Kịch bản cuộc ‘tái chiếm’ quyền lực của Tổng thống Obama
Ông Obama có nhiều khả năng kiềm chế quyền lực của ông Donald Trump và Đảng Cộng hòa kể cả khi đương chức và sau khi rời nhiệm sở
Daily Mail dẫn những báo cáo từ Nhà Trắng cho thấy, đương kim Tổng thống Barack Obama đang nỗ lực tận dụng khoảng thời gian cuối cùng tại nhiệm để tạo nên những thay đổi về luật pháp vào phút cuối nhằm kiềm chế một phần nào những quyền lực của người kế nhiệm đồng thời củng cố “di sản” của mình.
Theo báo cáo, hiện vẫn còn 98 quy định cuối cùng đang được xem xét tại Nhà Trắng và có thể được thực thi trước khi ông Donald Trump nhận nhiệm sở. Politico cho biết, 17 điều trong số đó liên quan đến nền kinh tế, với những tác động có thể lên tới ít nhất 100 triệu USD mỗi năm.
Tổng thống Obama sẽ trở lại nắm quyền?
Ông Obama đang nỗ lực thúc đẩy các quy định về những vấn đề gần gũi với ông như ô nhiễm môi trường từ ngành công nhiệp dầu mỏ và các biện pháp nhằm mục đích giúp đỡ các công nhân nhập cư có tay nghề nhanh chóng nhận được thẻ xanh.
Ngoài ra, đương kim Tổng thống Mỹ cũng đang thúc đẩy đàm phán một hiệp định đầu tư với Trung Quốc và cân nhắc các quyết định cùng Bộ Giáo dục xem có xóa nợ cho sinh viên hay không.
Đây vốn là những nội dung từng được Tổng thống đắc cử Donald Trump nhắc tới khi ông tham gia tranh cử.
Video đang HOT
Những điều luật được ban hành trong khoảng thời gian từ ngày bầu cử tháng 11 cho đến lễ nhậm chức của Tân Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 được gọi là “những quy định lúc nửa đêm”. Những điều luật này sẽ vẫn trở thành quy định hợp pháp trong Bộ Quy tắc Liên bang, tương đương với các điều luật trong Hiến pháp Mỹ. Đây là cơ hội cuối cùng cho Tổng thống sắp mãn nhiệm đóng những con dấu cuối cùng của nhiệm kỳ và thắt chặt bàn tay can thiệp của người kế nhiệm.
Các “quy định lúc nửa đêm” có thể bị đảo ngược bởi cơ quan hành pháp Hoa Kỳ nhưng điều này yêu cầu một tiến trình cân nhắc rất tỉ mỉ. Quốc hội có thể thay đổi các điều luật trên bằng cách thông qua một điều luật bổ sung rõ ràng.
Ông Obama sẽ kiềm chế quyền lực Đảng Cộng hòa bằng chức Chủ tịch Hạ Viện
Một kịch bản được đưa ra khi người đứng đầu Nhà Trắng về hưu và ông có thể trở lại đầy quyền lực bằng việc tranh cử vào chức Chủ tịch Hạ Viện.
Nghị sĩ Bobby Rush (đại diện cho Quận 1 của bang Illinois, vốn là nơi ông Obama từng làm Thượng Nghị sĩ) đã 72 tuổi và phục vụ trong Quốc hội từ năm 1993 có thể rút lui khỏi vị trí của ông và Tổng thống Obama có thể trở về quê hương và thay thế ông Rush.
Trong khi đó, ông Obama vẫn có thể vận động trên quy mô quốc gia cho các ứng viên khác thuộc phe Dân chủ thì hoàn toàn có chỗ dựa vững chắc khi bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hạ viện.
Dựa trên số đại biểu của đảng Dân chủ tại Hạ viện trong mùa bầu cử qua, thì đảng này cần kiếm thêm ít nhất 24 ghế nữa, để giành lấy con số tối thiểu cần thiết 218 ghế trong tổng số 435 ghế ở Hạ viện, qua đó nắm đa số và giữ quyền “chi phối” Hạ viện.
Tuy cơ hội này khá mong manh nhưng đối với một ứng viên nổi trội và được yêu quý như Tổng thống Barack Obama thì có thể khoảng cách từ việc mong muốn ông làm Chủ tịch Hạ viện tới hiện thực sẽ rút ngắn.
