Kịch bản giá xăng dầu: Thêm tình tiết mới vẫn không ăn khách
Chẳng mặn mà gì với điệp khúc kêu lỗ rồi đòi tăng giá của mấy “ông lớn” DNNN, nhưng lần này có lẽ vì thấy có vài tình tiết cũng mơi mới, nên một số người còn tìm thấy chút cảm hứng để viết tiếp hồi kết kịch bản tung hứng giá thay “ông xăng”.
Xăng dầu và điện là những mặt hàng có sức ảnh hưởng lớn tới số đông người dân và đời sống kinh tế xã hội (ảnh minh họa)
Ý tưởng “mới”
Hay tin mới mà cũ “xăng dầu nhấp nhổm kêu lỗ, Bộ Tài chính yêu cầu giữ giá”, nhiều phản hồi của bạn đọc đã liên tưởng ngay tới đợt tăng giá những… gần 250đ/lít xăng mới đây với lý do rất ý nghĩa. Suy từ tình huống dẫn tới tăng giá… bất ngờ, ít nhiều dân tình cũng phải ngả mũ bái phục … ý tưởng đưa ra những tình tiết mới!
“Lấy cớ ảnh hưởng của bão Haiyan nên giảm gần 250 đ/1 lít xăng, nhưng giá cả thị trường không giảm được cái gì cả. Để bây giờ đã lại rục rịch kêu lỗ rồi chắc sẽ sớm tăng thêm 1.000-2.000đ/1 lít xăng thôi, cho giá cả thị trường còn leo thang lên tiếp. Thời điểm giá cả thị trường tăng họ cứ vịn vào giá xăng, nên xin các bác ngành xăng dầu “bình ổn” thật sự giá cho dân nhờ. Giảm giá thì ra tấm ra miếng, đừng cứ cái kiểu “giảm 500, tăng 2.500″ nữa, dân sợ lắm rồi!!!” – Nguyễn Văn Hà: nguyenvanha0509@gmail.com
“Sự kiện này đánh dấu cho sự kết thúc ảnh hưởng của… cơn bão Haiyan? Dân họ cũng đã lường trước được việc này rồi. Lần nào giảm rồi chẳng tăng giá cơ chứ! Vẫn là vở kịch ấy, diễn đi diễn lại cho dân… đỡ quên?” – Vu Anh Tuan: Vatttlh@yahoo.com
“Khi giảm giá gần 250đ/ lít lúc QH đang họp thì tất cả người dân VN đều biết: rồi sau khi QH họp xong chắc chắn các anh xăng dầu sẽ kêu lỗ và sẽ tăng giá cao hơn mức giảm. Đúng là chiêu trò cũ mà vẫn thành công… Nực cười cho sự quản lý và chỉ đạo… Hay là do thấy dân cứ chịu đựng nên đều đổ cho dân gánh chịu? Chẳng thấy bảo vệ được lợi ích gì của người dân thì bảo sao không ngày càng mất lòng tin của dân…” – Biên Hoàng: hoangdoan20.2011@gmail.com
“Đợi QH bế mạc thì Bộ sẽ… cho tăng giá thoải mái, không phải lo” – Hai Ho: songdao103hanoi@gmail.com
“Ngay trươc ky hop chât vân cua QH thì giam gia hơn 200đ/lit, mới sau đo mây ngay đã lai đoi tăng gia, phai chăng la đê che măt dư luân? Chưa kê tăng thi nhiêu nhưng giam thi it. Phi bao tri đương bô vân thu trong xăng dâu, nhưng xe cơ giơi vân phai đong phi hang năm va tram thu phi thi vân hoạt đông? Noi chung la không minh bach. Thu nhâp ngươi dân thì không băng khu vưc, nhưng gia ca thi luôn đem gia trong khu vưc ra đê so sanh va đoi tăng… Không hiêu nôi” – Quang: vanquang13@yahoo.com
“Nhàm lắm rồi … Lúc nào cũng thấy kêu lỗ mà không thấy các cây xăng bị đóng cửa, chỉ thấy phát triển nhiều hơn? Lại chuyện chỉ có ở VN” – Nam Nguyen: binhminhsauconmua2004@yahoo.com
“Lỗ thì đợt vừa rồi giảm giá làm gì? Giảm để đối phó ư? Giờ họp QH xong rồi thì kêu lỗ để chuẩn bị tăng giá gấp mấy lần giảm đây mà” – Hoàng Bằng:hdhbang@gmail.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
Video đang HOT
Điệp khúc cũ
Dù có thêm những tình tiết rất thời sự đó, xem ra kịch bản giá xăng dầu vẫn chẳng hấp dẫn hơn được chút nào bởi “bài lỗ giả – lãi thật” dân đã quá thuộc (nói cách khác là bị “bắt bài). Vậy mà điệp khúc cổ lỗ sĩ của “ông xăng” vẫn dễ dàng qua mặt được ngành chủ quản, thế mới thần tình!
