Kịch bản không chiến Trung-Nhật – Kỳ 1: Kế hoạch tác chiến
Trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên biển Hoa Đông, trang Foreign Policy hôm 3.12 đã xây dựng một kịch bản mô phỏng trận không chiến có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản với sự yểm trợ của Mỹ.
Máy bay trinh sát P-3C Orion – Ảnh: US Navy
Hôm 23.11, Trung Quốc đã thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông bao trùm khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật.
Cả Nhật và Mỹ đều tuyên bố không công nhận ADIZ của Trung Quốc, và ngay sau đó đã triển khai chiến đấu cơ xâm nhập khu vực này để nhấn mạnh quan điểm của mình. Thậm chí 2 chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như một tín hiệu khiêu khích Trung Quốc.
Hai ngày sau đó, Không quân Trung Quốc triển khai các chiến đấu cơ J-11 và Su-30, cùng với máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 tuần tra trong ADIZ.
Được mô phỏng theo trò chơi máy tính siêu thực tế có tên gọi là “Chỉ huy chiến dịch Không – Hải chiến hiện đại (C:MANO)”, kịch bản nói trên đặt ra tình huống giả lập là Bắc Kinh quyết định “dạy cho Tokyo một bài học” bằng cách bắn hạ máy bay tuần tra của Nhật.
Kịch bản bất ngờ cho các bên tham gia đã xảy ra khi ba loại vũ khí công nghệ cao nhất thế giới đụng độ nhau trong trận không chiến mô phỏng, theo tờ Foreign Policy.
Kế hoạch tác chiến của Trung Quốc
Video đang HOT
Trung Quốc lập kế hoạch phục kích một chiếc P-3C Orion – là máy bay tuần tra biển của Nhật được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ F-15J Eagle – đang thực hiện phi vụ thường nhật trên khu vực quần đảo Ryukyu và Senkaku/Điếu Ngư.
Lực lượng phòng vệ của Nhật có những hạn chế nhất định trong việc bảo vệ những quần đảo này, vì Ryukyu nằm cách cực nam quần đảo Nhật Bản đến hàng trăm dặm và có dân cư thưa thớt, còn quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì lại nằm khá gần Trung Quốc. Phi vụ tuần tra thường nhật thật ra chỉ là một trong những biện pháp nhằm làm yên lòng dân cư địa phương.
Nếu thành công trong vụ tập kích chiếc P-3C, và ở trong điều kiện thuận lợi, phía Trung Quốc sẽ bắn hạ thêm một máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye đang hoạt động phía tây nam đảo Okinawa. Theo đó, Không quân Trung Quốc có kế hoạch triển khai 3 nhóm tác chiến.
Nhóm đầu tiên gồm 4 chiến đấu cơ J-11B, chịu trách nhiệm loại khỏi vòng chiến các phi cơ hộ tống F-15 của Nhật, nhằm cô lập chiếc P-3C, là loại máy bay không có khả năng tự vệ. Nhóm thứ hai bao gồm 4 chiến đấu cơ đa nhiệm J-10 sẽ tham chiến và bắn hạ chiếc P-3C, và luôn cả chiếc Hawkeye nếu thuận lợi.
Nhóm thứ ba chịu trách nhiệm chỉ huy và kiểm soát mạng lưới radar, với một máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000 được các chiến đấu cơ hộ tống hai bên sườn. Nhóm cảnh báo sớm này sẽ ở lại trong khu vực tác chiến đến khi kết thúc chiến dịch, thay vì hoạt động ở khu vực duyên hải Trung Quốc.
Tất cả lực lượng chiến đấu cơ của Trung Quốc đều được vũ trang toàn diện. Mỗi chiếc J-11B trang bị 4 tên lửa tầm xa PL-12 dẫn đường bằng radar, cùng với 4 tên lửa tầm ngắn PL-9 dẫn đường bằng hồng ngoại. Còn mỗi chiếc J-10 được trang bị 2 quả tên lửa.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Trong thời gian gần đây, Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật (JASDF) đã bắt đầu triển khai chiến đấu cơ hộ tống lực lượng tuần tra trong khu vực. Như vậy, máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ trên biển khi bay tuần tra thường nhật sẽ được hộ tống bởi 2 chiếc F-15.
Ngoài ra, một tốp 2 chiếc F-15 khác thuộc Phi đội 204 Hikotai có căn cứ đặt tại Okinawa sẽ bay tuần tra trực tiếp trên không phận quần đảo Ryukyu.