Theo một bảng thăm dò của tờ Huffington Post, hiện lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chỉ đạt mức tín nhiệm 28,5% trong khi con số dành cho Tổng thống Obama đã vượt quá một nửa (53,3%).
Ông Obama có nhiều khả năng trở thành Chủ tịch Hạ viện.
Tổng thống Barack Obama cho đến nay vẫn là chính trị gia nổi tiếng và được yêu thích nhất trong lịch sử nước Mỹ. Năm 2008, ông đánh bại được Thượng nghị sĩ John McCain tại 237 quận, và gần như trên cơ Tổng thống đắc cử Donald Trump trên phần lớn 435 quận.
Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ không đảm bảo thành công 100% thậm chí ngay cả khi ông Obama có ý định chạy đua thực sự.
Trong lịch sử nước Mỹ có nhiều ví dụ điển hình cho thấy các cựu Tổng thống vẫn có thể tiếp tục tham gia vào công tác chính quyền quốc gia cũng như nắm giữ một số vị trí chức vụ quan trọng. Có thể kể đến William Howard Taft – Tổng thống thứ 27 của Mỹ – trở thành chánh án tòa thượng thẩm sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống hay John Quincy Adams – Tổng thống thứ 6 của Mỹ – cũng phục vụ trong Quộc hội đến tận 17 năm sau khi rời khỏi Nhà Trắng.
Các kịch bản đưa ông Barack Obama trở lại chính trường dường như đang được nhắc đến nhiều hơn ở nước Mỹ khi càng ngày, thời điểm người đại diện cho Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump nhậm chức vị Tổng thống Mỹ ngày càng đến gần.
(Theo Đất Việt)
Ông Donald Trump bị "tố" phản bội cử tri
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã "nổi trận lôi đình" khi cựu giám đốc tranh cử của ông - bà Kellyanne Conway nói với rất nhiều tờ báo rằng việc ông Trump cân nhắc lựa chọn ông Mitt Romney vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ là hành động phản bội lại các cử tri.
Tổng thống đắc cử Donald Trump
Hai thành viên trong nhóm tiếp quản quyền lực của ông Trump cũng đã nói như vậy với đài MSNBC. Hai người này cho biết, họ rất "choáng váng" trước những lời chỉ trích gay gắt của bà Conway nhằm vào ông Romney.
Trước đó, hôm 19/11, ông Trump đã có cuộc gặp với ông Romney. Hai ông này đã thảo luận rất nhiều về các vấn đề quốc tế và những khu vực mà Mỹ có lợi ích then chốt, cựu Thống đốc Romney cho biết sau cuộc gặp. Ngày hôm sau, Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence đã lên tiếng xác nhận tin đồn về việc ông Romney đang được xem xét cho vị trí lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Ngoài ông Romney còn có hai ứng cử viên khác là Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani và Tướng nghỉ hưu David Petraeus.
Tuy nhiên, bà Conway lại thể hiện sự phản đối mạnh mẽ trước lựa chọn của ông Trump. Hôm Chủ nhật (27/11), bà Conway đã chỉ trích ông Romney thiếu kinh nghiệm quốc tế cũng như thiếu sự trung thành đối với ông Trump. Trong chiến dịch tranh cử, ông Romney đã công khai phản đối và chỉ trích kịch liệt ứng cử viên Trump.
Cựu giám đốc tranh cử của ông Trump còn nói rằng, việc Tổng thống đắc cử lựa chọn ông Romney cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ là phản bội lại các cử tri đã bầu cho ông.
Theo các nguồn tin, Tổng thống đắc cử Trump đã "nổi trận lôi đình" trước thái độ của bà Conway đối với cựu thống đốc bang Massachusetts cũng là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa năm 2012. Và đang có "mối quan ngại ngày càng tăng lên" trong nhóm tiếp quản quyền lực của ông Trump về việc "thay vì thực hiện thông điệp của ông Donald Trump, bà ấy đang thúc đẩy chương trình nghị sự của riêng mình".
(Theo Vnmedia)
Lãnh tụ Fidel Castro vừa qua đời, Cuba đã bị Mỹ dọa Chính phủ Cuba phải có những bước đi tiến tới việc thực hiện mở rộng quyền tự do cho nhân dân và phải "đền đáp" Mỹ điều gì đó nếu muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ nồng ấm hơn với Mỹ. Đây là lời cảnh báo vừa được các cố vấn cấp cao của Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa...