Kịch bản phản pháo của Iran dưới con mắt Mỹ
Giới chức Mỹ nhận định nếu các cơ sở hạt nhân của Iran bị Israel tấn công, nhiều khả năng nhà nước Hồi giáo sẽ phóng tên lửa nhắm vào Israel hoặc tiến hành các cuộc tấn công tự sát nhằm vào dân thường cũng như binh sỹ Mỹ ở nước ngoài.
Dội mưa tên lửa
Theo đánh giá của giới chức Mỹ, nếu bị tấn công, một mặt Iran chắc chắn sẽ báo thù Israel, mặt khác cũng sẽ nhắm tới các mục tiêu của Mỹ, để không cho Mỹ lý do thực hiện hành động quân sự có thể làm đổ bể vĩnh viễn chương trình hạt nhân của nước này. “Người Iran là bậc thầy trong kiểm soát leo thang”, tướng về hưu James E. Cartwright, sỹ quan cấp cao trong Bộ chỉ huy chiến lược và là phó chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, cho biết.
Theo tướng Cartwright và các nhà phân tích Mỹ khác, mục tiêu tấn công của Iran sẽ bao gồm cơ sở hạ tầng dầu lửa trong Vịnh Péc-xích, lính Mỹ ở Afghanistan. Afghanistan chính là nơi Iran bị Mỹ cáo buộc đã cung cấp chất nổ cho lực lượng nổi dậy địa phương.
Cả giới chức Mỹ và Israel, những người đã thảo luận về khả năng đáp trả của Iran khi bị Israel tấn công, đều tin rằng một cuộc chiến toàn diện trên lãnh thổ Iran là điều cuối cùng Iran muốn. Tuy nhiên, các phân tích của họ cũng cho rằng rất khó đoán được các nhà lãnh đạo cấp cao của Tehran đang tính toán những gì. Song bất kỳ kết luận nào về phản ứng của người Iran cũng sẽ giúp người Israel có quyết định có nên tiến hành tấn công hay không và Mỹ sẽ có thái độ như thế nào.
Trong khi có bằng chứng chứng tỏ Iran tiếp tục đạt được tiến bộ trong chương trình hạt nhân, các quan chức tình báo Mỹ vẫn tin chưa có dấu hiệu cụ thể Iran đã quyết định phát triển bom. Nhưng khả năng Israel sẽ tiến hành tấn công phủ đầu đã là mối quan tâm chính của các nhà kiến tạo chính sách Mỹ và dự kiến sẽ là chủ đề chính khi Thủ tướng Israel Netanyahu gặp Tổng thống Mỹ Obama tại Nhà Trắng vào thứ hai tới.
Hồi tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết bất kỳ trả thù nào của Iran đối với cuộc tấn công của Israel cũng sẽ “không thể tha thứ”. Và chính vì cho rằng Iran đang “lừa” thế giới về chương trình hạt nhân của mình nên khả năng Israel xem xét tấn công ngày càng cao.
Tấn công tự sát
Tuy nhiên các nhà phân tích Mỹ tỏ ra thận trọng, bởi các cơ quan an ninh được xé nhỏ của Iran có thể hoạt động theo kiểu “bán tín bán nghi”, theo đuổi các mục tiêu dường như là vô lý đối với các nhà phân tích tại Mỹ. Ví dụ các chuyên gia Mỹ vẫn thấy khó hiểu về âm mưu bị nghi là do Iran thực hiện vào năm ngoái nhằm ám sát đại sứ Ảrập tại Washington.
“Một khi các cuộc tấn công quân sự và tấn công đáp trả bắt đầu, thì bạn đã ở trên lưng hổ”, Ray Takeyh, cựu quan chức an ninh quốc gia dưới chính quyền Obama và hiện làm việc cho Ủy ban Đối ngoại cho biết. “Và khi đã ở trên lưng hổ, bạn không thể chọn được nơi xuống”.
