Kịch bản nào cho giá dầu nếu căng thẳng Mỹ-Iran leo thang?
Dường như Iran đang đáp trả lệnh cấm vận của Mỹ, điều đang bóp nghẹt kinh tế của nước này, giới phân tích nhận định.
Ảnh: Getty/CNBC
Ông Yahya Rahim Safavi, một tướng lĩnh quân sự thân cận với Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo rằng: “Nếu chiến tranh diễn ra tại vùng vịnh Ba Tư, giá dầu sẽ lên mức 100 USD/ thùng và điều này sẽ vượt sức chống chịu của Mỹ, châu Âu và các nước đồng minh như Nhật và Hàn Quốc”.
Giá dầu Brent tăng 3% và phiên giao dịch buổi sáng 20/6, sau thông tin máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ tại eo biển Hormuz, nơi tập trung 30% lượng dầu thô của thế giới. Vệ binh Iran nhận trách nhiệm về vụ việc này và khẳng định việc bắn hạ chiếc máy bay này đã gửi 1 thông điệp rõ ràng tới Washington.
Trong 1 email gửi tới khách hàng vào ngày thứ 4, ông Henry Rome, chuyên gia phân tích cấp cao về các rủi ro chính trị của Eurasia Group, cho rằng: “Một cuộc chiến lớn hay những xung đột nhỏ có thể gây ra tác động lớn lên giá cả hàng hóa và khơi mào bất ổn vượt ra khỏi phạm vi các quốc gia vùng Vịnh”.
Ông này cũng cho biết: “Ngay cả với 1 cuộc chiến tranh giới hạn cũng có thể đẩy giá dầu lên mức 100 USD/ thùng, và giá dầu có thể tăng vọt lên mức 150 USD/ thùng nếu xung đột lớn xảy tại khu vực này”. Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm trên.
Iran trả đũa lệnh cấm vận?
Hơn một triệu thùng dầu đã bốc hơi khỏi thị trường, sau lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Iran, động thái nhằm cố gắng làm giảm xuất khẩu dầu thô của quốc gia lớn thứ 3 trong khối OPEC về về mức 0. Điều này khiến kinh tế Iran suy sụp trầm trọng, và đó là một trong những lý do khiến nhiều nhà phân tích xem chuỗi hành động vừa qua của Tehran, trong việc tấn công các tàu dầu tại vùng vịnh Ba Tư là hành động trả đũa. Mặc dù Tehran phủ nhận cáo buộc liên quan.
Video đang HOT
Giá dầu Brent. Ảnh: Nasdaq.com
Iran phản ứng với lệnh cấm vận bằng việc đe dọa sẽ không tuân thủ các nghĩa vụ trong thỏa thuận hạt nhân – thỏa thuận này bao gồm việc các nước phương Tây cam kết phục hồi nền kinh tế Iran đổi lại việc giới hạn việc phát triển vũ khí hạt nhân của nước này – và Iran sẽ tiến hành các hoạt động làm giàu Uranium ở mức độ cao.
Các vụ tấn công tàu dầu tại vùng vịnh Oman, và vụ việc tấn công các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi, được cho là hành động của Iran, đã đẩy căng thẳng lên một tầm cao mới, buộc Mỹ phải xem xét khả năng triển khai thêm lính và khí tài quân sự tại khu vực này. Nhiều nghi vấn cho rằng việc leo thang xung đột quân sự tại khu vực, đóng góp 1/3 lượng dầu thô cho thế giới, sẽ khiến giá dầu thô tăng cao. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các căng thẳng tại khu vực sẽ không đẩy giá dầu thô lên quá cao.
Trong email gửi tới CNBC vào hôm thứ 4, ông Stephen Brennock, một chuyên gia phân tích thị trường dầu thô của tổ chức PVM Oil tại London, cho rằng: “Rất khó có khả năng giá dầu thô leo lên ngưỡng 100 USD/ thùng”.
