Kịch bản cho châu Á nếu ông Kim Jong-un mất quyền lực
Mỹ và các nước phải chuẩn bị cho kịch bản ông Kim Jong-un không còn nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên.
Mỹ và các nước phải chuẩn bị cho kịch bản ông Kim Jong-un không còn nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên ông Kim Jong-un đã không xuất hiện trong nhiều tuần nay và đã có những tin đồn phát sinh từ điều này, nhưng chỉ có 2 giả thuyết đáng tin nhất vào đó là ông đang phải phẫu thuật mắt cá chân hoặc đang có một cuộc lật đổ trong nước.
Trong lúc đó, Bình Nhưỡng đã phá vỡ sự bế tắc trong các cuộc đối thoại với Seoul bằng cách phái 3 nhân viên cấp cao của mình tới Hàn Quốc vào tuần trước để tiếp tục cuộc đối thoại.
Nhưng trong khi tình hình của ông Kim vẫn còn nhiều hoài nghi, Washington, Tokyo và Seoul có lý do để tái khởi động những chiến lược cũ cho những bước tiếp theo. Tất nhiên, sự sụp đổ của chính phủ do ông Kim đứng đầu sẽ là một cú địa chấn cho khu vực Đông Bắc Á và xa hơn nữa là buộc nhóm 3 bên (Mỹ, Nhật, Hàn) phải đặt sự bất bình chính trị sang một bên để đảm bảo an ninh cho bán đảo Triều Tiên và cả khu vực.
Sự sụp đổ của chủ tịch Kim Jong-un sẽ có khả năng xảy ra vì không thể đàn áp những đảng phái xoay quanh các nhân vật chủ chốt của giới cầm quyền trong nước.
Kết quả có thể là một chính phủ bù nhìn, ông Kim bị đặt sang một bên hoặc cũng có thể là một cuộc nội chiến tàn khốc. Tất nhiên, việc dự đoán chính xác số phận cũng như tương lai của chính phủ Triều Tiên hiện tại vẫn là không thể. Từ đó, liên minh Mỹ-Hàn cần có những sự chuẩn bị cần thiết, kể cả Nhật Bản với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ và ngăn chặn sự phát triển Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) ở Triều Tiên.
Video đang HOT
Một kho vũ khí hóa học của Triều Tiên
Bình Nhưỡng đang tiếp tục phát triển kho WMD của mình và cả vụ thử hạt nhân lần thứ 4, thử tên lửa tầm xa… Hơn nữa, Triều Tiên còn liên tục tuyên bố ý định tăng cường chương trình làm giàu Uranium của mình, đủ để cung cấp cho kho vũ khí hiện có.
Tất nhiên, mối đe dọa về WMD còn lớn hơn chương trình hạt nhân khi Triều Tiên được nghi ngờ là có một lượng lớn vũ khí hóa học và sinh học để sử dụng trong trường hợp có xung đột. Mối đe dọa từ WMD cũng có nhiều mặt của nó: đó là vật cản lớn cũng như là một bài kiểm tra cho Washington và các đồng minh chiến lược ở Đông Á.
Một mặt, lợi ích an ninh chung cho cả 3 nước này giúp tăng cường những nỗ lực hiện tại trong việc ngăn chặn mối nguy hiểm từ sự phát triển WMD của Bình Nhưỡng. Nhưng cùng lúc, Washington, Yokyo và Seoul cần phải hợp tác để lên kế hoạch hành động trong trường hợp chính phủ của ông Kim sụp đổ để đảm bảo được sự phản ứng nhanh chóng và thống nhất trong vấn đề ngăn chặn sự phát triển WMD của Triều Tiên.
Hợp tác 3 bên – được ủng hộ bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các cơ chế chủ chốt khác – sẽ là quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát tán WMD và hệ thống vận chuyển của chúng. Một nỗi lo khác đó là các băng nhóm tội phạm có tổ chức có thể rao bán những vật liệu này – cũng như vũ khí hiện đại – trên chợ đen. Bên cạnh nỗ lực tình báo, một cơ chế cốt lõi trong vấn đề này sẽ là Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), cơ chế này có thể đưa việc phổ biến WMD và các vật liệu liên quan ra ngoài bán đảo Triều Tiên qua đường biển. PSI là một nỗ lực toàn cầu trong việc ngăn chặn vận chuyển WMD qua các quốc gia, được Mỹ bắt đầu năm 2003 và hiện nay có hơn 50 nước thành viên, bào gồm cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi vẫn còn quá sớm để kích hoạt việc đánh chặn bằng hải quân, thì điều cần làm cho cả 3 bên đó là tập trung nguồn lực hải quân vào việc đảm bảo WMD không được rời khỏi Triều Tiên.
Triều Tiên phóng thử tên lửa có thể đem theo đầu đạn hạt nhân
Sự bất ổn ở Triều Tiên sau thời của ông Kim sẽ không chỉ buộc 3 nước có mối quan hệ hợp tác bền vững hơn mà còn buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải có hợp tác an ninh song phương. Trong đó, việc hoàn tất một Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi (ACSA) và Hiệp định chung về An ninh Thông tin Quân sự (GSOMIA) sẽ là những bước đầu tiên. ACSA sẽ cung cấp cho Lực lượng Tự vệ Nhật Bản khả năng sơ tán người dân trong trường hợp giao tranh sắp nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Còn GSOMIA, thỏa thuận mà 2 nước đã gần như đạt được trước khi sự bất ổn của tình hình chính trị ở Hàn Quốc khiến nó gặp trở ngại, sẽ là nền tảng cho việc chia sẻ thông tin về WMD của Triều Tiên và hệ thống tên lửa.
Những chi tiết của vụ sụp đổ sẽ được sẽ có những phản ứng thích hợp từ phía Quân đội Mỹ. Một khả năng là sự “sụp đổ hoàn toàn” khi cả ông Kim và các cố vấn thân cận nhất sẽ bị loại bỏ, nhưng vẫn duy trì một chính phủ hoạt động và bộ máy an ninh. Trong trường hợp này, Mỹ và các đồng minh phải tăng cường chuẩn bị nhưng đồng thời cũng phải cân bằng những hành động của mình nhằm tránh sự phản ứng thái quá. Một vụ sụp đổ phức tạp hơn sẽ kéo theo phần lớn chính phủ và hệ thống an ninh bị tan vỡ và bắt đầu cuộc chiến tranh giành quền lực. Sự sụp đổ theo từng nấc thang này chính là chủ điểm của một nghiên cứu mở rộng thực hiển bởi Tập đoàn RAND năm ngoái. Trong tình huống này, Washington và Seoul sẽ phải cân nhắc một số lựa chọn về mặt quân sự, kể cả việc tấn công vào các cơ sở WMD và bãi phóng tên lửa,…
Một góc thủ đô Bình Nhưỡng
Nhưng bên cạnh các biện pháp an ninh cao, cũng có rất nhiều vấn đề khác cần phải giải quyết. Một sự thay đổi chính phủ sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở Triều Tiên. Người tị nạn sẽ tìm đường sang Trung Quốc trên đường bộ và Nhật Bản bằng đường biển. Hơn nữa, những người cố gắng bám trụ ở lại sẽ phải chịu đựng sự khan hiếm lương thực và nạn đầu cơ. Những vấn đề nhân đạo sẽ cần đến sự phản ứng của cả thế giới mà dẫn đầu là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực. Căng thẳng xung quanh vấn đề quyền lực sẽ tiếp tục xuất hiện trong những mối quan hệ hợp tác giữa Bắc Kinh và Washington nếu có một cuộc khủng hoảng như vậy xảy ra, nhưng vẫn có nhiều phương pháp cần đến nỗ lực chung, ví dụ như hỗ trợ nhân đạo.
