Kịch bản Endgame lúc đầu đã định cho Captain America ế sưng xỉa đến già?
Một cái kết đẹp dành cho Captain America lẽ ra đã không tồn tại nếu như không có ý kiến người hâm mộ.
Biên kịch của Avengers: Endgame – Stephen McFeely đã tiết lộ kịch bản ban đầu của bộ phim rất khác biệt so với bản chiếu rạp. Peggy (Hayley Atwell) đã là một phần trong câu chuyện của Steve Rogers ( Chris Evans) ngay từ ngày đầu tiên, trước cả khi anh trở thành siêu chiến binh của nước Mỹ. Khi Steve thức dậy ở thời hiện đại, cô như mối liên kết cuối cùng của anh với quá khứ.
Peggy luôn là một lần của Steve
Trong suốt 3 phần phim của Captain America, Peggy luôn xuất hiện bên cạnh Steve. Đôi khi chính lời nói của cô đã giúp anh đưa ra quyết định quan trọng như việc tin vào chính bản thân mình chống lại S.H.I.E.L.D trong Captain America: The Winter Soldier hay đối đầu với chính quyền để bảo vệ người bạn thân trong Captain America: Civil War. Ngay cả khi Peggy đã không còn nữa, Steve vẫn luôn mang theo tấm hình của cô.
Peggy là người đã huấn luyện Steve
Cả hai đoàn tụ nhau sau 70 năm xa cách
Cho đến khi mất thì những lời nói của Peggy cũng ảnh hưởng đến Cap
Và khi không còn lại ai thì anh vẫn giữ tấm hình của Peggy bên mình
Cho đến Avengers: Endgame sau khi đi ngược về năm 1970, Steve đã vô tình gặp lại tình yêu của đời mình trong một doanh trại của S.H.I.E.L.D. Trong phân cảnh này, cả hai đều không thể tương tác với nhau. Thay vào đó, Steve ẩn nấp trong văn phòng của cô, quan sát Peggy qua một tấm cửa sổ. Chính vào thời khắc đấy đã khiến cho anh đưa ra quyết định trở về bên Peggy sau khi mọi chuyện kết thúc.
Khoảng cách giữa tương lai và quá khứ
Theo như biên kịch Stephen McFeely trong kịch bản ban đầu Captain America sẽ không bao giờ được gặp lại Peggy Carter trong phân cảnh đó. Ông nói rằng “thật thiếu sót khi chúng tôi đã dự định không có phân cảnh Cap đoàn tụ với Peggy, nó thực sự dễ thương”. Ban đầu họ định để cho Cap tiến đến với Sharon Carter như trong truyện tranh nhưng rồi nhận ra Peggy là điểm dừng cần thiết trong cuộc đời của Cap.
Mạnh ghép cuối cùng mà Captain tìm kiếm
Xét cho cùng, Endgame thực chất là câu chuyện về hồi kết của anh chàng Steve Rogers. Chỉ có Peggy mới có thể giúp anh có thể kết thúc nhiệm vụ của mình, truyền danh hiệu lại cho Sam Wilson (Anthony Mackie). Đây là chi tiết mở đường cho tương lai của Captain America, khiến nó vẫn mãi được tồn tại. Tất cả các yếu tố trong câu chuyện của Steve trong Endgame đều nhằm phục vụ cho kết thúc của anhvà Peggy sẽ là chìa khóa cho điều đó.
Một điệu nhảy đã nợ quá lâu
Thật may mắn vì cuối cùng nhà làm phim đã quyết định cho Cap và Peggy đoàn tụ. Phân cảnh điệu nhảy cuối cùng trong phim trên nền nhạc It’s Been A Long Long Time quả thực là cái kết hoàn hảo cho Avengers: Endgame.
Điệu nhảy cuối của Steve và Peggy trong Avengers: Endgame
Theo trí thức trẻ
Những bí mật của bom tấn 'Captain America: The Winter Soldier'
Bộ phim thứ hai về Captain America ẩn chứa nhiều điều thú vị về bộ trang phục của Đội trưởng Mỹ, lí do nhận vai phản diện của diễn viên kỳ cựu Robert Redford.
Robert Redford tham gia vì lí do đặc biệt: Nam diễn viên gạo cội hóa thân thành nhân vật phản diện Alexander Pierce. Hắn là lãnh đạo cấp cao của S.H.I.E.L.D nhưng thực chất lại là thủ lĩnh HYDRA. Redford nhận lời tham gia Captain America: The Winter Soldier vì 2 lí do đặc biệt. Thứ nhất là vì cháu trai ông muốn nhìn thấy ông xuất hiện trong một phim siêu anh hùng. Thứ hai, đây là dịp hiếm hoi mà huyền thoại điện ảnh vào vai phản diện.