Ông Brenock cũng lưu ý rằng: “Những đụng độ trực tiếp giữa Mỹ và Iran sẽ làm giảm việc vận chuyển dầu từ các nước trong khối OPEC và gián đoạn xuất khẩu từ các nhà sản xuất tại vùng Vịnh Ba Tư”. Tuy nhiên, ông dự đoán rằng giá dầu sẽ khó trở lại mức 3 con số, một phần vì chiến thương mại Mỹ – Trung, và dự đoán rằng giá dầu sẽ ở mức 80 USD – 90 USD/ thùng.
Vị chuyên gia này cũng nhận định: “Trong khi căng thẳng có thể làm gián đoạn cung ứng dầu trong khu vực, thì năng lực sản xuất của thế giới vẫn là rất lớn, sản lượng dầu từ Mỹ đang tăng lên đều đặn. Đó là vùng đệm cho bất kỳ biến động nào từ nguồn cung, và sẽ khiến dầu khó lên mức 100 USD/thùng”.
Dù vậy, giá dầu Brent hiện vẫn đang ở dưới mức cao lập được trong năm ngoái, bất chấp leo thang căng thẳng ở Trung Đông và việc gián đoạn nguồn cung từ Libya và Venezuala. Giá dầu Brent đang giao dịch quan mức 65USD/thùng và vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trong năm ngoái là 80 USD.
Các mục tiêu dầu mỏ tại Iraq và eo biển Hormuz
Một số chuyên gia cho rằng thị trường dầu thô có thể bị thắt chặt, khiến giá vàng đen tăng nhanh, nhưng tình trạng sẽ không kéo dài lâu.
Michael Rubin, một chuyên gia về Ả Rập tại viện nghiên cứu chính sách America Enterprise Institute tại Washington D.C cho biết: “Giá dầu thô đã từng ở mức 100 USD/ thùng trước đây và trong trường xung đột, giá thực tế có thể cao hơn nhiều”.
Ông cũng cho rằng điều này còn phụ thuộc vào các quốc gia khác làm như thế nào để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ Iran. Trong trường hợp xung đột làm tắc nghẽn các tuyến đường hàng hải huyết mạch tại eo biển Hormuz, dầu thô của các nước như Ả Rập Saudi, Iraq, các quốc gia sản xuất dầu lớn nhất và nhì OPEC, sẽ khó lòng tiếp cận thị trường.
Tuy nhiên ông Rubin tin rằng: “Đà tăng mạnh của giá dầu sẽ không kéo dài và đặc biệt là do việc khai thác dầu đá phiến tại Mỹ sẽ diễn ra mạnh mẽ bất cứ khi nào giá dầu tăng lên trên mức 60 USD.”
Còn ông Robin Mills, CEO của công ty Qamar Energy có trụ sở tại Dubai, cho rằng giá dầu phụ thuộc rất nhiều vào các tình huống giả định chiến tranh, chiến tranh giới hạn “sẽ chỉ làm nguồn cung dầu từ Iran bốc hơi khỏi thị trường và giá dầu tăng thêm 10 USD”. Nếu cuộc chiến tranh tiếp tục lan rộng thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn.
Vào ngày 19/6, 1 tên lửa đã được bắn vào 1 cơ sở sản xuất dầu tại phía Nam thành phố Basra, Iraq, nơi tập trung khá nhiều công ty dầu nước ngoài, bao gồm Exxon. Hiện, giới phân tích chưa xác định tên lửa bay đến từ đâu nhưng không có thiệt hại về người và Exxon cũng đã di dời nhân viên của họ.
Ông Mills cũng cho rằng: “Nếu Iran đáp trả Iraq và làm ngừng trệ xuất khẩu dầu của nước này, thì giá dầu sẽ tăng lên 100 USD”.
Liệu thị trường dầu thô có đánh giá thấp rủi ro căng thẳng chính trị tại vùng Vịnh?
Trong email gửi tới CNBC vào hôm thứ 4, bà Helima Croft, giám đốc toàn cầu của bộ phận chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Market ,cho rằng mọi thứ tập trung vào việc liệu hạ tầng năng lượng tại đây có bị phá hủy nặng nề không: “Nếu hạ tầng dầu mỏ tại tỉnh Abqaiq của Ả Rập Saudi bị hư hại nặng, chúng ta có thể gặp vấn đề lớn”. Những cuộc tấn công vào những tàu chở dầu cũng có thể làm giá dầu tăng lên.
