Kịch bản nào cho tình huống tốt nhất, xấu nhất sau 15 ngày cách ly TPHCM?
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM nêu 3 tình huống có thể xảy ra sau 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn thành phố.
Kịch bản khả quan nhất chỉ đến khi quy định phòng, chống Covid-19 được thực hiện nghiêm.
Tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM tổ chức chiều 13/7, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi nêu 3 khả năng được dự báo xảy ra sau 15 ngày địa bàn áp dụng Chỉ thị 16.
“Dù tình huống nào xảy ra sau 15 ngày, điều mang tính quyết định hiện nay là thực hiện triệt để các quy định theo Chỉ thị 16 trong những ngày còn lại của đợt cách ly xã hội. Việc thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch và các giải pháp chống dịch đồng bộ kết hợp lại sẽ dẫn đến tình huống khả quan nhất”, ông Phan Văn Mãi nhận định.
Kết quả phụ thuộc vào hành động của người dân
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, thành phố cần thêm 2-3 ngày mới có thể phân tích được dịch Covid-19 trên địa bàn sẽ đạt đỉnh vào thời gian nào, khi có chuỗi số liệu ổn định.
Ông Mãi nêu 3 tình huống có thể xảy ra sau 15 ngày TPHCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tình huống thứ nhất: Thành phố ngăn chặn, kiểm soát được dịch Covid-19. Khi đó, thành phố sẽ xem xét tình hình thực tế để áp dụng Chỉ thị 16 tiếp tục hay Chỉ thị 16- hoặc Chỉ thị 15 …
Tình huống thứ hai: TPHCM kiểm soát được dịch bệnh nhưng số ca mắc mới vẫn gia tăng. Trong bối cảnh giả định đó, việc tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 16 tại một số địa bàn cần được cân nhắc áp dụng.
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi nêu 3 tình huống sau 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16.
Video đang HOT
Tình huống xấu nhất: TPHCM chưa kiểm soát được dịch bệnh, số ca mắc Covid-19 mới vẫn gia tăng. Theo Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, khi đó, những biện pháp mạnh mẽ hơn như phong tỏa sẽ được tính tới để khống chế tình hình và đề xuất Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 xem xét.
“Dù tình huống nào xảy ra sau đợt cách ly thành phố 15 ngày này, tôi thấy yếu tố quyết định nhất là khả năng thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 trong những ngày còn lại. Từng người dân, hộ gia đình, cụm dân cư, doanh nghiệp thực hiện nghiêm và triệt để quy tắc 5K”, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM nói và nhấn mạnh, đây là một trong những yếu tố quyết định thành bại trong công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn.
Ông Mãi đánh giá, tình huống đầu sẽ đến khi các quy định được thực hiện nghiêm, biện pháp phòng, chống dịch được triển khai hiệu quả. Ngược lại, khi xảy ra lơ là, thực hiện quy định không đồng bộ, thành phố sẽ buộc phải trải qua tình huống thứ 2 và thứ 3.
TPHCM đã qua 5 ngày áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn.
Công việc của 10 ngày cách ly còn lại
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, hiện tại, các lực lượng đang tập trung cho 3 tuyến chống dịch. Tuyến thứ nhất là tầm soát có trọng tâm, trọng điểm các F0 và tách những trường hợp này ra khỏi cộng đồng nhanh nhất có thể.
Tuyến thứ hai là tập trung thu dung, cách ly, điều trị ca mắc Covid-19 và dồn nguồn lực để điều trị bệnh nhân, đặc biệt người có triệu chứng nặng.
Ở tuyến còn lại, các lực lượng sẽ tập trung cho công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Để cả 3 tuyến chống dịch hoạt động có hiệu quả, thành phố đã tập trung quyết liệt nguồn lực, trang, thiết bị, ứng dụng công nghệ. Các phần việc đang được thực hiện một cách khoa học, chính xác, đồng bộ và hiệu quả.
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TPHCM đang được thực hiện đồng bộ và hiệu quả (Ảnh: Hải Long).
Về việc duy trì sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, ông Phan Văn Mãi cho hay, thời gian qua, thành phố tập trung chống dịch trên tinh thần thực hiện mục tiêu kép. Tuy nhiên, thời điểm này, ưu tiên số một là đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng người dân.
