như vô tận với tổng thời gian là 78 ngày. Hơn 1000 lượt máy bay NATO, trong đó có cả những chiếc máy bay không người lái Predator đầu tiên, đã thực hiện tổng cộng 38.000 lượt xuất kích chiến đấu.

Những quả bom được máy bay thả xuống từ độ cao hơn 3000 mét để tránh hỏa lực phòng không dường như không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của Milosevic cho đến giai đoạn cuối của chiến dịch, khi các chỉ huy NATO liên tục điều chỉnh và mở rộng danh sách các mục tiêu đ.ánh phá, từ các căn cứ quân sự, nhà máy, các trạm điện cho đến từng chiếc xe tăng Serbia trên chiến trường.

Sự yếu kém trong thông tin tình báo đã dẫn đến một số sai sót kinh hoàng: bom rơi vào một đoàn xe lưu động của người Albania mà NATO nhầm tưởng là của người Serbia, và máy bay NATO n.ém b.om vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade mà họ tưởng là một căn cứ quân sự. Về tổng thể, “thiệt hại không mong muốn” của chiến dịch không kích kéo dài 78 ngày là sinh mạng của khoảng 1.200 dân thường.

Video đang HOT

Cuối cùng, Mỹ và NATO cũng đã đạt được mục đích trong cuộc chiến này. Mục tiêu chiến lược mà họ đặt ra là chấm dứt chiến sự, buộc Milosevic phải rút quân, đưa Kosovo trở về quy chế tự trị và đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO gồm 30.000 quân vào khu vực này. Tất cả những mục tiêu này họ đều đạt được.

Kịch bản tấn công Syria của Mỹ và NATO - Hình 3

Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo

Trong và sau cuộc chiến này, nhiều đảng viên Cộng hòa và các sĩ quan quân sự về hưu của Mỹ đã chỉ trích Tổng thống Clinton vì đã quá dựa dẫm vào NATO. Họ gọi đây là cuộc chiến “hội đồng hóa” và cho rằng Mỹ đã có thể dành chiến thắng nhanh chóng hơn nếu hành động một mình.

Tuy nhiên, trong cuốn sách Phát động chiến tranh hiện đại: Bosnia, Kosovo và tương lai chiến sự của mình, tướng Wesley Clark, tham mưu trưởng NATO thời điểm đó chỉ ra rằng giải pháp quân sự đa phương là cần thiết vì hai lý do: Để hợp thức hóa cuộc chiến (đặc biệt là khi không có nghị quyết của Liên Hợp Quốc) và để chống lại khả năng phản công của Nga (trong cuộc chiến này, Milosevic đã đầu hàng sau khi nhận ra rằng Moscow sẽ không đưa quân tới ứng cứu như đã hứa).

Còn lần này, giả sử như Tổng thống Obama nhất trí rằng NATO sẽ là lực lượng chủ chốt trong chiến dịch không kích vào Syria, và các thành viên của NATO đều nhất trí với phương án này thì mục tiêu của cuộc chiến này là gì?

Đây là câu hỏi rất quan trọng cho bất cứ một cuộc can thiệp quân sự nào. Câu hỏi này cần được đặt ra và được trả lời trước khi đưa ra quyết định can thiệp quân sự, bên cạnh những tính toán về nhân lực vật lực cần hao tổn để đạt được các mục tiêu đó và lợi ích thu được có xứng đáng với chi phí bỏ ra hay không.

Chúng ta có thể nhận ra một vài điều về Tổng thống Obama trên cương vị là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ, đó là ông có xu hướng bác bỏ việc sử dụng lực lượng quân sự. Khi nhận thấy giải pháp quân sự là không thể tránh khỏi, Tổng thống Obama thường yêu cầu làm rõ những mục tiêu lớn, và đòi hỏi các quốc gia đồng minh kề vai sát cánh hoặc thậm chí là đi tiên phong trong cuộc chiến, đặc biệt là khi lợi ích của các nước này trong cuộc chiến vượt trội hơn những gì Mỹ thu được.

