Kịch bản tấn công Nhật nào cũng thành thảm họa với Trung Quốc
Trung Quốc sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn gọn và nhanh chóng trên biển Hoa Đông – theo chuyên gia Mỹ. Song chuyên gia Nga kết luận, kịch bản nào cũng rất có thể trở thành thảm họa đối nội và đối ngoại cho Trung Quốc.
Một cuộc đụng độ giữa tàu tuần duyên Nhật Bản với tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Internet
“Chúng tôi đi đến kết luận rằng quân đội Trung Quốc đang đặt ra nhiệm vụ là sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn gọn và nhanh chóng nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự của Nhật Bản trên biển Hoa Đông, chiếm giữ quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) hoặc thậm chí quần đảo phía Nam Ryukyu” – ông James Fannell, Chỉ huy trưởng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ – tuyên bố tại hội nghị ở San Diego hồi tuần trước.
Kết luận này được các nhà phân tích Mỹ rút ra dựa trên một loạt cuộc tập trận mà họ đã quan sát.
Tuy nhiên, chuyên gia Nga tại Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin hôm qua (24.2) cho Đài Tiếng nói nước Nga hay, các cuộc tập trận này được người Trung Quốc tổ chức chỉ để tăng cường áp lực chính trị đối với Nhật Bản.
Không nghi ngờ gì rằng Trung Quốc cần có một kế hoạch nào đó trong trường hợp nảy sinh xung đột với Nhật Bản. Kế hoạch này cần bao gồm động thái hạ cánh xuống quần đảo Điếu Ngư trong trường hợp xảy ra khủng hoảng chính trị.
Một cuộc khủng hoảng như vậy có thể sẽ xảy ra, nếu Nhật Bản quyết định bố trí đơn vị đồn trú thường trực trên quần đảo tranh chấp, hay xảy ra một vụ va chạm kèm theo sự mất mát về người của phía Trung Quốc.
Câu hỏi chính là liệu Trung Quốc có xem xét nghiêm túc phương án hành động như vậy như một giải pháp để quyết định vấn đề lãnh thổ không, hay nó được lập ra để dự phòng trong trường hợp cuộc khủng hoảng chính trị nặng nề không thể hòa giải được.
Trong mọi trường hợp, Trung Quốc khó ra khỏi cuộc xung đột
Có vẻ Trung Quốc sẽ chỉ tiến hành hoạt động quân sự chống lại Nhật Bản trong trường hợp cực đoan nhất, nếu nước này bị dồn vào chân tường sau các biện pháp chính trị của Nhật Bản và Mỹ.
Trong tất cả các trường hợp khác, Trung Quốc sẽ không tham gia xung đột quân sự, bởi kịch bản thuận lợi để Trung Quốc ra khỏi cuộc xung đột sẽ rất khó xảy ra.
Video đang HOT
Hoạt động chiếm giữ quần đảo có lẽ sẽ khả thi, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Hạm đội Nhật Bản được trang bị kỹ thuật và được đào tạo khá tốt. Một điều rất quan trọng là Nhật Bản có điều kiện để nhận được thông tin tình báo từ Mỹ và các phương tiện kỹ thuật của nước này. Điều đó làm giảm cơ hội để Trung Quốc tiến hành một chiến dịch tấn công bất ngờ – điều kiện quan trọng để thành công trong hoạt động như vậy.
Nhưng giả sử quân đội Trung Quốc có thể đánh bại hạm đội Nhật Bản trong quần đảo và đưa lực lượng của họ bố trí trong khu vực này. Ngay sau khi quần đảo bị chiếm giữ, tàu ngầm diesel-điện của Nhật Bản và tàu hạt nhân Mỹ sẽ xuất hiện, trong khi đó triển vọng Trung Quốc chống lại lực lương này không mấy lạc quan.
Trung Quốc đã tích lũy đáng kể khả năng kỹ thuật phòng không, nhưng vị trí địa lý của quần đảo sẽ cho phép không quân Mỹ sử dụng các sân bay mặt đất ở Nhật Bản một cách khả quan nhất.
Tiếp đó, Trung Quốc sẽ có thể kiểm soát vùng trời trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku bằng các tổ hợp S-400 nằm trên đất liền. Nhưng tầm bắn tới mục tiêu trong phạm vi các đảo sẽ gần với giới hạn khả năng của S-400 (quần đảo cách đất liền khoảng 330km).