Bà cũng lưu ý rằng: “Thị trường hiện nay đánh giá thấp về mức độ rủi ro bất ổn tại Trung Đông”. Bà miêu tả là các nhà giao dịch dầu thô xem căng thẳng tại Trung Đông lần này cũng giống như bao cuộc xung đột khác tại đây và họ đang quan tâm nhiều hơn vào việc nhu cầu dầu bị ảnh hưởng như thế nào bởi thương chiến và chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại toàn cầu.
Bà Croft cũng cho biết hiện giờ nỗi lo về chiến tranh chưa được thể hiện trên thị trường dầu thô. Bà nhận định: “Tôi nghĩ mọi người đang chờ xem liệu nguồn cung dầu tại Trung Đông có thật sự bị ngưng trệ hay không”.
Theo NCĐT
Quân sự : Mỹ điều 1.000 quân đến Trung Đông, đốt nóng vùng Vịnh
Mỹ sẽ gửi thêm 1.000 quân đến Trung Đông, theo tuyên bô cua Patrick Shanahan, quyền đứng đầu Lầu Năm Góc thông báo.
Đồng thời, ông Shanakhan lưu ý rằng những hành động này không nhằm đối đầu với Iran, nhưng đáp ứng lợi ích an ninh của Mỹ và các đồng minh.
"Các cuộc tấn công gần đây của Iran xác nhận thông tin đươc phát hiện trước đó rằng các lực lượng Iran và đe dọa nhân sự và lợi ích của Mỹ trên toàn khu vực", ông Shanahan nói.
Hôm thứ Năm, hai tàu chở dầu Kokuka và Front Altair - đã bị tấn công ở Vịnh Ô-man gần eo biển Hormuz. Trong khi nguyên nhân của các sự cố vẫn chưa được biết, Mỹ đã cáo buộc Iran đã cáo buộc phá hoại các tàu.
Trước cuộc tấn công, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho tàu chiến USS Mason được phái tới khu vực, thêm vào sự hiện diện quân sự quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Lầu năm góc gần đây đã tăng lực lượng của mình ở Trung Đông. Các triển khai của Mỹ trong khu vực bao gồm một nhóm tấn công tàu sân bay, tên lửa Patriot, máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến đấu F-15, theo Bộ Quốc phòng Mỹ.
Quan hệ giữa Iran và Mỹ xấu đi sau khi Tổng thống Mỹ Trump quyết định rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015 vào tháng 5/2018. Quyết định này đã bị chỉ trích bởi các bên ký kết khác của thỏa thuận hạt nhân gồmTrung Quốc, Pháp , Đức, Iran, Liên minh châu Âu, Nga và Vương quốc Anh.
Mỹ sau đó đã tiết lộ các lệnh trừng phạt mới đối với Iran, nhắm vào các lĩnh vực kinh tế, tài chính và giao thông, trong số những ngành khác. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Iran tuyên bố vào ngày 8/5 rằng họ đã ngừng một phần các cam kết theo thỏa thuận và đã cho châu Âu hai tháng để đảm bảo lợi ích của Iran được bảo vệ theo thỏa thuận.
Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói rằng Tehran sẽ không đàm phán với Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã không loại trừ khả năng đàm phán với Washington nếu các lệnh trừng phạt chống lại Tehran được dỡ bỏ và chính sách đàn áp của Mỹ đối với Iran cũng được từ bỏ.
Theo Danviet
Iran cáo buộc các quốc gia châu Âu có hành động 'lừa dối' Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã lên tiếng cảnh báo chính phủ nước này về sự "lừa dối" của các quốc gia châu Âu. Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei hôm thứ Hai (18/2) đã cảnh báo chính phủ Iran không nên "mắc bẫy" của các quốc gia châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm...