Kịch bản – Phần còn trống trong thế giới game?
Cùng với gameplay, kịch bản game chính là nền tảng cho thành công của mỗi tựa game. Nhưng vẫn còn một chặng đường dài để kịch bản game đến với trái tim game thủ.
Game và điện ảnh là hai “anh em” dù tuổi đời cách xa nhau. Đôi lúc hai bên cũng nhìn qua ngó lại để biết người anh em của mình đã tiến đến đâu. Game có những thế mạnh khiến điện ảnh phải ghen tỵ. Nhưng dù công nghệ có phát triển đến đâu thì sản phẩm làm ra để phục vụ con người. Sau những giờ phút giải trí, người chơi tìm kiếm những giá trị sâu sắc hơn. Họ trông đợi vào những kịch bản game chất lượng.
Trong điện ảnh, kịch bản là yếu tố đầu tiên, là nền tảng làm nên một bộ phim hay. James Cameroon, đạo diễn của Avatar luôn dành nhiều thời gian chăm chút cho kịch bản. Từ Titanic huyền thoại tới “hiện tượng” Avatar là khoảng cách 12 năm. Phân nửa hành trình đó, Cameroon dành để săn tìm ý tưởng, phác thảo nên những người ngoài hành tinh của tương lai.
Nhờ vậy, dù làm phim không nhiều, những sản phẩm mang thương hiệu James Cameroon như Terminator, Titanic, Avatar… đều thành công rực rỡ, “đốt cháy” các phòng bán vé. Người xem háo hức đến rạp chiếu bóng không chỉ để trầm trồ với những màn kỹ xảo hiện đại mà còn cảm nhận những thông điệp nhân văn sâu sắc. Mỗi bộ phim của ông đều là đỉnh cao, tác phẩm sau luôn hấp dẫn, ấn tượng hơn tác phẩm trước.
Bên cạnh Cameroon, những tên tuổi lớn của Holywood như Oliver Stone, Roman Polanski, Woody Allen… cũng quan tâm sâu sắc tới kịch bản phim. Có thể khẳng định, kịch bản là yếu tố quyết định cho thành công của một bộ phim, đặc biệt là yếu tố nghệ thuật. Kịch bản làm nên nội dung tư tưởng của phim, trong khi diễn viên, kỹ xảo chỉ là phần vỏ.
Gần đây, các nhà sản xuất game hay nhắc tới cụm từ “game đậm chất điện ảnh”. Họ lý giải đây là việc vận dụng góc máy camera đa dạng hơn cùng những thủ thuật thường chỉ thấy trong điện ảnh. Mục đích là làm sống dậy những cảm xúc hoành tráng, mãnh liệt chỉ có trong phim ảnh.
Tuy vậy, thêm chất điện ảnh vào game không chỉ là những góc máy đẹp hay những kĩ xảo học tập từ phim bom tấn. Bạn không thể cấp cho game thủ một cặp kính mắt 3D và nói đây chính là Avatar của thế giới game. Để cho ra đời một game giàu tính điện ảnh, sự đầu tư cần toàn diện hơn nữa. Đặc biệt là sự đầu tư cho nền tảng – đầu từ vào kịch bản.
Một nghịch lý trong ngành công nghiệp game là kịch bản thường đi sau tác phẩm. Sau khi game đã hoàn tất mọi công đoạn, nhà văn / nhà biên kịch mới vào cuộc. Công việc thật đơn giản: các nghệ sĩ chỉ cần thêm vào những lời dẫn và các đoạn hội thoại phù hợp với bối cảnh mà thôi.
Video đang HOT
Chắc hẳn cách làm này rất thích hợp với những nghệ sĩ lười. Nhưng liệu các nghệ sĩ chân chính có muốn bị trói buộc vào những công việc nhàn hạ và dễ dãi? Có thể hiểu được vì sao nhiều nhà văn nổi tiếng vẫn ngần ngại nhận lời hợp tác với các hãng game. Họ sợ hãi với phong cách làm việc kỳ cục đó. Họ lo ngại tên mình sẽ gắn liền với những sản phẩm lai căng, học đòi.