Đối phương có thể bắn trúng mục tiêu ở gần hòn đảo bằng vũ khí chính xác mà không cần đi vào khu vực hành động của các tổ hợp. Bố trí các hệ thống như vậy trên hòn đảo nhỏ với địa hình khó khăn là điều khó khả thi về mặt kỹ thuật và khó đạt mục đích về mặt chiến thuật.
Vì vậy, sau khi chiếm đóng được quần đảo, các lực lượng Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập. Sau khi một số lực lượng tàu ngầm đáng kể của Mỹ và Nhật Bản tập trung trong biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ khó có thể giữ được quần đảo đã chiếm đóng và có lẽ cũng sẽ không thể sơ tán binh lính ra khỏi đó.
Với Trung Quốc, sự phát triển kịch bản như vậy rất có thể trở thành thảm họa đối nội và đối ngoại. Thật khó hình dung rằng người Trung Quốc sẽ mạo hiểm theo cách như vậy. Bởi lẽ đó, các cuộc tập trận của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích chủ yếu là gây áp lực đối với Nhật Bản.
Theo Báo Lao động
4 kịch bản tiềm năng cho cuộc xung đột Ukraine
Theo nhiều nhà quan sát, khủng hoảng Ukraine đang leo thang với những diễn biến khó lường, thậm chí có thể gây bất ổn cho toàn châu Âu.
Dưới đây là 4 kịch bản tiềm năng:
1. Nội chiến và tác động đối với châu Âu
Ukraine có diện tích tương đương với nước Pháp và dân số gấp đôi Syria. Nếu xung đột đẫm máu ở thủ đô Kiev tuần qua là giai đoạn đầu của một cuộc nội chiến, đây sẽ là tai họa kinh hoàng chưa từng xảy ra ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Hậu quả của cuộc nội chiến đối với 45 triệu người Ukraine rõ ràng là bi thảm. Các thành phố lịch sử như Kiev, Lviv hoặc Odessa có thể bị hủy diệt, trở thành các thành phố hoang tàn như Aleppo (Syria) hoặc Sarajevo (Bosnia).
Thủ đô Kiev bị tàn phá nặng nề sau khi bạo động leo thang mất kiểm soát.
Tuy nhiên, các nước thành viên của Liên minh châu Âu cũng sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng người tị nạn chưa từng có.
Chưa hết, giả sử nội chiến xảy ra ở Ukraine, lấy cái cớ dân thường và các lực lượng thân phương Tây chịu thương vong nặng nề, phương Tây hoặc sẽ tự động hoặc sẽ bị gây áp lực để can thiệp ở đây. Tương tự như những gì từng xảy ra ở Bosnia và Kosovo, phương Tây có thể tiến hành các cuộc không kích tại Ukraine.
Nga cũng sẽ không ngồi yên nhìn phương Tây công khai hỗ trợ phe đối lập ở Ukraine. Giả sử phương Tây quyết tấn công Ukraine, nhiều khả năng sẽ gây ra cuộc đối đầu trực tiếp với Moscow.
2. Tổng thống Yanukovych lật ngược tình thế - biểu tình chấm dứt
Trong bối cảnh hàng chục người biểu tình bị cảnh sát bắn chết trong tuần qua, quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Yanukovych và quyết định cuộc bầu cử Tổng thống mới sẽ được tổ chức vào ngày 25/5 tới. Tuy nhiên, ông Yanukovych mạnh mẽ tuyên bố, ông là Tổng thống được bầu hợp pháp và sẽ từ chức. Đồng thời, ông cáo buộc những gì đang diễn ra tại Kiev là "một cuộc đảo chính", giống như những gì Đảng Quốc xã đã làm tại Đức để lên nắm quyền những năm 1930.
Tổng thống Yanukovych (trái) và Tổng thống Nga Putin.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nga, nếu Tổng thống Viktor Yanukovych thành công trong việc thỏa thuận với phe đối lập, người biểu tình giải tán, Ukraine sẽ vẫn nằm trên quỹ đạo của Nga (Tổng thống Putin từng mạnh mẽ tuyên bố, Ukraine không được phép ra khỏi quỹ đạo của Nga). Giống như các nước cựu thành viên Liên Xô, Belarus và Kazakhstan, Ukraine sẽ trở thành một phần của liên minh Á-Âu do Nga dẫn đầu.