Theo các quan chức Mỹ, nếu Israel tấn công, Iran sẽ có thể liều lĩnh, thậm chí là liều mạng, trả đũa dồn dập, bằng cách tấn công vào các mục tiêu quân sự của Mỹ, phóng hàng loạt tên lửa vào các căn cứ Mỹ trên lãnh thổ của các đồng minh trên Vịnh Péc-xich.
Một cựu quan chức Israel cho biết cách tốt nhất để tính toán trả đũa của Iran là qua công thức ông gọi là “1991 cộng 2006 cộng Buenos Aires nhân 3 hoặc 5″. Công thức này ám chỉ đến 3 lần Israel bị tấn công trong vòng 2 thập niên qua: vụ tấn công bằng tên lửa Scud của Saddam Hussein vào lãnh thổ Israel vào năm 1991 trong cuộc chiến vùng Vịnh đầu tiên; 3.000 quả tên lửa được Hezbollah bắn vào Israel trong cuộc chiến năm 2006; các vụ tấn công vào sứ quán Israel và một trung tâm Do Thái ở Argentina vào đầu những năm 1990. Những vụ tấn công này, mỗi vụ khiến 100-200 người thiệt mạng, và làm rất nhiều người bị thương, gây thiệt hại về tài sản trị giá nhiều tỷ đô la. Hàng trăm ngàn người Israel ở miền bắc đã phải sơ tán khỏi nhà để xuống hầm trú ẩn bom trong cuộc chiến năm 2006.
Song phía Israel lại đánh giá rằng đáp trả của Israel sẽ rất hạn chế.
“Khi Iran bị tấn công, chắc chắn họ sẽ phản ứng”, cựu quan chức Israel nhận định, phản ánh quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Barak vào năm ngoái. “Nhưng phản ứng đó sẽ phải được tính toán kỹ và phù hợp với khả năng của họ. Iran sẽ không phóng hỏa cả Trung Đông.”
Tấn công nặc danh
Ngược lại, giới chức chính quyền Obama, giới chức quân sự và tình báo Mỹ đều cho rằng Iran nhiều khả năng sẽ chọn cách ẩn danh, nghĩa là tiến hành những vụ tấn công gián tiếp nhằm vào các nước Iran xem là đang ủng hộ chính sách của Israel, với hi vọng ít nhất Tehran không bị công chúng lên án. Iran cũng có thể cố gắng phong tỏa, thậm chí chỉ là tạm thời, Eo biển Hormuz để làm bất ổn thêm thị trường dầu mỏ.
Giới chức Mỹ cũng nhận định, có khả năng nước này tăng cường các vụ đánh bom xe nhằm vào các mục tiêu dân sự trên khắp thế giới. Và Iran có thể gần như chắc chắn tuồn được chất nổ tinh vi qua đường biên giới vào Afghanistan để cài bom dọc các tuyến đường hoặc cho các nhóm đại diện kích nổ để giết hại binh lính NATO, trong đó phần lớn là lính Mỹ. Các vụ nổ như thế đã được thực hiện tại Iraq trong thời kỳ cao điểm của bạo lực. Nhưng mục tiêu chính của Iran sẽ là nhanh chóng tái xây dựng và có thể là gia tăng chương trình hạt nhân của mình, vì vậy mà theo những đánh giá của quan chức Mỹ, nhiều khả năng nước này sẽ cố gắng tránh kích động một làn sóng trừng phạt thứ hai của người Mỹ.
Vali Nasr, giáo sư chính trị quốc tế tại Trường luật và ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts, cho rằng Iran “sẽ phải trả thù công khai Israel để bảo vệ hình ảnh của mình ở trong nước cũng như trong khu vực”. Dọc con đường trả thù thứ hai, Iran cũng sẽ “cố gắng và giữ cho Mỹ “bận rộn” bằng cách làm leo thang căng thẳng ở Li-băng, Syria, Ai Cập, Iraq, cũng như Afghansitan”, ông phán đoán.
