Kịch bản Covid-19 tệ nhất thế giới có thể đối mặt
Nhóm nhà khoa học Trung Quôc dư đoan sô ngươi chêt do Covid-19 trên toàn cầu co thê lên tơi 5 triêu vào tháng 3.
Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Trung Quốc, các viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, công bố hôm 8/1.
Giáo sư Xu Jianguo, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Dù dịch bệnh diễn biến khó lường, các mô hình tính toán có thể cung cấp một số thông tin hữu ích”.
Trong khi đại dịch phần lớn đã được kiểm soát ở Trung Quốc, nhiều quốc gia khác vẫn lao đao chống chọi với Covid-19, giữa bối cảnh ngày càng nhiều biến thể nCoV được phát hiện.
Tới nay, thế giới đã ghi nhận 92 triệu ca nhiễm, dự báo tăng lên 170 triệu vào đầu tháng 3. Theo đó, Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong viễn cảnh tệ nhất, dự báo Mỹ sẽ ghi nhận 32 triệu ca Covid-19, tương đương với 20% ca nhiễm toàn thế giới. Sau Mỹ là Ấn Độ (15,5 triệu ca), Brazil (15 triệu ca) và Nga (6 triệu ca).
Trong khi nhiều nước đã tiến hành tiêm phòng cho người dân, các nhà khoa học khuyên Trung Quốc nên chờ đợi thêm. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
Kịch bản lạc quan nhất , từ giờ cho đến tháng 3, thế giới chỉ ghi nhận thêm 300.000 người chết vì Covid-19, nếu các chính phủ và người dân thực hiện hiệu quả những biện pháp chống dịch, cùng nỗ lực triển khai vaccine.
Tỷ lệ tử vong liên quan Covid-19 hiện là 2,1%, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Nếu số người chết lên 5 triệu, tức là tỷ lệ tử vong khoảng 3%, tương đương mức từng ghi nhận ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi Covid-19 bùng phát đầu tiên, khi hệ thống y tế quá tải.
Benjamin Neuman, giáo sư sinh học và nhà virus học của Tổ hợp Nghiên cứu Sức khỏe toàn cầu tại Đại học Texas A&M, cho biết còn nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến dự đoán diễn biến đại dịch, bao gồm sự mệt mỏi của người dân, chính trị, truyền thống, cái nhìn đối với khoa học và truyền thông.
Ông cho rằng nếu tất cả đều có ý thức chống dịch, các biện pháp phòng ngừa phù hợp và tiêm phòng, tổng số ca tử vong sẽ không tới 3 triệu.
Theo nhóm nghiên cứu của giáo sư Xu, Trung Quốc có thể mạnh mẽ trấn áp dịch bệnh, nhưng các bằng chứng khoa học cho thấy nCoV đang biến đổi. Nếu nCoV thích nghi với cơ thể người như virus cúm, dịch bệnh có thể lẩn trốn và trở lại bất cứ lúc nào. Khi nhiều người không biểu hiện triệu chứng, các biện pháp chống dịch hiện tại của Trung Quốc chưa chắc hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu cho rằng trước sự xuất hiện của các biến thể virus, Trung Quốc nên xem xét kỹ tác dụng phụ của vaccine do nước này phát triển đang thử nghiệm ở nước ngoài, trước khi phát động tiêm phòng trên toàn quốc.
Phản ứng hỗn loạn khiến Anh trả giá trước Covid-19
Tháng 3/2020, khi công chúng kêu gọi các biện pháp nghiêm ngặt hơn để chống Covid-19, chính phủ Anh vẫn chần chừ.
Giới chức Anh khi đó dường như băn khoăn về việc liệu đất nước đã sẵn sàng cho một lệnh phong tỏa toàn quốc hay chưa, dù tình hình nCoV lây lan nghiêm trọng khiến đây trở thành một lựa chọn khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết công chúng Anh có thái độ cương quyết hơn nhiều so với chính phủ.
Tới tận cuối tháng 3, khi gần như tất cả quốc gia châu Âu đã áp lệnh phong tỏa, giới chức Anh mới hành động, nhưng quyết định này dường như quá muộn màng. Cái giá phải trả là tỷ lệ tử vong trên đầu người vì Covid-19 cao hàng đầu khu vực, với hàng nghìn người thiệt mạng.
Tháng 9/2020, các nhà khoa học phát hiện biến thể nCoV mới, với khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng đầu tiên, nhưng chính quyền Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn chưa tiếp thu được bài học từ mùa xuân, các bình luận viên của Guardian nhận định.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tại một cuộc họp báo trực tuyến bên trong văn phòng ở thủ đô London hôm 5/1. Ảnh: AFP .
Johnson hôm 14/10/2020 bác bỏ lời kêu gọi phong tỏa theo mô hình "cầu dao" của lãnh đạo Công đảng Keir Starmer, đồng thời chỉ trích "chủ nghĩa cơ hội" của phe đối lập. Trong khi đó, Scotland, nơi tỷ lệ lây nhiễm nCoV thấp hơn, đã tuyên bố phong tỏa.
Đến tháng 11/2020, chủng nCoV mới đã hoành hành khắp đất nước, chiếm 1/4 số ca nhiễm mới ở London, thúc đẩy Johnson ban lệnh phong tỏa toàn quốc mới kéo dài 4 tuần từ ngày 5/11. Tuy nhiên, chỉ hơn một tuần sau, Anh thông báo sẽ áp dụng chính sách rút ngắn thời gian cách ly dành cho hành khách thông qua một chương trình xét nghiệm từ ngày 15/12.
Sự thiếu nhất quán trong cách ứng phó đại dịch của Anh tiếp tục được thể hiện vào ngày 23/11, khi chính phủ công bố hệ thống nghiêm ngặt gồm ba cấp, yêu cầu những khu vực nằm trong vùng nguy cơ dịch bệnh cao nhất đóng cửa quán rượu và nhà hàng.
Lệnh phong tỏa toàn quốc lần hai kết thúc hôm 2/12, sau đó các biện pháp hạn chế mới phân theo cấp được thực thi. London và hầu hết khu vực phía đông nam, nơi số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng, được đặt ở cấp độ hai. Đến ngày 14/12, các biện pháp hạn chế tại thủ đô và một số vùng được nâng lên mức ba, trong bối cảnh gần 2/3 số ca nhiễm mới ở London là do chủng nCoV mới.
Trước tình thế nguy hiểm, Tạp chí Y khoa Anh và Tạp chí Dịch vụ Y tế đăng một bài xã luận chung kêu gọi chính phủ hủy kế hoạch nới lỏng hạn chế trong 5 ngày nhân dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, giới chức quyết định không thay đổi chính sách chống dịch.
"Tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi không muốn cấm và hủy Giáng sinh. Theo tôi, điều đó thực sự vô nhân đạo và trái với mong muốn tự nhiên của nhiều người trên đất nước này", Thủ tướng Johnson phát biểu hôm 16/12.
Bước ngoặt một lần nữa diễn ra vào ngày 19/12, với việc Johnson công bố các biện pháp hạn chế ở cấp độ 4 trên toàn vùng đông nam nước Anh. Các hộ gia đình khác nhau không còn được tụ tập vào Giáng sinh như quy định trước đó của chính phủ, những cửa hàng không thiết yếu cũng bị đóng cửa.
Tình hình hỗn loạn càng thêm nghiêm trọng khi tính đến ngày 22/12, hơn 40 quốc gia đã đình chỉ nhập cảnh với hành khách từ Anh, một số tuyến đường di chuyển huyết mạch bị chặn trong nỗ lực kiểm soát chủng nCoV mới, khiến dòng xe ùn tắc suốt nhiều ngày.
Theo các bình luận viên của Guardian, chính phủ Anh luôn chậm một bước so với diễn biến của đại dịch và dường như liên tục bị bất ngờ. "Cách xử lý khủng hoảng tốt nhất là tiên liệu và hành động trước, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với những quyết định không vừa lòng người dân. Tuy nhiên, Phố Downing luôn từ chối đối mặt và hành động nhằm ngăn chặn viễn cảnh xấu nhất, trước khi điều tồi tệ thực sự xảy ra", tờ báo nhận định.
Hậu quả là hệ thống bệnh viện, với khả năng điều trị Covid-19 vốn đã được cải thiện, giờ đây lại đối mặt với nguy cơ bị quá tải. Theo ước tính, khu vực đông nam nước Anh hiện ghi nhận số ca nhập viện vì nhiễm nCoV cao hơn 50% so với giai đoạn cao điểm hồi tháng 4/2020. Trên khắp những vùng còn lại của đất nước, tỷ lệ nhập viện cũng đang tăng lên mỗi ngày. Cột mốc đáng sợ 100.000 người chết vì Covid-19 ở Anh được cho là không thể tránh khỏi nếu không có bước ngoặt đáng kể.
Hôm 4/1, Thủ tướng Johnson cho biết chính phủ rõ ràng sẽ cần siết chặt hạn chế để đối phó với mức độ lây nhiễm đang gia tăng nhanh chóng. Giữa hàng loạt lời kêu gọi thay đổi chiến lược lớn, ông tuyên bố Anh sẽ bước vào đợt phong tỏa toàn quốc thứ ba, dự kiến được duy trì đến giữa tháng 2. Tuy nhiên, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove thừa nhận nước này có khả năng phải phong tỏa đến tháng 3.
Biến thể nCoV ép Anh gấp rút tiêm vaccine Thủ tướng Boris Johnson cho biết đang gấp rút tiêm chủng cho hàng triệu người trong những tuần tới, song sẽ duy trì lệnh phong tỏa để tránh quá tải bệnh viện. Hôm 6/1, Thủ tướng Johnson bày tỏ lo ngại về biến thể nCoV đang "lây lan với tốc độ đáng sợ" ở miền đông nam, gây thêm nhiều ca tử vong...