“Bài này người dân thuộc lắm rồi, cứ giảm giá được vài ngày thì doanh nghiệp xăng dầu lại kêu lỗ, rồi giảm 1 thì lại tăng gấp 5-7 lần. Cấp quản lý Nhà nước không nói thì thôi, nhưng cứ khẳng định không tăng thì cũng chỉ 3 ngày sau là sẽ tăng thôi. Quá chán!” – Tuyet Minh:minhhienthanh@gmail.com
“Lại giở bài cũ đây mà … Lại muốn tăng giá thôi, lỗ cái gì chứ? Lúc tăng thì tăng theo đơn vị nghìn, lúc giảm thì nhỏ giọt …theo trăm. Không phục mấy ông xăng dầu và cách điều hành xăng dầu… Mong sao cho hết độc quyền, cạnh tranh lành mạnh thì người tiêu dùng mới được hưởng lợi” – Nguyen Phi Long: philongnguyensp2vp@gmail.com
“Mơi bao cao lơi mây nghin ty, bây giơ lai than lô? Công nhân hay thiêt! Nhưng mây ông ây không co “chiêu” gi khac la hơn sao?” – Anh Hung:ah@yahoo.com.vn
“Lỗ gì mà lỗ khi xăng dầu thế giới giảm từ hơn 100$/thùng xuống 83-94$/thùng? Xăng bên Mỹ chưa đến 1$/lít trong khi ở Việt Nam hơn 1$/lít, không hiểu sao có nhà máy lọc dầu mà người dân chả thấy được hưởng lợi tý nào?” – Lao: khanh1961@gmail.com
“Xăng dầu ở Mỹ thời gian này đang liên tục giảm giá, có khi 1 tuần giảm đến 2 lần. Còn ở VN mình thì liên tục kêu lỗ và nhấp nhổm đòi tăng giá hoài là sao???” – Little Tiger: kimmy27274vn@yahoo.com
“Lỗ gì? Vừa mới báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt 600 tỷ, lợi nhuận này chủ yếu từ việc kinh doanh xăng dầu. Lỗ trên giá thành vì các ông chi phí nhiều chứ sao, chiết khấu cho đại lý thì cao. Rồi lại móc túi dân để bù vào các chi phí đó…Quá tệ!” – Hoàng Nguyên: marketing.gialong@gmail.com
“Thật buồn cười cho ngành xăng dầu VN! Hôm trước báo chí vừa đăng Petrolimex lãi khủng 9 tháng đầu năm hàng ngàn tỷ, thì hôm nay ngành xăng dầu đang kêu lỗ để tăng giá. Không hiểu các động thái này của ngành xăng dầu có gọi là chủ đạo của nền kinh tế không? Hay là… gây hại cho nền kinh tế bằng việc thao túng thị trường xăng dầu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế? Đồng thời ức chế sự phát triển của các ngành sản xuất, khiến cuộc sống người dân đã khó khăn lại càng khó khăn thêm? Trách nhiệm điều hành của liên Bộ Tài chính và Công Thương xem ra đã bị vô hiệu hóa bởi sự thao túng này!?” – Vinh: quvi792782@yahoo.com.vn
Kịch bản vẫn bổn cũ soạn lại, có mới chăng là từ mổ xẻ ngày càng gay gắt hơn của dư luận…
“Nhà nước không quản và trị được những “đứa con hư” rồi! Xem ra phải để con cái tự lập thôi, chứ bây giờ cái kiểu nói con không nghe thế này thì chỉ có khổ người dân. Cứ nghe nói kinh tế quốc doanh là đầu tàu kéo cả đất nước đi lên, nhưng tôi thấy bây giờ có lẽ nó lại là gánh nặng của toàn nền kinh tế. Kinh doanh gì mà kém thế thì… nên nghỉ đi cho lành, các vị ạ. Ngồi đó hưởng tiền thuế của dân không thấy… xấu hổ sao???” – Vũ Công Trứ: coldman062000@gmail.com
Khánh Tùng
Theo Dantri
Bị cắt hoa hồng, xăng dầu kêu lỗ dọa làm liều
Nếu không được thỏa thuận hoa hồng mà phải tuân theo mức khống chế thù lao hoa hồng như Bộ Tài chính vừa ấn định 430 đồng/lít thì nhiều đại lý nguy cơ thua lỗ. Vì thế, các DN bán lẻ ra sức phản đối và cuộc chiến hoa hồng xăng dầu sẽ còn kéo dài.