Chưa hết, từ thành công ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thêm tự tin để theo đuổi chính sách đối ngoại tích cực hơn ở những nơi khác, khẳng định ảnh hưởng của Moscow ở Trung Á, vùng Caucasus và thậm chí gây áp lực lên các nước vùng Baltic - thành viên EU và NATO cũng như những nơi khác ở miền đông châu Âu .
Từ đó, các thỏa thuận liên kết giữa Ukraine với Liên minh châu Âu sẽ không có cửa. Đồng thời, một Ukraine là một phần thuộc liên minh bao gồm các quốc gia do Nga dẫn đầu sẽ có khả năng gây ra mối đe dọa "tống tiền" nền kinh tế nhiều quốc gia EU. Lý do là nhiều nước EU phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt Nga chạy qua các đường ống xuyên Ukraine. Kế hoạch "Quan hệ đối tác phía đông" của Liên minh châu Âu dọc theo biên giới của họ sẽ bị phá vỡ. Châu Lục sẽ có sự phân chia mới theo kiểu Chiến tranh Lạnh.
3. Khả năng chia cắt, phân vùng
Nhìn vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2010 từng giúp ông Yanukovych lên nắm quyền lãnh đạo Ukraine sẽ thấy rõ mức độ phân chia ở nước này.
Nhiều nhà quan sát cảnh báo, Ukraine đang đối mặt với nguy cơ chia cắt.
Phía bắc và phía tây ủng hộ mạnh mẽ cho ứng cử viên thân phương Tây là bà Yulia Tymoshenko, hiện vừa được phóng thích khỏi nhà tù và đang kêu gọi phe đối lập tiếp tục biểu tình. Trong khi đó, phía nam và phía đông Ukraine ủng hộ ông Yanukovych.
Nguy cơ Ukraine bị chia rẽ là hoàn toàn có khả năng. Người biểu tình ở Lviv - thành phố lớn ở phía tây - đã đe dọa đòi ly khai trong bối cảnh chế độ Tổng thống Yanukovych siết chặt đàn áp biểu tình tại thủ đô Kiev. Tương tự, người phía đông, ủng hộ và được Nga hỗ trợ cũng có thể tuyên bố ly khai nếu các lực lượng thân phương Tây chiếm thế thượng phong ở thủ đô. Nga từng hỗ trợ các phong trào ly khai tại các cựu thành viên thuộc Liên Xô thân phương Tây điển hình là Georgia và Moldova. Đáng chú ý, giới chức Nga cho biết, Moscow đã chuẩn bị sẵn sàng để giành lại Ukraine nếu nước này "rơi vào vòng tay của phương Tây".
4. Ukraine hồi sinh
Bạo lực leo thang trong tuần này phá hoại hy vọng khủng hoảng Ukraine có thể chấm dứt nhờ một thỏa thuận hòa bình và vẫn có thể duy trì nền dân chủ vừa thân Nga nhưng vẫn có quan hệ tốt với cả phương Tây.
Trong thời điểm này, hy vọng về một giải pháp hòa bình giúp Ukraine hồi sinh dường như là điều rất mong manh.
Tuy nhiên, một số người vẫn duy trì hy vọng về một giải pháp - nếu Tổng thống Yanukovych, Tổng thống Putin và phe đối lập đều nhận thấy những hiểm họa to lớn từ một cuộc đối đầu, xung đột, thậm chí nội chiến và muốn tránh viễn cảnh đó.
Ukraine có thể hồi sinh nếu Nga và phương Tây đồng lòng giúp đỡ xây dựng lại nền kinh tế suy yếu của Ukraine và để người dân nước này tự lựa chọn con đường phát triển riêng - có thể cho phép duy trì quan hệ kinh tế với cả hai bên. Nếu khả năng này xảy ra, một Ukraine thịnh vượng và ổn định sẽ trở thành đối tác quan trọng của châu Âu và Mỹ đồng thời thành cầu nối giữa đông và tây.
Theo Kiến thức
"Bay trên tổ chim cúc cu": Bài ca vĩnh hằng về cuộc sống "Bay trên tổ chim cúc cu" là một bộ phim vừa sảng khoái vừa bi thương, chạm tới những câu hỏi sâu xa, phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, tỉnh táo và điên loạn... Sức sống của hai siêu phẩm kinh điển Phim "One Flew Over the Cuckoo's Nest" (Bay...