Các nhà văn có niềm kiêu hãnh riêng. Họ không muốn chỉ là những người minh hoạ. Họ cần được tôn trọng với không gian sáng tạo đặc trưng. Viết kịch bản game, nhà văn trở thành đồng tác giả. Vai trò của họ quan trọng chẳng kém gì nhà lập trình hay các chuyên viên thiết kế. Vô hình chung, đã xảy ra không ít mâu thuẫn giữa những “người cha tinh thần” này.
Chẳng hạn, ở một trường đoạn, nhà văn muốn nhân vật yếu đi, hoặc phải chết để tạo nên bi kịch. Nhưng nhà lập trình đã “trót” dành cho nhân vật quá nhiều quyền năng. Với lý do game đã được hoàn thiện, nhà văn không còn cách nào đành phát triển câu chuyện theo một hướng khác. Rút cục, kịch bản game vẫn chỉ “ăn theo” tình tiết.
Cũng có những trường hợp nhà sản xuất đề nghị nhà văn sáng tạo một kịch bản dành riêng cho game. Hàng nghìn trang World of WarCraft, Dragon Age, Mass Effect hay Heavy Rain… là kết quả của quá trình này. Tiếc là ít game thủ có hứng thú (hoặc đủ kiên nhẫn) với những tác phẩm hoành tráng như thế. Việc xuất bản cũng không mấy khả quan, bởi những sản phẩm này giống như phụ kiện cho game mà thôi.
Để mời những tác giả uy tín, hãng game phải trả thù lao đáng kể. Chi phí cao, cộng với khoản thu hồi trước mắt chậm chạp khiến nhiều hãng băn khoăn. Thậm chí, một số người còn phàn nàn tại sao phải cầu kỳ như vậy. Hội hoạ, âm nhạc không cần kịch bản mà vẫn sống khoẻ đấy chứ? Với lập luận đó, họ tiếp tục xúc tiến những kịch bản game theo lối mòn.
Kết quả là, nhiều game “bom tấn” vẫn ra đời, nhưng nếu bóc hết lớp vỏ bóng bẩy, người ta chỉ còn thấy sự trống không. Hãy tưởng tượng vài năm sau, người chơi sẽ cảm thấy thế nào với một sản phẩm “vô tính” như thế? Đó là chưa nói tới tham vọng chuyển thể game lên màn ảnh rộng. Sở dĩ hầu hết các dự án kiểu này thất bại cũng vì nguyên nhân kịch bản yếu kém. Thật khó khăn cho nhà biên kịch phải viết lại một kịch bản mới hoàn toàn mà chưa hiểu hết về game.
Vì thế, không còn cách nào khác, các hãng sản xuất đang ráo riết đầu tư vào chất lượng kịch bản. Liệu sự xuất hiện của những chuyên gia điện ảnh có tăng thêm nhiều chất điện ảnh cho game? Câu trả lời còn nằm ở những phản hồi của cộng đồng xã hội.
Theo Gamek
Những nhóm cracker khét tiếng trong thế giới game
Với game thủ, họ là những người hùng. Nhưng trong mắt các nhà phát hành, họ là những "cơn ác mộng". Họ chính là các cracker - những Robin Hood của thế giới ảo.
Razor1911
Thành lập từ năm 1985, Razor1911 được coi là lão làng trong giới cracker và cũng là "băng đảng" danh tiếng lẫy lừng nhất. Tên ban đầu là Razor2992, sau một thời gian ngắn nhóm đổi tên thành Razor1911 (trong ngôn ngữ lập trình 16 bit thì 1911 tương đương 666 - con số gắn liền với quỷ dữ). Quả thật, mục đích ban đầu của nhóm là "bẻ khoá" các game hệ Commodore 64, và sau này mở rộng trên nhiều hệ máy khác.