Nếu có bằng chứng rõ ràng về việc chế độ của ông Assad sử dụng vũ khí hóa học, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ quyết định tấn công vì 2 lý do.

Thứ nhất, ông Obama đã từng công khai vạch ra một “giới hạn đỏ” trong vấn đề này ít nhất là 5 lần trong năm qua, và nếu không đáp lại hành vi vượt “giới hạn đỏ” này sẽ khiến cộng đồng quốc tế bối rối về quyết tâm và độ tin cậy của nước Mỹ.

Kịch bản tấn công Syria của Mỹ và NATO - Hình 4

Tổng thống Mỹ từng công khai về “giới hạn đỏ” mà Syria không được phép vượt qua

Thứ hai, việc khoanh tay không làm gì sẽ làm xói mòn hoặc thậm chí là hủy hoại sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong việc cấm sử dụng vũ khí hóa học (đặc biệt là khí độc thần kinh) kể từ sau Thế Chiến 1. Là một người rất nghiêm túc trong các quy chuẩn quốc tế, Tổng thống Obama có thể sẽ rất coi trọng điều này.

Như vậy mục tiêu số 1 của Mỹ trong chiến dịch không kích vào Syria sẽ là răn đe hoặc ngăn chặn chế độ Assad tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, các quan chức quân sự và tình báo Mỹ có thể sẽ cho Tổng thống biết rằng họ không thể làm được gì nhiều để hoàn thành sứ mệnh này. Rõ ràng là họ không biết kho vũ khí hóa học còn lại ở đâu, thế nên không thể nào phá hủy được nó.

Đồng thời, ý tưởng về việc sử dụng vũ lực để ngăn ngừa một hành động quân sự trong tương lai là khá mơ hồ khi Mỹ và NATO không thể chắc chắn về tác động của chiến dịch này đối với Assad. Obama cũng sẽ phải cân nhắc những thiệt hại ngoài dự tính mà Mỹ gây ra nếu Tổng thống Assad phớt lờ thông điệp này, và ông Obama cũng sẽ phải chắc chắn rằng thiệt hại đó sẽ đủ để làm nhụt ý chí của ông Assad.

Một mục tiêu lớn hơn nhưng có vẻ khả thi hơn của chiến dịch không kích đó chính là chế độ của ông Assad, được hiện thực hóa bằng việc hủy diệt chế độ này hoặc ít nhất là làm suy yếu nó.

Trong lá thư gửi cho Quốc hội hôm 5/8 và vừa được công bố tuần trước, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã đề cập đến vấn đề này. Ông nói rằng nếu bây giờ chế độ của ông Assad bị lật đổ, không một nhóm nào trong vô số các phe nhóm nổi dậy ở Syria đủ sức khỏa lấp khoảng trống về quyền lực này. Và nếu như các phe phái này có lên nắm quyền đi nữa thì cũng không có gì đảm bảo rằng lợi ích của Mỹ ở Syria sẽ được thúc đẩy. Vì lẽ đó, ông Dempsey đã tỏ ra bi quan về việc ủng hộ một phe cánh nổi dậy nào đó ở Syria hay cung cấp thêm vũ khí cho các chiến binh ở đây.

Tuy nhiên, ông Dempsey cũng nhấn mạnh rằng sự can thiệp quân sự của Mỹ có thể đảo ngược thế cờ chống lại ông Assad trong cuộc nội chiến ở Syria bằng cách hủy hoại vũ khí khí tài và cơ sở hạ tầng của quân đội chính phủ cũng như hạn chế dòng vũ khí tuồn vào Syria từ Iran, Nga và các quốc gia khác.

