Kịch bản nào cho nhà nước đoàn kết dân tộc mới ở Afghanistan?
Afghanistan đã trải qua một cuộc chuyển giao dân chủ hòa bình nhất trong lịch sử. Sau cuộc bầu cử đầy tranh cãi, ông Ashraf Ghani đã trở thành Tổng thống Afghanistan sau khi đạt được sự thỏa hiệp với đối thủ, Abdullah Abdullah được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry làm trung gian. Chính phủ đoàn kết dân tộc đã tạo ra một vị trí điều hành mới cho ông Abdullah. Đây là điều chưa từng có ở Afghanistan bởi vì thỏa thuận này đã tạo ra sự chia sẻ quyền lực giữa hai nhà lãnh đạo cùng ở thế mạnh. Thỏa thuận cũng được ca ngợi do mang lại sự thống nhất cho một quốc gia đã mệt mỏi vì chiến tranh. Dù vậy, hiện vẫn tồn tại nhiều hoài nghi về tính bền vững của thỏa thuận chia sẻ quyền lực này.
Để hiểu rõ hơn về triển vọng của chính phủ mới ở Afghanistan, chúng ta hãy cùng theo dõi cuộc phỏng vấn giữa The Diplomat với Bette Dam, tác giả đồng thời là nhà báo thường trực ở Kabul. Bette Dam đã có 8 năm đưa tin và đến thăm những vùng xa xôi và nguy hiểm ở Afghanistan. Quyển sách gần đây nhất của cô viết về tiểu sử Tổng thống sắp mãn nhiệm, ông Hamid Karzai. Tựa sách của cô mang tên “Một người đàn ông và chiếc xe của ông ta: Ông Hamid Karzai đã lên cầm quyền như thế nào”.
Cô nghĩ gì về sự sắp xếp chính trị mới tại Kabul? Liệu những sự sắp xếp này có bền vững?
Tôi có chút nghi ngờ về sự sắp xếp này. Chia sẻ quyền lực, đặc biệt là ở một nước không ổn định như Afghanistan là điều không dễ dàng. Ông Ashraf Ghani và ông Abdullah Abdullah có thể muốn dùng liên minh này để cùng hợp tác, tuy nhiên, họ chưa bao giờ đơn độc trong những công việc của mình. Họ là một phần của mạng lưới những người muốn có quyền lực lớn nhất. Sự khởi đầu sẽ khó khăn nhưng chúng ta cần thời gian để xem chính phủ đoàn kết này có thể làm gì cho Afghnistan.
Cô đã từng đưa tin về tình hình Afghanistan trong suốt 8 năm qua. Do đó, cô có điều kiện chứng kiến toàn bộ quá trình bầu cử. Vậy người Afghanistan cảm thấy thế nào trước việc một chính phủ đoàn kết dân tộc được hình thành?
Video đang HOT
Người dân Afghnistan thực sự yên tâm vì dù sao ít nhất đã có một nhà nước được thành lập. Họ thực sự vui mừng rằng, mọi thứ sẽ lại bắt đầu sau gần nửa năm bế tắc chính trị. Tiền lương tại một số NGO và trường học sẽ lại được trả, các hợp đồng công việc sẽ lại được ký kết. Giá trị đồng tiền ở Afghnistan hiện nay là một dấu hiệu tốt cho thấy bộ phận kinh tế đang nghĩ gì; các doanh nhân đã rất bi quan khi ông John Kerry tới đây để can thiệp vào cuộc khủng hoảng bầu cử, nhưng khi thỏa thuận chính phủ đoàn kết thực sự đã đạt được, giá trị của đồng tiền đã không thay đổi. Điều đó có nghĩa khu vực doanh nghiệp đang tỏ ra rất thận trọng về tương lai của Afghanistan.
Phong trào Taliban đang chế nhạo nền dân chủ. Sau khi liên minh chính trị được hình thành, các nhóm nổi dậy sẽ phản ứng như thế nào? Liệu họ có cố gắng dập tắt những hy vọng của cộng đồng?
