Kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng hiện rõ
Lãi suất liên tiếp được nâng lên, lạm phát tăng “ nóng” và cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đang dẫn đến niềm tin cho rằng nền kinh tế thế giới gần như đang chắc chắn hướng tới vực suy thoái.
Người dân mua hàng tại siêu thị ở Washington, D.C., Mỹ, ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Suy thoái kinh tế là kịch bản mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã thừa nhận có thể xảy ra mặc dù cả hai đều không coi đó là một viễn cảnh chính xác.
Tuy nhiên, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã bác bỏ quan điểm này. Paul O’Connor, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản tại tập đoàn Janus Henderson, lưu ý rằng kể từ năm 1955, nền kinh tế Mỹ luôn trải qua suy thoái trong vòng hai năm mỗi khi lạm phát hàng quý leo lên mức trên 4% và tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%, tương tự với tình hình hiện tại.
Trong tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra cảnh báo rằng lạm phát và xung đột Nga – Ukraine có thể đẩy kinh tế thế giới đến bờ vực suy thoái.
Dưới đây là một số chỉ báo về nguy cơ suy thoái kinh tế:
1. Đường cong lợi suất
Đường cong lợi suất của trái phiếu Chính phủ Mỹ từng có “thành tích” trong việc dự đoán các cuộc suy thoái, đặc biệt khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng vượt lợi suất kỳ hạn 10 năm. Đường cong lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm/ kỳ hạn 10 năm đã đảo ngược trước mỗi đợt suy thoái trong 10 cuộc suy thoái gần nhất của Mỹ. Khoảng cách lợi suất giữa hai loại kỳ hạn trái phiếu là khoảng -20 điểm cơ bản và gần đây đã bị đảo ngược nhiều nhất kể từ năm 2000. Các ngân hàng trung ương đang đẩy mạnh tăng lãi suất. Tuần trước, Fed vừa đưa ra mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm nhằm kiềm chế mức lạm phát cao nhất hơn 40 năm, ở mức 9,1% trong tháng 6/2022.
Video đang HOT
2. Khủng hoảng năng lượng
Một số nhà đầu tư gắn rủi ro suy thoái toàn cầu với nguồn cung khí đốt từ Nga. IMF cho biết, việc Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho châu Âu vào cuối năm và xuất khẩu dầu của nước này giảm tiếp 30% sẽ khiến đà tăng trưởng kinh tế của châu Âu và Mỹ gần như bằng 0. Giá khí đốt của châu Âu đã tăng 180% kể từ đầu năm nay do cuộc xung đột Nga – Ukraine. Thể chế tài chính này cảnh báo rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại ở mức 2% vào năm 2023, một mức tương đương với suy thoái do sự gia tăng dân số và nhu cầu tại các nước nghèo. Hiện nay, 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ là sang châu Âu, trong khi các nhà sản xuất Liên minh châu Âu chiếm 25% hàng nhập khẩu vào Mỹ.
3. PMI
Chỉ số nhà quản lý nhà mua hàng (PMI) là số liệu dự báo đáng tin cậy về hoạt động sản xuất, dịch vụ, hàng tồn kho, đơn đặt hàng, và do đó cũng là chỉ báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, sự sụt giảm bất ngờ PMI của Mỹ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 7/2022 đã làm dấy lên sự lo ngại của các nhà đầu tư về sự an toàn của trái phiếu. Trong các số liệu PMI toàn cầu, hàng tồn kho cao hơn thường báo hiệu tốc độ tăng trưởng chậm hơn, đặc biệt nếu đi kèm với sự sụt giảm số đơn đặt hàng mới.
4. Giá đồng
Đồng được coi là một chỉ số hàng đầu về sức khỏe kinh tế vì kim loại này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Giá đồng đã chứng kiến mức giảm giá 22% kể từ đầu năm nay, cho thấy các nhà đầu tư đang tiêu cực về triển vọng nền kinh tế. Hiện tại, giá kim loại đang giảm mặc dù có rất ít dấu hiệu cho thấy nhu cầu giảm mạnh hoặc nguồn cung đang tăng lên.
5. Chỉ số lòng tin
Chỉ số biến động kinh tế của tập đoàn tài chính Citi Group, dùng để đo lường mức độ chính xác các số liệu kinh tế so với dự báo, giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ. Trong đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đặc biệt đáng chú ý. Giám đốc Thông tin (CIO) Vincent Manuel của công ty quản lý tài sản Indosuez Wealth Management cho biết, lòng tin của người tiêu dùng có xu hướng giảm, phản ánh sức mua ngày càng yếu, và đây cũng là chỉ báo về nguy cơ suy thoái kinh tế. Ông nói thêm, chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ của Đại học Michigan, hiện đang ở mức 50 và có thể giảm dưới ngưỡng quan trọng này khi kinh tế suy thoái.
Minh Trang (TTXVN)
'Bức tranh' kinh tế thế giới 2021: Con đường phục hồi chưa bằng phẳng
Không chỉ thoát khỏi bóng đen suy thoái, kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và lấy lại đà tăng trưởng, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng cuộc khủng hoảng năng lượng và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đẩy lạm phát tăng cao.
Hoạt động tại Cảng Long Beach, ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng với hiệu quả của các gói kích thích kinh tế, việc nhiều nước dần kiểm soát dịch bệnh nhờ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đại trà, cũng như sớm điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế, đã tạo lực đẩy giúp nền kinh tế thế giới lấy được đà tăng trưởng. Tuy nhiên, những yếu tố khó lường liên quan tới COVID-19 và vấn đề bất bình đẳng vaccine vẫn có thể khiến con đường phục hồi của kinh tế thế giới trở nên gập ghềnh.
Có thể nói, nền kinh tế thế giới có động lực phục hồi mạnh mẽ nhất trong những tháng đầu năm, khi các nước dần mở cửa trở lại. Theo số liệu của IHS Markit, GDP thực tế của thế giới trong quý II/2021 vượt mức của quý IV/2019 - giai đoạn trước đại dịch - đánh dấu mốc chuyển từ giai đoạn phục hồi sang tăng trưởng trở lại. Hồi giữa năm, cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng thời nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi từ suy thoái với "tốc độ nhanh nhất trong vòng 80 năm trở lại đây".
Mặc dù đà phục hồi có dấu hiệu chững lại trong những tháng cuối năm khi các làn sóng dịch mới khiến nhiều nước trì hoãn kế hoạch mở cửa, song có thể khẳng định về tổng thể, kinh tế thế giới đã có bước chuyển ngoạn mục so với mức giảm 3-5% của năm 2020. Dù điều chỉnh, giảm con số dự báo so với trước đó, song các thể chế tài chính đều cho rằng kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trưởng ở mức 5-6%. Thương mại toàn cầu được đánh giá khởi sắc trở lại nhờ việc các nước nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế, chuyển sang chiến lược "sống chung an toàn với COVID-19" thay vì đóng cửa thực hiện "Zero COVID". Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lạc quan dự báo thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng 10,7% năm 2021, ngược với mức giảm 8% năm trước.
Đà phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới chủ yếu nhờ các đầu tàu Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Nhờ các gói kích thích kinh tế khổng lồ và tốc độ bao phủ vaccine nhanh chóng, nền kinh tế Mỹ được ví như "lò xo" bật trở lại mạnh mẽ với tăng trưởng GDP quý II/2021 cao nhất so với cùng kỳ trong 70 năm qua. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Mỹ có thể tăng trưởng 6% trong năm nay. Các nước Liên minh châu Âu (EU) cũng được đánh giá phục hồi nhanh hơn dự kiến, tăng trưởng ở mức 5%. Nhờ kiểm soát tình hình dịch, Trung Quốc vẫn tăng trưởng ổn định và chính phủ nước này dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2021 sẽ vượt mục tiêu 6%, trong khi OECD cho rằng chỉ số này của nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ là 8,5%.
Kinh tế Việt Nam cũng được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng GDP, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt là làn sóng dịch thứ tư khiến các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ ngưng trệ trên cả nước. Hồi tháng 10, WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021. WB dự báo tăng trưởng ở mức 2-2,5%, trong khi ADB và IMF đưa ra con số 3,8%.
Tuy nhiên, tình hình về những tháng cuối năm đã có nhiều khởi sắc khi tỷ lệ bao phủ vaccine tăng nhanh. Báo cáo cập nhật của WB tháng 11 khẳng định, kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy suy giảm vào tháng 10 và đi lên. Theo xếp hạng của trang statisticstimes.com dựa trên số liệu của IMF, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 được dự báo đứng thứ 41 thế giới xét về giá trị GDP danh nghĩa. Trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng được dự báo cao hơn Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia.
Nhìn chung, gam màu trong "bức tranh" kinh tế thế giới 2021 đã tươi sáng hơn so với năm ngoái, nhưng nếu nhìn vào chi tiết, vẫn có thể nhận ra những mảng màu tối có nguy cơ loang rộng.
Trước hết, tốc độ phục hồi và tăng trưởng giữa các nước và khu vực không đồng đều, như chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng JPMorgan Chase & Co. Bruce Kasman đánh giá là "chênh lệch lớn chưa từng có" trong 20-25 năm qua. Báo cáo của các tổ chức quốc tế đều nhấn mạnh chênh lệch trong tốc độ phục hồi chủ yếu liên quan đến mức độ bao phủ vaccine. Theo thống kê của trang mạng Our World in Data, tính đến đầu tháng 12, có 55% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, nhưng tỷ lệ này ở các nước thu nhập thấp là 6,2%, đặt ra nguy cơ về những đợt bùng phát mới.
Con đường phục hồi của các nước thu nhập thấp cũng được dự báo sẽ kéo dài và không bằng phẳng, kéo giảm tỷ lệ tăng trưởng chung của thế giới. Theo tính toán giả định được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra hồi tháng 7, mỗi triệu người được tiêm vaccine sẽ giúp GDP toàn cầu tăng khoảng 7,93 tỷ USD. Nếu các nước thu nhập thấp đạt tỷ lệ tiêm chủng như các nước phát triển, tăng trưởng GDP của các nước này sẽ tăng 1 điểm %, tương đương 38 tỷ USD trong năm 2021. Giới chuyên gia cảnh báo với mức chênh lệch về độ bao phủ vaccine giữa các nước và khu vực như hiện nay, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn trong trạng thái không ổn định.
Lạm phát phi mã cũng là mối đe dọa thường trực trong năm 2021. Theo kết quả khảo sát 46 nền kinh tế, trong đó có Mỹ và châu Âu, do viện nghiên cứu Pew công bố hồi tháng 11, có tới 39 nền kinh tế ghi nhận tỷ lệ lạm phát trong quý III/2021 tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong đó Mỹ và 18 nền kinh tế khác có chỉ số lạm phát tăng tới 2 điểm %. Số liệu mới nhất do Cục thống kê Lao động Mỹ công bố đầu tháng 12 cho thấy, giá cả tại Mỹ tăng 6,8% trong năm 2021, mức cao nhất kể từ năm 1982. Tỷ lệ lạm phát tại EU, Anh cũng ở mức trên 4%, cao nhất trong 1 thập niên trở lại đây. Lạm phát tại nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được IMF dự báo đạt đỉnh điểm 6,8% vào cuối năm nay.
Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng tác động tới nền kinh tế, được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát khi đội chi phí sản xuất lên nhiều lần. Giá khí đốt tại châu Âu và Mỹ đã tăng lần lượt hơn 350% và hơn 120%, còn giá dầu tăng khoảng 50%. Tính chung, giá năng lượng đã "nhảy vọt" 23% trong 1 năm qua, trong khi giá các nguyên liệu đầu vào khác cũng leo thang. Yếu tố giá nhiên liệu được đánh giá sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất toàn cầu, khi các nước triển khai các chính sách nói "không" với nhiên liệu hóa thạch để thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một yếu tố khác là việc các biện pháp hạn chế phòng dịch và mạng lưới vận tải bị tắc nghẽn khiến nguồn cung tiếp tục gián đoạn, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng sớm và mạnh hơn so với các giai đoạn hậu suy thoái trước đây. Làn sóng dịch tấn công khu vực Đông Nam Á vào giữa năm 2021 là một trong những yếu tố tác động nhiều đến nguồn cung, bởi đây được xem là một trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu với Việt Nam, Thái Lan, Malaysia là những cụm tập trung công nghiệp chế biến, trung tâm chế tạo các sản phẩm như ô tô, máy tính, đồ điện tử, may mặc, và nhiều sản phẩm khác..
Có thể nói, dù có những yếu tố cản trở, song với bước phục hồi trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng quay lại quỹ đạo ổn định như trước đại dịch. Việc các nước đẩy mạnh thích ứng an toàn với COVID-19, vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa mở cửa phát triển kinh tế hứa hẹn một triển vọng tươi sáng hơn cho kinh tế thế giới trong năm tới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, được đánh giá lây lan nhanh hơn biến thể Delta, có thể làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay và tiếp tục gây rủi ro cho kinh tế thế giới năm 2022.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang chững lại Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 24/7 khẳng định đà tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại và thừa nhận có nguy cơ suy thoái, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng tình trạng suy thoái chưa chắc sẽ xảy ra. Một phố mua sắm ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Phát biểu trên kênh truyền hình...