Tổng thống Obama có vẻ như cũng đồng tình với quan điểm này khi nói rằng trong bối cảnh “rối rắm” ở Syria, ông trên cương vị là Tổng thống Mỹ cần phải “suy nghĩ về những điều cần làm từ khía cạnh lợi ích quốc gia”. Ông nói rằng nếu không cẩn thận, Mỹ có thể bị sa lầy vào “những cuộc can thiệp quân sự tốn kém, khó khăn và có thể gây thù chuốc oán nhiều hơn trong khu vực”.

Kịch bản tấn công Syria của Mỹ và NATO - Hình 5

Mỹ có thể sa lầy vào cuộc chiến tranh tốn kém và khó khăn ở Syria

Tuy nhiên ông Obama cũng nhấn mạnh rằng nếu có bằng chứng rõ ràng cho thấy chính quyền Assad đã sử dụng vũ khí hóa học ở quy mô lớn thì nó đã động chạm đến lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ trong việc chống phổ biến các loại vũ khí hóa học và hủy diệt hàng loạt cũng như bảo vệ các đồng minh và căn cứ Mỹ trong khu vực.

Đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama đề cập đến “lợi ích quốc gia cốt lõi” khi bàn về Syria. Điều này có thể cho thấy rằng ông Obama đang phải chịu sức ép hành động ngày càng tăng, và cuộc chiến ở Kosovo là một ví dụ mà ông Obama “đáng để tham khảo”.

Trong lá thư gửi tới Quốc hội, tướng Dempsey viết rằng “Chúng ta có thể t.iêu d.iệt lực lượng không quân Syria”, tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng hành động này sẽ có thể “làm gia tăng sự dính líu của Mỹ vào cuộc xung đột”.

Đó là một nguy cơ, và nguy cơ này là thứ mà Tổng thống Obama rất muốn tránh. Trong cuộc chiến tranh ở Libya, ông Obama đã đưa ra kết luận rằng điều quan trọng là phải loại bỏ nhà lãnh đạo Qaddafi, còn việc giải quyết hậu quả cuộc chiến được giao cho lực lượng mặt đất với chủ lực là các nước đồng minh được hưởng lợi nhiều hơn trong khu vực.

Đây có thể là quan điểm của ông Obama trong vấn đề Syria khi yêu cầu các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Jordan và các bên có lợi ích liên quan khác tham gia vào chiến dịch do NATO phát động. Nếu quyết định phát động tấn công, đây sẽ là cách thức tham chiến duy nhất mà ông Obama lựa chọn.

Xét trên vị thế của Mỹ trong khu vực và tầm quan trọng của việc duy trì các quy tắc quốc tế chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt, lựa chọn tối ưu mà Mỹ lựa chọn trong hoàn cảnh này có thể sẽ là t.iêu d.iệt đáng kể sinh lực quân đội Syria, đảo lại cán cân sức mạnh trong chiến sự và để lực lượng mặt đất giải quyết hậu quả.

Có thể chiến lược này sẽ buộc ông Assad phải ngồi vào bàn đàm phán cũng như buộc Nga xem xét lại lập trường ủng hộ Syria của mình (như trong trường hợp với Milosevic), hoặc nó cũng có thể khiến tình hình càng thêm hỗn loạn và bạo lực hơn, điều đó phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Tổng thống Obama trong những ngày tới.

Theo khampha

Nga: Can thiệp vào Syria là sai lầm thảm họa

Nga lên tiếng cảnh báo Mỹ và các nước phương Tây không được khinh suất can thiệp quân sự vào Syria khi gọi đây là một "sai lầm thảm họa".

Ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tất cả các quốc gia có liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria cố gắng kiềm chế và từ bỏ ngay âm mưu can thiệp vũ trang vào đất nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết: "Moscow rất quan tâm đến tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel về những biện pháp để lực lượng vũ trang Mỹ sẵn sàng cho hành động quân sự ở Syria vào bất cứ lúc nào theo lệnh của Tổng thống Barack Obama."