Nhiều khả năng, ông Kim sẽ trở lại và xuất hiện trước công chúng vào tuần tới và chuyện sụp đổ này sẽ bị gác sang một bên để nhường chỗ cho vấn đề hiện tại tập trung vào chương trình WMD của Triều Tiên và các những hành vi kích động trong khu vực. Nhưng, trong khi mọi thứ đều nhắm đến việc kiểm soát căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, sẽ là thiếu sót nếu không dự tính đến khả năng ông Kim không còn là người lãnh đạo Triều Tiên.
Theo_Kiến Thức
96% kho vũ khí hóa học của Syria đã được tiêu hủy
96% kho vũ khí hóa học của Syria đã được tiêu hủy và hiện chỉ còn 12 cơ sở sản xuất đang trong quá trình phá hủy nốt.
Đây là kết luận được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Phái bộ chung Liên hợp quốc - Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW).
Tàu chở hàng MV Cape Ray của Mỹ ngày 1/7 cập cảng Gioia Tauro, miền nam Italy, chờ tàu ARK FUTURE chở vũ khí hóa học từ Syria tới để tiêu hủy.
Phát biểu trước báo giới, Điều phối viên đặc biệt của phái bộ chung, bà Sigrid Kaag, cho biết đã chuyển báo cáo tới tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an.
Cũng theo bà Sigrid Kaag, 12 cơ sở còn lại gồm có 7 nhà chứa và 5 đường hầm vận chuyển vũ khí hóa học. Do đó, việc phá hủy các cơ sở này chỉ đơn thuần mang tính kỹ thuật và tổ chức giám sát.
Trước đó, hôm 18/8, Mỹ và phái bộ chung Liên hợp quốc - OPCW thông báo đã tiêu hủy toàn bộ số chất hóa học có thể dùng để sản xuất vũ hí hóa học ở Syria. Theo kế hoạch, phái bộ chung Liên hợp quốc - OPCW sẽ kết thúc nhiệm vụ ngày 30/9 và chuyển giao sứ mệnh cho OPCW.
Mặc dù thông báo đã tiêu hủy 96% kho vũ khí hóa học của Syria, song bà Sigrid Kaag vẫn bày tỏ quan ngại về những vũ khí có thể còn sót lại liên quan đến việc kê khai vũ khí hóa học của Syria. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power cũng thể hiện lo lắng về số vũ khí hóa học chưa được công khai của Syria, cho rằng số vũ khí này có thể rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Theo bà, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục gây sức ép để đạt được một giải pháp toàn diện, hóa giải mọi bất đồng cũng như quan ngại về số lượng vũ khí hóa học có thể còn sót lại trong quá trình thanh sát và kê khai...
Việc tiêu hủy kho vũ khí của Syria được triển khai sau khi chính quyền Damascus chấp nhận một kế hoạch quốc tế do Nga đề xuất hồi tháng 10 năm ngoái, theo đó Syria đồng ý cho tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của nước này, ước đoán vào khoảng 1.300 tấn, để đổi lấy việc Mỹ hủy bỏ kế hoạch không kích lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Việc đưa toàn bộ vũ khí hóa học và hóa chất nguy hiểm ra khỏi Syria được cho là điều kiện cơ bản trong chương trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của quốc gia Trung Đông này. Bên cạnh việc di dời vũ khí hóa học và hóa chất nguy hiểm, Syria cũng phải chấm dứt mọi hoạt động sản xuất loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này như phá bỏ các thiết bị và đầu đạn có thể chứa nguyên liệu hóa học, phá hủy các cơ sở liên quan.
Theo Vietnam
Mỹ lo ngại vũ khí hóa học của Syria rơi vào tay phe cực đoan Ngày 4/9, Mỹ đã bày tỏ quan ngại rằng các vũ khí hóa học chưa được công khai của Syria có thể rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power đã nêu ra quan ngại trên trong bối cảnh một phái bộ chung của Liên hợp quốc và Tổ chức Cấm vũ...