Nhìn thấy lỗ nặng
Trong 4 tháng qua, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh bán lẻ xăng dầu liên tiếp gửi "thư từ" tới Bộ Tài chính và Hiệp hội xăng dầu để "khiếu nại" việc siết hoa hồng xăng dầu hiện nay.
Doanh nghiệp tư nhân thương mại Huyền Trang, (Gia Lâm, Hà Nội) - Đại lý bán lẻ của Công ty xăng dầu thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec (Hải Phòng) cho biết, cửa hàng của chúng tôi cách kho đầu mối 120km. Sản lượng bình quân bán ra mỗi tháng đạt 140 triệu lít xăng dầu.
Theo chủ doanh nghiệp này, để vận hành cửa hàng, DN phải chịu chi phí vận chuyển khoảng 150 đồng/lít, chi phí lương, công nhân, quản lý là 220 đồng/lít, chi phí điện nước, điện thoại, sữa chữa máy là 40 đồng/lít, chi phí thuế VAT, thu nhập khoảng 50 đồng/lít, chi phí thuê mặt bằng khoảng 130 đồng/lít, chi phí hao hụt, đầu tư vốn 60 đồng/lít. Tổng cộng các khoản này, chi phí bỏ ra đã vào khoảng 650 đồng/lít.
DN phân phối xăng dầu kêu ca thua lỗ nếu bị khống chế hoa hồng.
"Thế nhưng, theo quy định của Bộ Tài chính, chúng tôi chỉ được chiết khấu tối đa 430 đồng/lít, như vậy đã nhìn rõ lỗ 220 đồng/lít", chủ đại lý phân trần.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Bà Ba Sương: "Tôi không tranh chức tranh quyền" Cắt điện 2 đường dây 500kV trong ngày 24/11 Hội nghị các Nhà tài trợ CG đổi tên sau 20 năm tổ chức Chuyên cơ tỷ phú vào Việt Nam bằng cách nào?
Vì thế, đơn vị này đã kiến nghị, mức thù lao ít nhất phải là 650 đồng/lít mới đủ để cho một cây xăng tồn tại.
Một bài toán lợi nhuận khác được doanh nghiệp tư Duy Tuấn - Đại lý bán lẻ thuộc của Công ty xăng dầu Bắc Thái lại cho ra kết quả là lỗ 170 đồng/lít. DN này kiến nghị, mức thù lao tối thiểu phải là 600 đồng/lít mới đủ cho đơn vị "sống".
Với những DN phân phối lớn hơn, mức lãi có được theo quy định mới của Bộ Tài chính được cho là quá bèo bọt. Công ty xăng dầu khu vực I cho hay, một khách hàng đại lý của công ty có sản lượng tiêu thụ bình quân khoảng 100.000 lít/tháng, số lao động bình quân khoảng 5 người gồm 1 cửa hàng trưởng và 4 công nhân. Hiện nay, chi phí vận tải khoảng 70 đồng/lít, mức hao hụt ước khoảng 0,1% đối với khâu vận tải và 0,3% đối với khâu bán lẻ. Lương bình quân trả cho một công nhân là 5 triệu đồng/tháng. Cộng các khoản này, chi phí bỏ ra đã là 42,6 triệu đồng, chưa kể tiền điện nước, chi phí quản lý, khấu hao tài sản.
Vậy thì, mức lãi gộp 430 đồng/lít nhân với sản lượng 100.000 lít/tháng, tức khoảng 43 triệu đồng thì số tiền còn lại chỉ có 1,4 triệu đồng/tháng.
Công ty này còn nhấn mạnh, không một DN nào lại bỏ ra hàng tỷ động để xây dựng cửa hàng xăng dầu mà mỗi tháng lại chỉ tính trích khấu hao, các khoản mục chi phí khác, chưa kể lãi vay, lợi nhuận có vỏn vẹn 1,4 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, DN đầu mối lớn hơn là Công ty xăng dầu Quân đội cho biết, bình quân đầu tư 1 cửa hàng là 3 tỷ đồng, lãi suất ngân hàng hiện nay doanh nghiệp phải trả là 30 triệu đồng/tháng. Chi phí tối thiểu cho hoạt động cửa hàng như điện, nước, lương công nhân đã khoảng 20 triệu đồng/tháng. Như vậy, chi phí cố định cho 1 cửa hàng của công ty này đã vào khoảng 50 triệu đồng/tháng.
Với mức thù lao đại lý tối đa 50% chi phí định mức, tức 430 đồng/lít thì tổng thu chỉ được khoảng 43 triệu đồng/tháng. Hiện nay, bình quân sản lượng tiêu thụ mỗi tháng một cây xăng bán lẻ khoảng 100m3, có nhiều cửa hàng chỉ bán được 30-50m3. Theo đó, nếu bán được 100m3/tháng thì cửa hàng đã cầm chắc lỗ 4 triệu đồng/tháng.
Đặt ra bài toán này, các doanh nghiệp này đều đồng loạt than phiền, mức khống chế của Bộ Tài chính đưa ra cho thù lao bán lẻ xăng dầu là không khả thi, thiếu tính thực tiễn. Đại diện Công ty CP xăng dầu Tự lực I bày tỏ, quy định mới của Bộ Tài chính đang gây hoang mang cho hệ thống bán lẻ xăng dầu.
Phát sinh tiêu cực
Theo thông báo 308, những cây xăng bán lẻ cách xa kho xăng dầu trên 50km thì sẽ không bị khống chế thù lao hoa hồng. Nói cách khác, các cây xăng bán lẻ ở gần trong phạm vi 50km thì chỉ được chiết khấu tối đa 430 đồng, nằm ngoài phạm vi trên thì có thể được chiết khấu cao hơn, tự do thỏa thuận với đầu mối.
Tuy nhiên, quy định mở này tiếp tục nhận được sự phản ứng gay gắt từ chính các doanh nghiệp đầu mối.
Trong một công văn gửi Bộ Tài chính, SaigonPetro bày tỏ sự e ngại sẽ nảy sinh cơ chế xin cho, tiêu cực tới đây khi các doanh nghiệp xăng dầu sẽ tìm cách lách luật.
SaigonPetro phân tích, thời kỳ bù lỗ 2004-2008, cơ chế nhiều giá giá bán tùy cự ly vận chuyển đã từng được áp dụng, hệ lụy là các đại lý, tổng đại lý đã mua xa, bán gần gây rối loạn thị trường bấy giờ. Vì mua xa, các đại lý sẽ được hưởng hỗ trợ cước vận chuyển, thù lao tốt hơn.
Nếu bị khống chế hoa hồng, DN sẽ tìm cách lách luật để tồn tại.
Trong giai đoạn này, Nhà nước cũng từng quy định mức thù lao tối đa dành cho các tổng đại lý, đại lý bán lẻ. Rốt cục, một số thương nhân đầu mối cạnh tranh không lành mạnh, đã tìm cách tăng vượt trần thù lao cho đại lý để đẩy hàng, lôi kéo các khách hàng đại lý bán lẻ, tăng thị phần. Ngược lại, những thương nhân đầu mối chấp hành nghiêm chỉnh, chi thù lao đúng mức quy định thì lại bị hụt sản lượng bán hàng do giảm thị phần. Đến khi quyết toán bù lỗ với cơ quan quản lý Nhà nước, đã phát sinh cơ chế xin cho, thậm chí, phát sinh cả tiêu cực trong quyết toán chi phí thù lao để được bù lỗ.
Doanh nghiệp xăng dầu lớn nhất phía Nam này đã khẳng định, nếu như trong thời điểm này, vận hành trở lại các quy định khống chế thù lao xăng dầu thì chắc chắn, sẽ không sao tránh khỏi tình trạng tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh như thời kỳ bù lỗ đó.
SaigonPetro cho rằng, Liên Bộ Tài chính- Công Thương chỉ nên quy định tổng số chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức sau khi xác định giá cơ sở minh bạch, công khai. Việc quy định chung như vậy sẽ tạo ra biên độ rộng hơn, thoáng hơn cho doanh nghiệp tính toán hiệu quả kinh doanh, đúng với cơ chế thị trường hơn. Khi đó, doanh nghiệp nào còn chi thù lao "quá tay' sẽ phải chịu lỗ mà không thể đổ lỗi cho cơ chế được.
Theo Phạm Huyền
VEF
46 người chết, mất tích do mưa lũ ở miền Trung Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 6h ngày 19/11, đã có 41 người chết, 5 người mất tích do mưa lũ gây ra. Trong đó, tỉnh Bình Định có số người chết cao nhất là 18 người; Quảng Ngãi 15; Quảng Nam 4; Khánh Hòa 2; Gia Lai 1; Kom Tum 1. 5...