Câu chuyện về ông nội của Nick Fury có thật: Khi thủ lĩnh S.H.I.E.L.D giới thiệu với Captain America về dự án Insight, ông kể lại câu chuyện về ông nội mình. Ông nội của Nick là nhân viên vận hành thang máy tại một khách sạn. Trên đường về nhà, ông thường đụng độ với những kẻ trấn lột. Từ đó, ông luôn mang theo một khẩu súng ngắn bên mình. Tình tiết này được xây dựng dựa trên câu chuyện về ông nội của Samuel L. Jackson - một nhân viên vận hành thang máy trong khách sạn.
Bộ đồng phục S.H.I.E.L.D của Captain America được bê nguyên từ phiên bản truyện tranh: Khi theo dõi The Winter Soldier, chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng phục trang của Đại úy Mỹ có vẻ khác lạ so với hình ảnh thường thấy của anh. Thay vì bộ đồ đỏ pha trắng, xanh, Cap lại khoác lên mình những tông màu chìm hơn là xanh, nâu và bạc. Thiết kế này được sao chép y nguyên từ phiên bản truyện tranh. Đó là bộ trang phục phù hợp với tính chất công việc bí mật của S.H.I.E.L.D.
Hawkeye suýt xuất hiện trong phim: Theo hai biên kịch Christopher Markus và Stephen McFeely, Hawkeye đáng lẽ sẽ xuất hiện trong bộ phim. Nhưng sau khi cân nhắc lại, bộ đôi biên kịch đã loại anh ra khỏi phần phim này. Họ cho rằng Captain America: The Winter Soldier đã có quá nhiều nhân vật hỗ trợ nên Hawkeye không cần thiết phải tham gia.
Chris Evans và Scarlett Johansson đã tự thêm thắt một số tình tiết vào kịch bản: Đại úy Mỹ và Góa phụ đen đã giúp đỡ hai biên kịch Christopher Markus và Stephen McFeely hoàn thiện kịch bản. Họ đề nghị bổ sung một vài tình tiết, lời thoại trong những phân cảnh của riêng hai người. Tiêu biểu là phân đoạn Steve Rogers trò chuyện cùng Black Widow về nụ hôn và về những chuyện khác khi họ lái xe đi tìm hiểu bí mật trong chiếc ổ cứng. Những ý kiến đóng góp của Chris Evans và Scarlett Johansson đã khiến cảnh đó trở nên thú vị hơn. Điều này đã được biên kịch Stephen McFeely xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với tờ Metro vào năm 2014.
Danh sách việc cần làm của Captain America thay đổi liên tục: Marvel Studios đã làm cho Đại úy Mỹ một danh sách việc cần làm thay đổi tùy thuộc vào quốc gia nơi phim được công chiếu. Trong danh sách gốc, anh ghi lại album nhạc phim nổi tiếng Trouble Man, sự kiện lịch sử quan trọng như con người đặt chân lên mặt trăng, sự sụp đổ của bức tường Berlin... Khi Captain America: The Winter Soldier ra mắt ở Anh quốc, danh sách của Cap lại có ban nhạc The Beatles, chung kết World Cup... Ở Nga là tác phẩm của nhà thơ Vladimir Vysotsky và bộ phim thời Xô Viết Moscow Does Not Believe In Tears. Marvel làm như vậy vì muốn nhân vật của mình gắn bó hơn với toàn thế giới
Tác giả truyện tranh Captain America đảm nhận vai khách mời trong phim: Ed Brubaker - tác giả truyện tranh, người hồi sinh Winter Soldier - có vai cameo trong Captain America: The Winter Soldier. Ông đóng vai một trong những người phụ trách của HYDRA sửa cánh tay cho Bucky.
The Winter Soldier là bộ phim đầu tiên Captain America không dùng súng: Cap từng là một chiến binh, từng dùng súng trong quá khứ. Nhưng chiếc khiên là vũ khí biểu tượng của Đại úy Mỹ. Trong The Avengers, có một phân đoạn Cap dùng súng. Bắt đầu từ Captain America: The Winter Soldier, anh không còn động đến thứ vũ khí này nữa. Đây là một chi tiết nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, cho thấy một sự thay đổi quan trọng của nhân vật.
Theo zing.vn
Captain America sở hữu những quyền năng phi thường gì Captain America có thể không phải là siêu anh hùng mạnh nhất Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU), nhưng anh vẫn sở hữu những quyền năng phi phàm đáng nể. Sức bền không tưởng: Sau khi được tiêm huyết thanh "siêu chiến binh", cơ thể của anh chàng Steve Rogers gầy yếu đã có sự biến đổi phi thường. Anh trở nên to...