Kịch Bắc lại thắng lớn về số lượng vở kịch, diễn viên đoạt giải
Tối 28/7, Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2012 đã bế mạc. Lễ trao giải một lần nữa chứng kiến kịch Bắc lại lên ngôi với số lượng giải thưởng áp đảo, tuy nhiên kịch Nam cũng không thua kém khi đang sở hữu nhiều diễn viên xuất sắc.
Đây là kỳ liên hoan có số lượng diễn viên, kỹ thuật viên… tham dự đông nhất từ trước đến nay với gần 1000 người. Diễn ra ròng rã trong 14 ngày với 26 vở kịch dự thi của 20 đoàn trong cả nước (6 đoàn từ TP HCM và 14 đoàn phía Bắc).
Số đạo diễn đã thành danh nhiều năm nay thì tại liên hoan lần này giảm xuống, nhường chỗ cho các đạo diễn trẻ. Nhiều yếu tố lãng mạn và sự bay bổng ngọt ngào đã làm cho sân khấu đẹp đẽ và bớt đi sự cứng nhắc hơn. Không gian sân khấu được tạo hình rất đa dạng, có vở là hình thái tự nhiên, có vở là tả thực gần như là đời sống có vở là hình thái ước lệ, tượng trưng hoặc kết hợp với các tín hiệu thay đổi đồng điệu theo sự phát triển của hành động và xung đột.
Đặc biệt, đội ngũ nghệ sĩ đông đảo với sự cống hiến, muốn tỏa sáng đã làm nên một phần lớn thành công của liên hoan. Khi bước lên sân khấu, họ bỏ lại sau lưng những khó khăn đời thường để hòa đồng trong đam mê sáng tạo. Rất xúc động khi có nhiều thầy và trò cũng diễn với nhau, có nhiều nữ nghệ sĩ đã cháy với vai diễn như ngọn lửa, như vắt kiệt sức lực để bộc lộ và truyền cảm. Nhiều chị đã phải làm mình già nua, xấu xí đi để thể hiện đúng vai diễn.
Khá ít các nghệ sĩ đến lễ bế mạc và nhận giải tối 28/7 vì không đủ kinh phí đi lại và còn bận diễn sô
Theo NSƯT Lê Chức, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết: “Nhiều nghệ sĩ xuất hiện trong 2,3 vở diễn của đơn vị và của các nhóm tổ chức theo mô hình xã hội hóa nhưng các anh chị đã không lặp lại mình mà liên tục làm mới từng nhân vật để tạo tính thuyết phục. Không còn khái niệm “Diễn viên là quân cờ trong tay đạo diễn” mà đây là một đội ngũ nghệ sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, làm nghề bài bản, không ít đạt đến trình độ cao của kỹ thuật trong kiến thức hiểu biết, hành động tâm lý sâu và chuẩn mực, hành động bằng lời thoại và nhất là trong một số xử lý về tạo hình đòi hỏi kỹ năng cao.
Nhiều nghệ sĩ đã cuốn hút đồng nghiệp và người xem không phải bằng kỹ thuật biểu diễn đơn thuần mà là các trạng huống “sống trong nhân vật” và có lúc như không còn ranh giới để xuất hiện những phút giây phát lộ của sự hóa thân. Tuy còn một số hạn chế nhỏ nhưng nói chung tất cả đã biết và sẽ làm cháy lên ngọn lửa, chia cho nhau những lấp lánh sáng tạo để trí tuệ và bàn tay của tất cả chúng ta sẽ tiếp tục gìn giữ bảo tồn và phát triển sự nghiệp sân khấu”.
NSƯT Lê Chức cho biết rằng có nhiều điểm mới tạo nên thành công của liên hoan lần này
UBND tỉnh TT-Huế, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã trao bằng chứng nhận, bằng khen cùng tiền thưởng cho 20 đơn vị tham gia. Giải thưởng dành cho Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất trao cho NS Xuân Bắc vở “ Chúa nhẫn và những chiến binh vũ trụ” (Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam), Tác giả trẻ xuất sắc nhất cho Bùi Quốc Bảo – vở “ Đời như ý” (Công ty CPDV Thông tin quảng cáo Sài Gòn Phẳng), Nam diễn viên trẻ xuất sắc nhất là NS Quang Tuấn – vở “ Đời như ý” (Công ty CPDV Thông tin quảng cáo Sài Gòn Phẳng), Nữ diễn viên trẻ xuất sắc nhất dành cho NS Thanh Nhàn – vở “ Đánh mất mùa xuân” (Đoàn kịch nói Hải Phòng).
32 nghệ sĩ và 64 nghệ sĩ đã được nhận huy chương vàng và bạc được phân chia theo thứ tự Nam – Bắc: 15/17 HCV, 17/47 HCB. 6 vở diễn được HCB gồm 1 vở phía Nam và 5 vở phía Bắc là “ Âm binh” (Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM), “ Cái chết chẳng dễ dàng gì” (Nhà hát kịch quân đội), “ Chia tay hoàng hôn” (Nhà hát kịch Việt Nam), “ Biển và bờ” (Trung tâm bảo tồn và phát triển nghệ thuật Sân khấu Việt Nam), “ Mùa hạ cay đắng” (Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội), “ Tôi là người Việt Nam” (Đoàn kịch nói Công an nhân dân). Tác giả Kịch bản xuất sắc nhất thuộc về Nguyễn Đăng Chương – vở “ Tội ác và quyền lực” (Công ty CP Đầu tư giải trí Phước Sang), Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất – Doãn Bằng (Vở “ Mùa hạ cay đắng” – Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội)
Video đang HOT
20 đoàn nhận bằng khen của UBND tỉnh TT-Huế
3 Huy chương vàng gồm 1 vở phía Nam và 2 vở phía Bắc là “ Tội ác và quyền lực” (Công ty CP Đầu tư giải trí Phước Sang), “ Lũ quét” (Nhà hát kịch quân đội), “ Những mặt người thấp thoáng” (Nhà hát kịch Hà Nội).
Nhà hát kịch quân đội là đơn vị cùng một lúc có 2 giải vở kịch được huy chương, Công ty CPDV Thông tin quảng cáo Sài Gòn Phẳng giành 2 giải nam diễn viên trẻ và tác giả trẻ xuất sắc nhất. Ghi nhận từ 9 vở đạt huy chương đều nói về đề tài chính trị, lịch sử cách mạng và một phần ít đề tài xã hội. Đáng tiếc nhất là NS “Ốc” Thanh Vân – người đóng rất đạt cả 2 vai chính trong 2 vở “ Làm…” và “ Nước mắt người điên” của Công ty CP Sân khấu điện ảnh Vân Tuấn đã không có huy chương nào.
Dù rằng nhiều khán giả cho rằng kịch Nam dễ xem, cảm xúc hơn dù số lượng ít vở diễn so với nhiều vở diễn phía Bắc (trong đó có một số vở diễn còn khô cứng) nhưng đa số vở diễn đoạt giải và diễn viên nhận huy chương bạc đều rơi vào phía Bắc. Đáng chú ý là ở mục HCV dành cho nghệ sĩ, các đoàn miền Nam (có nhiều đoàn xã hội hóa) đã không kém cạnh khi số đoàn dự thi chưa bằng một nửa đoàn miền Bắc nhưng đã giành gần nửa huy chương với 15/32 HCV từ ban tổ chức.
Dưới đây là những hình ảnh của PV ghi lại trong đêm trao giải liên hoan:
NSND Doãn Hoàng Giang trao giải nam – nữ diễn viên trẻ, đạo diễn trẻ và tác giả trẻ xuất sắc nhất
Các nghệ sĩ đoạt HCB
34 nghệ sĩ đoạt HCV
6 vở diễn nhận HCB
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế trao HCV cho 3 đơn vị có vở diễn hay nhất
Các nghệ sĩ quây quần chụp hình trò chuyện sau đêm bế mạc, 3 năm nữa liên hoan sẽ diễn ra với nhiều gương mặt nghệ sĩ và các vở diễn mới xuất sắc hơn
Theo Dân trí
LH Sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2012: Kịch Nam đang "thắng thế"?
Với các sân khấu kịch nói ở TP.HCM, lâu nay vẫn bị đánh giá là thiên về giải trí, hài hước, câu khách... mà thiếu tính chính luận. Thế nhưng, đến nay, với những gì đã thể hiện ở liên hoan tại Huế, đánh giá ấy dường như được nhìn ngược lại.
Liên hoan có 20 đơn vị tham gia với 26 tác phẩm, trong đó, 10 vở diễn của 8 đơn vị đến từ TP.HCM đều của tư nhân. Họ không chỉ "nóng" với Làm...!, Nước mắt người điên (Kịch Hồng Vân), Hồn ma báo oán (Kịch Sài Gòn)... mà còn hai vở chính luận sâu sắc là Tội ác quyền lực(Kịch Sài Gòn) và Âm binh (Nhà hát Thế giới trẻ) - những tác phẩm phê phán nhiều khía cạnh xấu của xã hội đương thời.
Cảnh trong vở Tội ác quyền lực
Khi kịch Nam đa diện...