Năm 2009, Viện Brookings đã tổ chức một buổi mô phỏng để đánh giáNgày thứ 2 trong cuộc tấn công của Israel vào Iran. Buổi mô phỏng gồm các cựu quan chức chính phủ, các nhà ngoại giao, các chuyên gia trong khu vực đóng vai các quan chức Mỹ, Israel và Iran. Karim Sadjadpour, thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Carnegie Endowment, đã đóng vai lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei. Nhà lãnh đạo Iran này phải “xác định phản ứng của họ với độ chính xác cao”, ông cho biết. “Nếu họ phản ứng quá yếu, họ có thể sẽ bị mất mặt, và nếu họ phản ứng quá mạnh, họ có thể mất đầu.”
Trong cuộc mô phỏng, Iran cũng bắn tên lửa vào các mục tiêu quân sự và hạt nhân của Israel và điều lực lượng Hezbollah, chiến binh Hamas, Thánh chiến Hồi giáo bắn rocket vào các trung tâm dân cư ở Israel, với mục đích tạo ra bầu không khí hoảng loạn trong dân Israel. Trong buổi mô phỏng, Iran cũng kích hoạt các mạng lưới khủng bố ở châu Âu, đánh bom nhằm vào hệ thống giao thông công cộng và giết hại dân thường.
Video đang HOT
Ông Sadjadpour cho biết, qua buổi mô phỏng có thể thấymọi việc trở nên tồi tệ nhanh tới mức nào, và “xét về hậu quả lâu dài, rất khó nói ngoài một câu: Sẽ rất tồi tệ.”
Theo Dân Trí
Công Lý phản pháo clip "đá xoáy" Quỳnh Anh
Là diễn viên trong tiểu phẩm Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/2 được cho là để bêu riếu, nhạo báng bé Quỳnh Anh - Thí sinh dự thi Vietnam's Got Talent, diễn viên Công Lý cho rằng tiểu phẩm không "tát nước theo mưa".
Theo diễn viên Công Lý, bé Quỳnh Anh chẳng có tội tình gì, kể cả mẹ của bé cũng vậy, chẳng qua là vì ngộ nhận.
Theo chia sẻ của diễn viên Công Lý, tiểu phẩm về bé Quỳnh Sao trong chương trình Thư giãn cuối tuần mới được quay gần đây!
Anh có thể tiết lộ khoảng thời gian anh nhận kịch bản cho đến ngày khởi quay tiểu phẩm cô bé Quỳnh Sao thi hát của Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/02 là bao lâu?
Mới đây thôi, nó không xa quá. Khi quay, chúng tôi cũng không biết nó được phát sóng vào khoảng thời gian nào.
Trước khi khởi quay, anh có biết gì về thông tin cô bé Quỳnh Anh 15 tuổi, hát được 6 thứ tiếng, nhưng vẫn bị loại khỏi cuộc thi Vietnam's Got Talent hay không?
Trước khi quay, tôi cũng có biết sơ về một hiện tượng như vậy nhưng tôi chưa trực tiếp xem cô bé Quỳnh Anh dự thi Vietnam's Got Talent như thế nào.
Khi sản xuất tiểu phẩm, đạo diễn có nói với chúng tôi, hiện nay đang có một hiện tượng như vậy, cần phản ánh. Chúng tôi làm tiểu phẩm này, không nhằm vào bất kể một cái gì cả, không chỉ trích cụ thể ai, hay chỉ trích một nhân vật nào hết.
Đây là nói chung về một hiện tượng, một vấn đề cần phải phản ánh. Chúng tôi không chỉ trích cái gì cụ thể, hay chỉ trích một đối tượng nào. Hiện tượng cha mẹ hay ảo tưởng vào con cái là cần lên án, chỉ trích.
Những ảo tưởng cụ thể anh muốn nói đến là gì?
Một người bố, người mẹ thấy con mình có một biểu hiện gì đấy, hoàn toàn khác những đứa trẻ bình thường thì đương nhiên là thích lắm chứ, nhìn yêu nữa. Thế nhưng, phải định hướng cho nó như thế nào?
Chẳng hạn, con bé này nó hát tốt, nó có giọng khi mình là người làm nghề mình biết được thì phải hướng cho con vào trường, gặp bác nọ, gặp chú kia,.. để cho con bé được học những kiến thức cơ bản.
