Kịch bản Mỹ tấn công vào cơ sở hạt nhân Triều Tiên
Công ty tình báo tư nhân Stratfor của Mỹ mới đây công bố kịch bản tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng nổi giận.
Máy bay tàng hình F-22 của Mỹ. REUTERS
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 17.6 đưa tin công ty tình báo tư nhân Stratfor của Mỹ đã công bố một báo cáo về kịch bản tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên và khả năng đáp trả từ phía Bình Nhưỡng.
Bản báo cáo của Stratfor có nhan đề “Loại bỏ mối đe dọa hạt nhân” nêu rõ kịch bản về những phương tiện và khí tài mà quân đội Mỹ có thể dùng để tấn công cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Theo Stratfor, máy bay ném bom tàng hình B-2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22 sẽ “là xương sống trong mọi chiến dịch nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên”.
Kịch bản của công ty tình báo tư nhân này đưa ra là quân đội Mỹ sẽ huy động 10 máy bay B-2 để tiến hành các cuộc tấn công sâu bên trong lãnh thổ Triều Tiên, bên cạnh đó là 24 máy bay F-22 xuất kích từ các sân bay tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỗi máy bay F-22 sẽ được trang bị 2 quả bom GBU-32 JDAM loại 450 kg, trong khi máy bay ném bom B-2 sẽ mang theo 16 quả bom hạng nặng GBU-31 JDAM loại 900 kg hoặc 2 quả bom GBU-57 xuyên phá hầm ngầm.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo kịch bản này, quân đội Mỹ cũng có thể bố trí 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio ngoài bờ biển Triều Tiên và phóng các tên lửa hành trình Tomahawk vào những mục tiêu đã được xác định.
Nhà máy hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. REUTERS
Nói về những khả năng đáp trả của Triều Tiên, Stratfor cho rằng Triều Tiên có mạng lưới phòng không dày đặc nhưng lực lượng này không có khả năng phòng vệ cũng như phát hiện đầy đủ các khí tài của Mỹ như máy bay ném bom B-2 và chiến đấu cơ F-22.
Mặc dù vậy, theo kịch bản này Triều Tiên sẽ làm mọi thứ để đáp trả. Vũ khí mạnh nhất của quân đội Triều Tiên là pháo và chúng có khả năng gây thiệt hại đáng kể. Các cuộc trả đũa của Triều Tiên theo kịch bản của Stratfor sẽ là mối đe dọa đối với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sau khi báo cáo này được công bố, Triều Tiên đã phản ứng dữ dội. Bình Nhưỡng cũng cảnh báo sẽ tăng cường năng lực hạt nhân của mình hơn nữa, theo Yonhap.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc bác tin đang sử dụng máy bay tàng hình J-20
Trung Quốc bác bỏ tin đồn cho rằng không quân nước này đã đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố sẽ sớm triển khai chiếc máy bay được coi là đối trọng của F-22 này.
Mẫu máy bay được cho là chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc. REUTERS
Không quân Trung Quốc ngày 1.6 ra thông báo bác bỏ một số thông tin "không đáng tin cậy" cho rằng chiến đấu cơ J-20 đã được đưa vào sử dụng. Trước đó, một đài truyền hình ngày 30.5 đăng tải nhiều hình ảnh cho thấy chiến đấu cơ J-20 đang tham gia tập trận chung cùng chiến đấu cơ J-10 tại Quân khu miền nam.
Không quân Trung Quốc nói rằng hiện tại máy bay J-20 và Y-20 (máy bay vận tải) vẫn đang trong giai đoạn bay thử nghiệm và chưa được sử dụng. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thông báo 2 loại máy bay này sẽ sớm đi vào hoạt động, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ của không quân.
Trung Quốc đang mong đợi máy bay tàng hình J-20 sẽ giúp quân đội nước nàythu hẹp khoảng cách năng lực với Mỹ, theo Reuters. Trung Quốc xác nhận thông tin máy bay J-20 bay thử lần đầu tiên vào năm 2011, trùng thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates sang thăm Bắc Kinh.
Một số nhà phân tích nhận xét những hình ảnh của chiếc J-20 cho thấy Trung Quốc có thể đã tiến nhanh hơn dự kiến trong việc phát triển dòng máy bay làm đối trọng với tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, một số khác thì đánh giá Trung Quốc vẫn còn nhiều trở ngại trong việc phát triển động cơ cho J-20 để có thể bắt kịp với máy bay Mỹ khi chiến đấu.
Theo Military-Today, hiện vẫn chưa rõ J-20 sử dụng loại động cơ nào. Tuy nhiên một số nguồn tiết lộ rằng có thể là động cơ nguồn gốc từ Nga, loại động cơ phản lực AL-31 được sản xuất cho tiêm kích Su-27 đã cũ.
Trung Quốc những năm gần đây cấp tập nghiên cứu và phát triển các khí tài quân sự mới gồm tàu ngầm, tàu sân bay, tên lửa, máy bay tàng hình khiến các nước trong khu vực và Mỹ tỏ ra lo ngại.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Đặc sứ hạt nhân Triều Tiên qua đời vì ung thư Nhà ngoại giao từng thương thảo hiệp ước để Mỹ không tấn công vào các cơ sở hạt nhân Triều Tiên đã qua đời hôm 20/5. Nhân viên làm việc trong nhà máy điện hạt nhân ở Yongbyon. Ảnh: AP Ông Kang Sok Ju, thành viên Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên qua đời vì ung thư ở tuổi 76,...