Nga: Can thiệp vào Syria là sai lầm thảm họa - Hình 1

Tàu chiến Mỹ mang tên lửa hành trình đã áp sát Syria

Ông cho biết những luận điệu tương tự cũng được phát ra ở Paris, London và một số quốc gia khác "bất chấp những bằng chứng cho thấy cáo buộc cho rằng quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Đông Ghouta hôm 21/8 có thể là một hành động khiêu khích của phe đối lập đang bị chia rẽ".

Phe đối lập cáo buộc quân đội của Tổng thống Basha al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học s.át h.ại khoảng 1.300 người ở ngoại ô thủ đô Damascus, trong khi chính phủ Syria hoàn toàn bác bỏ cáo buộc này.

Nga tin rằng những ồn ào hiện nay về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học "rõ ràng là nhằm can thiệp vào công việc của các thanh sát viên độc lập của Liên Hợp Quốc", và việc can thiệp quân sự của phương Tây vào Syria sẽ là một sai lầm mang tính thảm họa.

Nga: Can thiệp vào Syria là sai lầm thảm họa - Hình 2

Nga cho rằng vụ tấn công hóa học này là hành vi khiêu khích của phe đối lập ở Syria

Ông Lukashevich cũng cho rằng vụ việc này "gợi nhớ lại những sự kiện xảy ra 10 năm trước, khi Mỹ đã tổ chức một chiến dịch can thiệp quân sự đầy khinh suất vào Iraq dựa trên những thông tin tình báogiả về vũ khí hủy diệt hàng loạt".

Ông Lukashevich cảnh báo rằng bất cứ hành động quân sự đơn phương nào vượt mặt Liên Hợp Quốc sẽ "hủy hoại nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc tìm ra giải pháp ngoại giao và chính trị cho cuộc xung đột ở Syria, đồng thời gây tác hại cực kỳ to lớn tới tình hình vốn đang rất n.óng b.ỏng ở Trung Đông".

Theo khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Thổ Nhĩ Kỳ rà soát bảo mật thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Lebanon
19:38:24 20/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
Máy nhắn tin là gì và bị kích nổ hàng loạt ở Lebanon như thế nào?
10:32:03 19/09/2024
Tân Thủ tướng Pháp đệ trình danh sách nội các mới
17:33:54 20/09/2024

Tin đang nóng

Team Quang Linh bị phốt chèn ép 1 thành viên phải rời nhóm, trả lương bèo bọt?
07:44:53 21/09/2024
Hay tin bạn thân sinh con, tôi hào phóng gửi tặng 10 triệu rồi 'hóa đá' trước tin trả lời sốc hé lộ bí mật động trời
05:42:30 21/09/2024
Xôn xao hình ảnh nghi Quốc Nghiệp biểu diễn tại Mỹ
07:09:09 21/09/2024
Con gái tôi đi công tác 2 tuần, con rể liền có biểu hiện bất thường, tôi lén theo dõi và hốt hoảng khi biết đầu đuôi sự việc
06:22:01 21/09/2024
Hai mỹ nhân chuyển giới Vbiz nổi tiếng châu Á: Một người trở thành "phú bà", một người lâm cảnh vỡ nợ
06:27:43 21/09/2024
Nam Em phán đúng 4 chữ ngày bà Phương Hằng ra tù, ăn mừng kẻ huỷ diệt showbiz
07:02:30 21/09/2024
Con trai tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn diện vest bảnh bao, sánh vai bên bạn gái thông báo tin vui
07:40:30 21/09/2024
5 nữ chính không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ: Số 1 là "tiểu tam" b.ị g.hét suốt 10 năm qua
06:01:56 21/09/2024

Tin mới nhất

IEA: Mùa đông sắp tới là thử thách khắc nghiệt nhất từ trước đến nay đối với Ukraine

08:04:17 21/09/2024
Ước tính về lượng công suất phát điện mà Ukraine đã mất là khác nhau, nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng tình trạng cắt điện và mất điện là điều không thể tránh khỏi trong mùa đông năm nay.

Vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm tại Liban: Thuốc nổ có thể được cài trong pin của thiết bị

08:01:44 21/09/2024
Nguồn tin trên cho biết ngay cả khi hộp pin tách rời với thiết bị vẫn có thể phát nổ được. Theo một nguồn tin an ninh khác, khoảng 3gram thuốc nổ được giấu trong các máy nhắn tin, có vẻ như từ vài tháng trước khi xảy ra các vụ nổ.

KOL người Malaysia bị cáo buộc biển thủ t.iền quyên góp từ thiện

07:34:45 21/09/2024
Tòa án sau đó đã chấp thuận cho Mohd Hazalif đóng mức phí 50.000 RM để được bảo lãnh tại ngoại và đồng ý với các điều kiện bên công tố đưa ra. Tòa án cũng ấn định xét xử vào ngày 21/10 tới.

Lũ lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại Ấn Độ, Malaysia

07:29:22 21/09/2024
Hằng năm, mưa bão đều gây tàn phá trên diện rộng tại Ấn Độ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các hình thái thời tiết và làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban

06:16:28 21/09/2024
Theo Bộ trưởng Y tế Liban Firass Al-Abyad, trong hai ngày qua, các vụ nổ ở Liban xảy ra sau khi máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ đã làm ít nhất 37 người t.hiệt m.ạng và 2.931 người bị thương.

NASA và SpaceX lên lịch đưa phi hành đoàn thứ 9 lên ISS

06:14:29 21/09/2024
Theo NASA, Crew-9 sẽ tiến hành công trình nghiên cứu khoa học mới để chuẩn bị cho hoạt động thám hiểm của con người ngoài quỹ đạo Trái Đất tầm thấp và mang lại lợi ích cho nhân loại.

Đ.âm dao tại Hà Lan khiến một người t.ử v.ong

06:12:24 21/09/2024
Cảnh sát Hà Lan cho biết, một vụ đ.âm dao xảy ra vào tối 19/9 (theo giờ địa phương) tại thành phố Rotterdam đã khiến một người t.ử v.ong và hai người bị thương.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

06:09:38 21/09/2024
Trước đó cùng ngày, bão đã vào tỉnh Chiết Giang trong lần đổ bộ đầu tiên lên lục địa Trung Quốc. Dù vẫn gây mưa lớn nhưng bão Pulasan được dự báo sẽ suy yếu dần khi di chuyển vào đất liền.

Tiến sĩ Phan Bích Thiện lọt vào danh sách 21 nhân vật truyền cảm hứng ở Hungary

06:00:25 21/09/2024
Những điều này sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình hoàn thiện thủ tục để người Việt Nam tại Hungary được công nhận là dân tộc thiểu số mà cơ quan đại diện và Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary đang nỗ lực thực hiện.

UNICEF sẽ bổ sung dinh dưỡng cho t.rẻ e.m tại Dải Gaza

05:47:21 21/09/2024
Theo ông Chaiban, cần đẩy mạnh và áp dụng phương thức tương tự việc triển khai tiêm vaccine phòng bại liệt để cung cấp các loại vaccine cơ bản khác cũng như hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cần thiết cho t.rẻ e.m tại Gaza.

Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người

05:42:03 21/09/2024
Theo báo cáo của chính quyền quân sự Myanmar, gần 270.000 ha lúa và các hoa màu khác bị ngập úng và hơn 100.000 động vật nuôi bị c.hết. Liên hợp quốc cảnh báo 630.000 người có thể cần cứu trợ tại Myanmar sau bão Yagi.

EU, Trung Quốc thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thuế quan

21:12:25 20/09/2024
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill cũng cho biết hai bên nhất trí xem xét lại các cam kết về giá, trong đó có cam kết giá tối thiểu của nhà xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Từ nay cho đến hết tháng 8 âm lịch, 3 giáp phất cả tình lẫn t.iền, tăng thu ít chi, bổng lộc tới tấp, số may không kể đâu cho xiết

Trắc nghiệm

10:24:02 21/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào phất cả tình lẫn t.iền, tăng thu ít chi, bổng lộc tới tấp, số may không kể đâu cho xiết từ nay cho đến hết tháng 8 âm lịch này nhé!