Phong trào Taliban tỏ ra tương đối yên tĩnh trong suốt các cuộc bầu cử. Các ứng cử viên có thể tranh cử ở cả nước. Ông Abdullah, người nhận được sự ủng hộ của người Tajik chiếm đa số ở miền Bắc nước này, có thể vận động tranh cử ở miền nam đất nước. Các nhóm của ông đã cố gắng liên hệ với Taliban, điều này hứa hẹn sẽ mang đến những cuộc đàm phán hòa bình. Tương tự như vậy, ông Ghani cũng liên kết với các bộ lạc có mối quan hệ với phía đông Taliban. Tôi không biết phong trào Taliban sẽ làm gì và Tổng thống sẽ cho họ cái gì nhưng hiện đã tồn tại một mạng lưới liên hệ với nhóm Taliban. Qua đó, có thể thấy chủ nghĩa thực dụng rõ ràng mạnh hơn chủ nghĩa lý tưởng. Tôi nghĩ cộng đồng quốc tế sẽ hưởng lợi từ sự hợp tác nay. Người dân nên hiểu biết đầy đủ về những mạng lưới này và ủng hộ họ khi cần thiết.
Các tin tức đến từ miền nam Afghanistan cho thấy nỗ lực phối hợp giữa các bộ phận của Taliban nhằm thiết lập quyền kiểm soát đối với các quận có vị trí chiến lược.
Taliban không phải là một nhóm. Có rất nhiều phe phái và họ tham gia vào xung đột chỉ vì muốn giành quyền thống trị. Những bộ tộc khác nhau cố gắng thiết lập quyền lực của mình bằng việc chiến đấu chống lại nhau. Do đó, Taliban có cấu trúc phức tạp. Về mặt ý thức hệ, một số phe phái đang chống lại nhà nước, nhưng hầu hết hành động đó chỉ vì muốn đoạt lấy quyền lực. Phương Tây đã phát triển rất nhanh chủ nghĩa bộ lạc, do đó, các nước phương Tây cảm thấy khó khăn khi nhân định xem chuyện gì sẽ diễn ra ở Afghanistan. Chỉ thông qua việc hiểu các cuộc chiến tranh bộ lạc, phương Tây mới có thể giữ đất nước khỏi rơi vào một cuộc nội chiến. Trong bất kỳ tình huống nào, cộng đồng quốc tế và chính phủ Afghanistan cần quyết định liệu họ muốn giành thắng lợi trước Taliban thông qua đàm phán hay muốn chiến đấu với phong trào này. Tôi nghĩ chỉ đàm phán mới có tác dụng mà thôi.
Theo Vietbao
Afghanistan công bố kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống vòng 2
Trước đó, do không có ứng cử viên nào đảm bảo trên 50% số phiếu ủng hộ nên cuộc bầu cử phải tổ chức vòng 2.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan, Ashraf Ghani đang dẫn đầu trong cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống mới của nước này, thay thế ông Hamid Karzai sắp hết nhiệm kỳ.
Cử tri Afghanistan tham gia bỏ phiếu bầu cử Tổng thống (Ảnh: AP)
Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử Tổng thống Afghanistan vòng hai diễn ra hôm 14/6, do Ủy ban bầu cử nước này vừa công bố cho thấy, ông Ghani giành 56,44% số phiếu ủng hộ, bỏ xa đối thủ là cựu Ngoại trưởng Abdullah Abdullah.
Hiện Ủy ban bầu cử đang tiến hành kiểm tra lại phiếu bầu tại hàng nghìn điểm bầu cử.
Cựu Ngoại trưởng Abdullah đã dẫn đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng 1, với 45% số phiếu ủng hộ so với ông Ghani, được 31,6% phiếu bầu. Do không có ứng cử viên nào đảm bảo trên 50% số phiếu ủng hộ để trở thành Tổng thống, nên cuộc bầu cử phải tổ chức vòng 2.
Tuy nhiên, sau khi được tin đối thủ Ghani vượt lên dẫn đầu trong cuộc bầu cử vòng hai dù thua điểm khá cách biệt trong vòng một, ông Abdullah đã lập tức lên tiếng tố cáo có tình trạng gian lận phiếu bầu, đòi ngừng tiến trình kiểm phiếu, sa thải quan chức Uỷ ban bầu cử, đe doạ không công nhận kết quả.
Nhiệm kỳ hai của Tổng thống Karzai sắp kết thúc và cuộc bầu cử lần này đánh dấu sự chuyển giao quyền lực dân chủ đầu tiên trong lịch sử đầy biến động của Afghanistan./.
Theo VOV
Thế giới lên án "Không có một lý do nào có thể biện hộ cho việc giết hại người dân vô tội" - Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định trong khi gọi vụ tấn công tại Urumqi vào ngày 22-5 là tồi tệ và những kẻ chịu trách nhiệm phải bị đưa ra trước pháp luật. "Mỹ cực lực lên án hành động...