Chứ ba lăng nhăng, thấy ở nhà, con bé ngoáy mông, nhún nhảy nhìn thì thích nhưng không động viên nó phát huy những việc này. Vui thôi thì được, nhưng để đi vào con đường chuyên nghiệp thì nó hoàn toàn khác.
Hình ảnh diễn viên Công Lý - Tự Long trong tiểu phẩm Thư giãn cuối tuần phát sóng 25/2
Khán giả xem xong tiểu phẩm Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/2 nhận xét rằng: "Diễn viên Công Lý trong tiểu phẩm lần này vào vai hơi khô và có đoạn diễn tỏ ra lúng túng!" Vậy anh có thấy thoải mái khi nhận vai diễn này không?
Thực ra là thế này, khi format Thư giãn cuối tuần ra đời, tôi là người đầu tiên được ĐD Đỗ Thanh Hải mời tham gia diễn xuất. Khi tôi chính thức nhận lời tham gia Thư giãn cuối tuần, Đỗ Thanh Hải có nói với tôi rằng: ngoài việc tham gia diễn xuất, tôi còn phải giúp cậu ấy cả về mặt kịch bản và đạo diễn. Bởi tôi và Đỗ Thanh Hải học cùng với nhau trước đây.
Tôi khẳng định, không dưới 4 - 5 lần từ chối kịch bản khi ra hiện trường quay tiểu phẩm. Tôi thẳng thắn trả lời khi xem xong kịch bản: "Cái này không làm được. Nghỉ!"
Trong khi cả đoàn quay gồm xe, máy móc, tôi vẫn kiên quyết: "Nghỉ! Tôi đã bảo không quay được là không quay được! Tôi không đóng được kịch bản này!"
Danh chính ngôn thuận, Thư giãn cuối tuần do đạo diễn Bùi Thọ Thịnh chịu trách nhiệm. Thực tế, Bùi Thọ Thịnh cũng nhờ tôi rất nhiều về mặt kịch bản, mặc dù các tiểu phẩm được phát sóng trên truyền hình chỉ 15 phút, để quay được tiểu phẩm mất khoảng 30 phút là xong.
Nhưng lần nào, chúng tôi cũng mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để bàn trước khi quay, vất vả nhất vẫn là khi bàn về lời thoại, thêm cái gì, bớt cái gì khiến chúng tôi rất mệt.
Cụ thể về tiểu phẩm phát sóng ngày 25/2 vừa qua, chương trình về cô bé Quỳnh Anh tôi không được xem, tôi không biết. Khi quay tiểu phẩm này, ĐD Bùi Thọ Thịnh nói với chúng tôi rằng: "Vừa qua có một hiện tượng như thế, trong số này, mình làm về cái này."
Tôi trả lời lại: "Tôi không cần biết sự việc thật nó là như thế nào, nhưng khi thực hiện tiểu phẩm này, cái mình cần nói là cái gì? Định hướng cho trẻ em như thế nào, đi đúng vào hướng đó."
Tôi không tỉ tê ai cả, tôi không nói ai cả. Bé Quỳnh Anh cũng chỉ là một hiện tượng thôi, xã hội còn nhiều những trường hợp tương tự như vậy, đâu phải chỉ có một mình Quỳnh Anh.
Bé Quỳnh Sao trong tiểu phẩm của Thư giãn cuối tuần cũng thạo 6 ngoại ngữ như bé Quỳnh Anh dự thi Vietnam Got Talent
Cái mình định hướng ở đây, các bậc làm cha, làm mẹ nhìn thấy khả năng của con sẽ rất vui nhưng quan trọng phải biết định hướng phát triển khả năng ấy cho con. Cái chúng tôi làm là như vậy. Chúng tôi không hề móc máy người này, hay móc máy người kia.
Bé Quỳnh Anh chẳng có tội tình gì, kể cả mẹ của bé cũng vậy, chẳng qua là vì ngộ nhận thôi. Không nên móc máy những chuyện này ra làm gì, quan trọng nhất khi thấy con có giọng hát thì hướng cho con vào các trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Nhạc viện Hà Nội,... để học, để đi đúng hướng.
Phải hướng cho con như vậy chứ không phải là mấy thứ ba lăng nhăng, đi hát những bài của người lớn... Mục đích của chúng tôi làm là định hướng cho các bậc làm cha mẹ chứ không phải đi trêu ghẹo mấy ông bố, bà mẹ để làm gì. Người ta là gì đâu mà phải đến mức độ như vậy.
Trong khi dư luận đang hướng đến câu chuyện cô bé Quỳnh Anh 15 tuổi dự thi Vietnam's Got Talent thì Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/2 lại xây dựng hình ảnh một cô bé Quỳnh Sao có hoàn cảnh na ná cô bé Quỳnh Anh. Dư luận cho rằng hành động này của nhà đài là nhạo báng bé Quỳnh Anh, gián tiếp làm tổn thương tinh thần của Quỳnh Anh bởi cô bé này là trẻ em chưa đến tuổi vị thành niên,cần được bảo vệ. Anh nghĩ sao về điều này?
Về vấn đề này, đáng ra bạn phải phỏng vấn người chịu trách nhiệm sản xuất ra tiểu phẩm là đạo diễn Bùi Thọ Thịnh.
Tôi có thể thay mặt đạo diễn để nói như thế này: Nói thì hơi to tát nhưng ngoài việc làm nghề, tham gia vai diễn, tôi cũng phải chịu một phần trách nhiệm về chương trình.
Thực ra, tôi thấy hơi buồn cười, một chuyện rất vớ vẩn, ồn ào rồi lại trở thành đao to, búa lớn. Chính chúng ta đang làm phức tạp hóa lên làm cho cháu bé nhận thấy báo chí, dư luận,.. đang chĩa mũi dùi vào mình. Tự dưng cháu bé bị sức ép về mặt tâm lý.
Chuyện chẳng có gì, bé biết hát, mẹ cho đi thi hát thì đi, được gì hay không được gì từ cuộc thi nói chuyện sau. Nhưng ở trường, bé vẫn học tốt, là con ngoan, trò giỏi. Còn đi thi hát, bé không có gốc, mẹ cũng không thể bắt bé bỏ học đi hát được nên chẳng có gì để nói.
Vậy sau cuộc thi, cháu vẫn trở lại trường đi học bình thường, vẫn đạt học sinh giỏi thì có gì để phải đao to, búa lớn, ẫm ĩ cả lên.
Trong tiểu phẩm, người ta nói chung, chứ có nói riêng con nhà ai đâu, sao cứ phải lồng lộn lên làm gì, như vậy là "ngộ".
Hiện nay, bé Quỳnh Anh đã gửi thư "kêu cứu khẩn cấp" tới bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội về việc bị bôi nhọ hình ảnh. Nếu cơ quan chức năng vào cuộc, yêu cầu nhà đài phải xin lỗi gia đình bé Quỳnh Anh vì xây dựng tiểu phẩm hài làm nhục cháu. Theo anh, nhà đài có đáng bị lên án trong vụ việc này hay không?
Sao phải xin lỗi, tôi có làm gì sai đâu mà phải xin lỗi. Tôi là người trực tiếp tham gia tiểu phẩm và tôi thấy rằng chẳng có gì phải xin lỗi cả.
Vậy khi xây dựng nhân vật cho tiểu phẩm hài vừa rồi, đạo diễn không xây dựng một hình ảnh cố bé có hoàn cảnh khác hẳn bé Quỳnh Anh. Tại sao lại lấy nguyên cốt truyện của bé Quỳnh Anh để dư luận chỉ hướng đến một đối tượng?
Tôi nhắc lại, tiểu phẩm không nhắc cụ thể về một cá nhân ai cả. Xã hội, có hiện tượng như vậy thì chúng tôi phản ánh. Nếu bắt chúng tôi phải xin lỗi thì tự do ngôn luận ở đâu?
Chúng tôi cũng làm báo (báo hình). Chúng tôi nói về một hiện tượng xã hội do nhìn thấy hoặc nghĩ ra thì sao? Tại sao phải xin lỗi?