Genshin Impact báo tin vui cho game thủ, nhận miễn phí một nhân vật trong cập nhật mới

Mọt game

10:22:09 21/09/2024
Nếu để ý, không ít fan cứng của Genshin Impact sẽ nhận ra một quy luật bất thành văn nhưng lại cực kỳ đơn giản của trò chơi. Cứ mỗi bản cập nhật với đuôi là số lẻ, miHoYo thường sẽ trao tặng một vũ khí 4 sao miễn phí.

Ăn thịt lợn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng sợ này

Sức khỏe

10:18:34 21/09/2024
Đối với những người đã có vấn đề về thận, khả năng lọc của thận có thể bị suy giảm, dẫn đến việc tích tụ các sản phẩm phụ này trong m.áu, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Lưu ý khi check-in biển vô cực Thái Bình

Du lịch

10:13:18 21/09/2024
Biển vô cực Thái Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km, có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và hiện đang thu hút giới trẻ đến check-in.

"Thần đồng pickleball" đấu giá ủng hộ bà con vùng lũ, thu về số t.iền "khủng", đáp trả cực căng khi bị nói "từ thiện bỏ t.iền túi mà làm"

Netizen

09:56:13 21/09/2024
Tay vợt pickleball hạng 6 thế giới đấu giá những chiếc vợt thi đấu của mình để lấy t.iền ủng hộ người dân Việt Nam. Mới đây, trên trang cá nhân, tay vợt pickleball nổi tiếng thế giới Quang Dương đã có loạt bài đăng thông báo đấu giá

2 anh tài nào sẽ được "hồi sinh" tại Anh trai vượt ngàn chông gai?

Tv show

09:47:50 21/09/2024
Với chủ đề Thế giới song song cùng với sự thành lập của 2 nhà mới, đâu sẽ là chiến lược được các anh tài lựa chọn để giành lấy chiến thắng? 2 anh tài từng bị loại cũng sẽ hồi sinh tại Công diễn 5.

Một nữ NSƯT bật khóc nức nở: "Làm nghề này nhiều thị phi lắm"

Sao việt

09:44:47 21/09/2024
Làm nghề này nhiều thị phi lắm các anh, các chị ạ, làm tốt không ai khen nhưng làm không trúng hoặc lệch một cái là bị nói rất nhiều. Tôi chỉ mong các anh chị em đồng nghiệp, nghệ sĩ yêu thương nhau.

Dàn sao Man City tìm đường tháo chạy khỏi Etihad

Sao thể thao

09:28:50 21/09/2024
Truyền thông Anh, Tây Ban Nha tiết lộ nhiều ngôi sao đã cử đại diện tìm bến đỗ mới để phòng trường hợp Man City bị trục xuất khỏi Premier League.

Collagen có làm da trắng sáng hơn?

Làm đẹp

09:20:53 21/09/2024
Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể con người, được sản xuất bởi nguyên bào sợi, là các tế bào được tìm thấy trong lớp hạ bì, chịu trách nhiệm duy trì độ săn chắc của da.

Nửa triệu người "thả tim" căn nhà 35m2 của người mẹ 30 t.uổi: Quá gọn gàng, bí quyết nằm ở toàn việc đơn giản

Sáng tạo

09:16:29 21/09/2024
Chỉ cần chú ý vài điểm nhỏ trong việc phân chia không gian cũng như sắp xếp đồ đạc, ngôi nhà của người mẹ này tuy bé nhưng lúc nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp bất ngờ.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 24: Hóa ra chị Khánh có bạn trai

Phim việt

08:47:07 21/09/2024
Khánh đến viện để thăm bạn trai gặp t.ai n.ạn lao động. Nghiêm và Trang bất ngờ khi nhìn cảnh chị gái quan tâm tới người đàn ông lạ.