“Hoạt động sản xuất hiện nay được duy trì ở mức tối thiểu trên nguyên tắc nơi nào an toàn mới sản xuất. UBND TPHCM đã thông báo cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao rà soát lại tiêu chí an toàn, nơi nào được chính quyền xác định đảm bảo đầy đủ tiêu chí mới được sản xuất”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Thời gian tới, TPHCM sẽ rà soát lại các kế hoạch, phương án, không chỉ cung ứng hàng hóa cho người dân mà cả việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ điều trị.
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường chăm lo cho người yếu thế, người không có thu nhập trong thời gian dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Chăm lo cho người trong gia đình có thể còn sơ xuất, chăm lo cho cả chục triệu người dân thành phố dĩ nhiên không tránh khỏi. Đây là trách nhiệm của thành phố, chúng tôi sẽ tiếp thu, lắng nghe phản ánh về những vấn đề còn tồn tại để làm tốt hơn”, ông Phan Văn Mãi chia sẻ.
Phú Yên thêm 12 người nhiễm SARS-CoV-2 và 1 bệnh nhân tử vong
Bệnh nhân Covid-19 tử vong có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, hai chân yếu, đi lại khó khăn.
Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Phú Yên cho biết, từ 8h đến 17h ngày 13/7, Phú Yên phát hiện 12 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, TP Tuy Hòa có 5 ca, huyện Tuy An 4 ca, và huyện Phú Hòa 3 ca.
Như vậy, Phú Yên đã ghi nhận tổng cộng 615 ca nhiễm trong cộng đồng (4 ca tử vong). Trong đó, TP Tuy Hòa có 360 ca, TX Đông Hòa 35 ca, huyện Tuy An 80 ca, huyện Sơn Hòa 60 ca, huyện Sông Hinh 29 ca, huyện Tây Hòa 4 ca, huyện Phú Hòa 41 ca, TX Sông Cầu 1 ca và huyện Đồng Xuân 2 ca...
Khu phong tỏa ở TP Tuy Hòa, Phú Yên
Bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Yên cho biết, hôm nay (13/7), bệnh nhân 33716 tử vong tại nhà.
Bệnh nhân trên sinh năm 1953, địa chỉ 25 Nguyễn Đình Chiểu, phường 7, TP Tuy Hòa, Phú Yên, là F1 của bệnh nhân 27448. Trường hợp này có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, hai chân yếu đi lại khó khăn, được bệnh nhân 27448 chăm sóc hàng ngày.
Sáng 11/7, bệnh nhân 27448 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 nên được đưa vào Bệnh viện dã chiến điều trị.
Vì bệnh nhân 33716 mắc bệnh mạn tính, đi lại khó khăn, cần có người chăm sóc đặc biệt nên không thể vào khu cách ly tập trung mà được cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Hàng ngày, người thân (ông T.) mang cơm sang phục vụ. Sáng 13/7, ông T. mang cơm qua nhà bệnh nhân 33716 thì thấy người này đã tử vong nên thông báo cho Trạm y tế phường 7 (TP Tuy Hòa). Khi đó, ca bệnh cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Địa phương đã tiến hành mai táng theo quy định.
Đến nay Phú Yên có 5 bệnh nhân tử vong vì nhiễm Covid-19.
Về công tác điều trị, bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc thông tin, trong tổng số 611 người đang điều trị tại các bệnh viện có 2 bệnh nhân nặng, nguy kịch, 5 bệnh nhân viêm phổi nặng.
Ngoài ra, 15 bệnh nhân viêm phổi mức độ trung bình và nhẹ, 589 bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ ê-kíp y, bác sĩ chuyên ngành hồi sức tích cực và 1 máy lọc máu liên tục cùng với một số vật tư phòng chống dịch.
Các địa phương trong tỉnh (TP Tuy Hòa, Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh; thị trấn La Hai và xã Xuân Quang 1 của huyện Đồng Xuân) tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15. Một số địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16.
Ổ dịch 400 ca ở khu chế xuất Tân Thuận đã được khống chế Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cung cấp thông tin trên tại cuộc họp báo chiều 13/7. Theo bác sĩ Tâm, ca F0 đầu tiên của ổ dịch khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) được phát hiện ngày 25/6 là một nhân viên làm việc tại một công ty tại khu...