Vì tiểu phẩm làm tổn thương tinh thần của Quỳnh Anh?
Tổn thương ở đây là do chính bố mẹ bé gây nên chứ không phải cái gì khác. Những gì tiểu phẩm phản ánh là thực trạng chung của xã hội, bà đừng nghĩ chỉ mỗi con bà mới như vậy. Rất nhiều những gia đình khác cũng có hiện tượng như vậy.
Bà nghĩ bà hay sao? Bà đã đúng chưa? Nếu người ta không mở ra cuộc thi ấy, ai biết con bà là ai?
Kể cả không có chương trình tìm kiếm tài năng thì chúng tôi vẫn làm một tiểu phẩm như vừa rồi.
Đứa trẻ con trong hoàn cảnh này là tự bố mẹ nó khiến nó thành như thế. Nặn bóp nó thành như thế chứ nó chẳng có tội gì cả.
Chương trình của chúng tôi là làm cho 80 triệu dân chứ không làm cho một vài người. Tôi chẳng tỉa tót gì bà, tôi không nói gì cá nhân bà. Chúng tôi đang nói về tư duy của những người làm bố mẹ, dạy dỗ con ra làm sao, định hướng cho con như thế nào?
Chúng tôi không tát nước theo mưa! Chúng tôi làm những cái lớn hơn.
Việc đài quốc gia xây dựng tiểu phẩm để nhắc nhở các ông bố, bà mẹ phải biết định hướng phát triển cho con cái là cần thiết. Nhưng phát vào đúng thời điểm bé Quỳnh Anh đang bị dư luận lên án, chỉ trích thì có nên hay không?
Tôi không phải là người của Đài truyền hình, tôi chỉ là cộng tác viên thôi. Nhưng tôi vẫn thấy có những cái tế nhị, nhạy cảm. Việc xây dựng tiểu phẩm phát vào thời điểm vừa rồi là "cực chẳng đã".
Bọn tôi đang gồng mình lên để làm chương trình này vì chương trình sắp bị thủng sóng, chẳng may tiểu phẩm về bé Quỳnh Sao bị vào thời điểm đó thôi, chứ không phải người ta cố tình làm việc này.
Xem tiểu phẩm Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/2 được cho là "đá xoáy" Quỳnh Anh.
Qua vụ việc bé Quỳnh Anh, khi thấy con mình có tố chất, anh lại có lợi thế làm nghề thì anh có muốn dẫn dắt con vào giới showbiz, làm cho con nổi tiếng khi còn nhỏ hay không?
Tôi không bao giờ có quan điểm này. Nếu cháu có năng khiếu, có thiên hướng, tôi sẵn sàng đầu tư cho cháu học hành, trang bị kiến thức cho cháu.
Khi có vai diễn nhí, phù hợp với con anh, anh có cho cháu nhận vai hay không?
Vấn đề là cháu có thích hay không. Ngoài việc định hướng cho con, tôi luôn tôn trọng sở thích của các cháu.
Chẳng hạn, con gái lớn của tôi, tôi thấy cháu có vẻ thích thì tôi định hướng, động viên cháu: "Con cứ tham gia các chương trình của trường, diễn kịch, hát hò,... bố tạo điều kiện cho con."
Còn cậu con trai bé hơn, cháu cũng có những điểm đặc biệt, có lần tôi hỏi cháu: "Con có muốn đóng phim không?" Cháu thẳng thắn nói "không" và tôi không ép cháu làm theo ý mình được.
Xin cảm ơn anh!
Theo Phunutoday
Vụ Ronaldo suýt chết ở Pháp: Ro béo phản pháo "Người ngoài hành tinh" Ronaldo đã hết sức tức giận liên quan đến những thông tin tình trạng sức khỏe của mình trước trận CK World Cup 1998 mà Giáo sư Bruno Caruso vừa công bố. Khi Ronaldo dự World Cup 1998 cầu thủ này vẫn thuộc biên chế Inter Milan. Vào thời điểm đó, Bruno Caruso là người đứng đầu trung tâm...