Chiến đấu cơ F-15 được trang bị vũ khí hạng nhẹ bao gồm 2 tên lửa tầm xa AAM-4 dẫn đường bằng radar, cộng với 2 tên lửa tầm ngắn AAM-3 dẫn đường bằng hồng ngoại.
Ngoài ra, còn có 2 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận ở phía đông nam của đảo Okinawa trong nhiệm vụ luân phiên tạm thời. F-22 được trang bị 6 tên lửa tầm xa AMRAAM và 2 tên lửa tầm ngắn Sidewinder.
Nhờ mối liên hệ chặt chẽ giữa JASDF và Không quân Mỹ, Raptor có thể đến hỗ trợ lực lượng của Nhật, nếu cần thiết.
Mặc dù đã lập kế hoạch cẩn trọng, nhưng trên thực tế, Không quân Trung Quốc vẫn còn thiếu khả năng bao quát khu vực tác chiến. Lực lượng Trung Quốc không phát hiện được tốp F-15 thứ hai cũng như sự hiện diện bất ngờ của F-22 Raptor.
Theo TNO
Nhật Bản đẩy nhanh cơ chế đối phó với vùng phòng không Trung Quốc
Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản (NSC) ngày 4/12 đã được chính thức thành lập và tiến hành phiên họp đầu tiên thảo luận các biện pháp ứng phó với Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới được Trung Quốc thành lập trên biển Hoa Đông.
NSC được thành lập trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Việc thành lập NSC được thực hiện trong bối cảnh Tokyo cần đẩy nhanh các quyết định chính sách về ngoại giao và quốc phòng để đối phó với tình trạng gia tăng căng thẳng ở Đông Á, đặc biệt giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc sau quyết định đơn phương thiết lập ADIZ của Bắc Kinh hôm 23/11.
Tại cuộc họp đầu tiên được tiến hành ngay sau đó ở Văn phòng Thủ tướng, các bộ trưởng nội các Nhật Bản đã thảo luận cách thức đối phó với ADIZ của Trung Quốc, cũng như một số thách thức an ninh khác trong khu vực.
Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận về kế hoạch biên soạn chiến lược an ninh toàn diện quốc gia đầu tiên của Nhật Bản, đồng thời nhất trí cho rằng NSC cần tăng cường hợp tác với các cơ quan đồng cấp của Mỹ và Anh trong các vấn đề liên quan.
Phó Thủ tướng Taro Aso cũng có mặt tại cuộc họp, nhưng hiện chưa rõ Thủ tướng Shizo Abe có tham dự hay không.
Với trọng tâm hàng đầu là ngoại giao và quốc phòng, NSC - được thành lập theo mô hình của Mỹ - có nhiệm vụ thảo luận về các điều khoản trong chương trình nghị sự quốc phòng mà Tokyo dự kiến thông qua vào cuối năm nay, trong đó có các nguyên tắc chỉ đạo chương trình quốc phòng mới và một chiến lược an ninh bao quát hơn.
Việc đưa NSC vào hoạt động được xem là một trong những cơ sở then chốt trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm chỉnh đốn lại thế trận quốc phòng cũng như củng cố năng lực quốc phòng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF).
Ngoài ra, NSC ra đời cũng sẽ tạo điều kiện để Văn phòng Thủ tướng có quyền hạn lớn hơn trong việc soạn thảo các chính sách đối ngoại và quốc phòng.
Đây được cho là một bước đi đáp trả của Nhật Bản đối với việc Trung Quốc thiếp lập ADIZ ở biển Hoa Đông, động thái đã làm dấy lên quan ngại về những tình huống bất trắc có thể xảy ra giữa lúc Tokyo và Bắc Kinh đang xảy ra tranh cãi liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo kế hoạch, NSC sẽ có khoảng 60 quan chức được phái cử chủ yếu từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Cố vấn Chính sách đối ngoại của Thủ tướng Abe, ông Shotaro Yachi, dự kiến sẽ là người đứng đầu cơ quan này.
Ngoài việc thành lập và đưa NSC vào hoạt động, 4 thành viên cao nhất trong nội các gồm Thủ tướng, Chánh Văn phòng Nội các, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ nhóm họp 2 lần/tháng tại trụ sở NSC để quyết định về các đường nét cơ bản của chính sách an ninh.
Theo Dantri
Chiến đấu cơ Trung Quốc nhận dạng 12 máy bay Mỹ, Nhật Trung Quốc hôm nay triển khai chiến đấu cơ để giám sát và nhận dạng 12 máy bay quân sự của Mỹ và Nhật được cho là vào vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập của nước này. Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật. Ảnh minh họa: Wikipedia. "Một số máy bay chiến đấu được triển khai để xác định danh...