Razor1911 được cộng đồng game nể phục nhờ tài crack nhanh và không ngán bất cứ game nào. Thông thường, khi một game phát hành, chỉ một vài ngày sau đã có bản crack của Razor1911. Cá biệt có những trường hợp hãng phát hành "ăn trái đắng" khi tựa game của họ đã bị crack ngay trước ngày ra mắt.
Đã rất nhiều game đỉnh gục ngã trước tài nghệ bẻ khoá của Razor1911. Ngày 23/7/1996, nhóm đã crack thành công Quake ngay sau khi nó phát hành. Ngày 14/10/2006, tung ra bản crack game Battlefield 2142 4 ngày trước khi phát hành chính thức.
Năm 2007, nhóm đã đùa giỡn với Microsoft bằng hành động biến đổi ShadowRun - game dành riêng cho Windows Vista, trở thành game chạy trên Windows XP và đặc biệt là crack thành công các bản patch dành cho game Halo 2.
Hoạt động của Razor1911 phần nào bị gián đoạn trong thời gian FBI triển khai hai chiến dịch chống ăn cắp ban quyền là Bucaneer (2001) và Flashlight (2004). Tuy vậy, sau khi các chiến dịch này kết thúc vài tháng, Razor1911 lại tiếp tục trở lại, hung dữ và táo tợn hơn. Razor1911 gần như không "tha" bất kì game đỉnh nào. Call of Duty: Modern Warfare 2, Bioshock 2, Mass Effect 2, Napoleon: Total Wars...đều lần lượt đến tay game thủ thông qua các bản crack bất hợp pháp.
Mới đây, có tin nói Razor1911 đã "đầu hàng" với tựa game Assassin"s Creed 2 do gặp rắc rối với các cơ quan an ninh. Tựa game này cho tới nay vẫn chưa được crack thành công và Ubisoft vẫn có thể cười ngạo nghễ trước mũi các nhóm cracker.
Reloaded
Thành lập sau Razor1911 một thời gian, Reloaded đã nhanh chóng chứng tỏ họ cũng là một "đại ca" trong giới cracker bằng những bản crack ấn tượng. Chắc nhiều người chơi game còn nhớ các phiên bản Pro Evolution Soccer với dòng chữ Reloaded kèm theo. Đây không phải là bản mở rộng của PES mà là một cách đánh dấu "bản quyền" của nhóm cracker Reloaded.
Reloaded thường được giới cracker đem ra so sánh với Razor1911. Điều đặc biệt là hầu hết những tựa game nào Reloaded đã crack được thì Razor1911 sẽ thôi hoặc ngược lại. Như vậy, có thể thấy cuộc cạnh tranh ngầm giữa hai nhóm cracker lừng danh. Cũng có một số trường hợp ngoại lệ (như game The Sim3) chẳng hạn, tuy vậy số lượng không nhiều.
Một điều thú vị khác là đôi khi những đoạn mã của Reloaded lại được sử dụng như những công cụ chống crack. Năm 2008, Ubisoft đã áp dụng cách này cho game Tom Clancy's Rainbow Six: Vegas 2.
EA là nạn nhân thường xuyên của Reloaded.
Skidrow
Tên tuổi của Skidrow cũng gắn liền với những tựa game bom tấn. Hầu hết các game Razor1911 và Reloaded đã crack đều có trong bộ sưu tập của Skidrow. Nhóm cracker này thường để lại thông điệp trên những game đã bị crack như một sự "trêu tức" nhà sản xuất. Skidrow đang được giới game thủ chơi game không bản quyền coi là cứu tinh trong vụ Assassin"s Creed 2 vì họ đã hứa sẽ sớm "bẻ" tựa game này.
Theo Gamek
10 nữ anh hùng trong thế giới game (Phần 1) Mỗi khi nhắc tới các cô gái trong game, người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh một cô nàng thiếu vải được đưa vào cốt truyện để "hút" các game thủ nam giới. Đây là điều rất phổ biến, tuy vậy cũng vẫn tồn tại những nữ anh hùng thực sự trong thế giới game. Họ là những người được nhớ đến...