Trả lời báo giới, ông Vương Duy Biên (Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn) cho biết đây là liên hoan chỉ chấp nhận những vở diễn đề tài hiện đại, vì "sân khấu kịch hiện nay đang yếu về các vấn đề nóng bỏng của xã hội, trong khi đây chính là nhiệm vụ quan trọng của thể loại này. Chúng tôi muốn khuyến khích những nhà hát nói thẳng, nói thật chứ không cần thiết phải mượn xưa nói nay nữa".
Tất nhiên đây cũng chỉ là ý kiến tương đối mà thôi, vì đơn cử như vở Làm...! của Kịch Hồng Vân, vốn chuyển thể từ tác phẩm Làm đĩ mà Vũ Trọng Phụng viết từ đầu thế kỷ 20, về lịch đại, thì đúng là hiện đại, nhưng về tâm thức truyền thống của người Việt thì chưa chắc. Bởi so với áo dài, phở, cải lương... thì Làm đĩcũng có tuổi đời tương tự, nên trong trường hợp này cũng chỉ là "mượn xưa nói nay" mà thôi. Đó là chưa nói, tính thời đại và bối cảnh thời đại trong nghệ thuật rất khác nhau, "mượn xưa nói nay" sao cho hiệu quả với đương thời, cũng đáng khích lệ.
Tưởng giới hạn như vậy thì sẽ đơn điệu, vì như TT&VH từng đề cập, những vở như Bí mật vườn Lệ Chi, Vương thánh triều Lê... xứng đáng tham dự bất kì liên hoan chuyên nghiệp nào, bởi cách dựng của nó chỉ làm phong phú thêm cách nhìn. Thế nhưng, rất may 10 vở "hiện đại" của kịch miền Nam lại đủ sự đa diện, để người xem có thể "tạng nào thức nấy". Chống lộng quyền, độc quyền nỗi buồn Nam bộ mâu thuẫn giàu nghèo kinh dị hiện thực phê phán tâm lý xã hội... đều có.
... Và "tung chưởng"
Kịch miền Bắc vốn mạnh về chính luận, nhưng tại liên hoan này thì đang tỏ ra yếu thế, vì chưa có vở nào có thể so sánh với Tội ác quyền lực (KB: Nguyễn Đăng Chương, ĐD: NSND Trần Ngọc Giàu). Nó kể về một kỹ sư vì quyền lực mà tống đứa con nghiệp ngập ra đảo với danh nghĩa làm lính giữ đảo, rồi anh mơ chức chủ tịch huyện với nhiều tội ác với nhân dân, đồng nghiệp. Đây là một bi kịch của đất nước thời kỳ phát triển thời tranh chấp biên cương, hải đảo lúc chỉnh đốn Đảng... Vở diễn không có ngôi sao này thực sự đã làm bất ngờ người xem, vì ít ai nghĩ kịch miền Nam, đặc biệt là Kịch Sài Gòn của Phước Sang lại "tung chưởng" mạnh bạo như vậy.
Nhận định về vở này, nhà phê bình sân khấu - TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: "Đạo diễn Trần Ngọc Giàu đã tổ chức vở diễn theo một cách hoàn toàn khác. Theo tôi, bản dựng này hay hơn hẳn, do bàn tay đạo diễn đã làm mới lạ, khác lạ và làm thăng hoa kịch bản gốc. (...) Đối thoại được dựng bởi một tiết tấu nảy lửa, chan chát, nhất là trong xung đột giữa quyền lực, danh vọng và lý tưởng sống, sự trung thực, hi sinh. Mảng miếng đạo diễn rất rõ ràng, mạch lạc, với mục đích nhất quán.
Đạo diễn rất coi trọng và chăm sóc sự "quăng bắt" giữa diễn viên trong thể hiện những liên hệ bên trong của nhân vật chứ không phải những "quăng bắt" hời hợt bên ngoài. Tất cả nhằm mài sắc chủ đề &'phía sau quyền lực' của một số nhân vật quan chức là sự giả dối, thủ đoạn, thậm chí tội ác đối lập với họ là những người trẻ trung quả cảm, trung thực. Vở kịch kết thúc bằng cách bỏ ngỏ để người xem tự suy nghĩ và lựa chọn thái độ sống của mình. Đây chính là cách kết thúc đích đáng của một tác phẩm kịch chính luận".
Một vở chính luận khác cũng lấy được nước mắt và sự ngưỡng mộ của người xem và giới chuyên môn là Âm binh (KB: Nguyễn Quang Vinh, ĐD: Xuân Hồng) làm một nghệ sĩ kì cựu như NSND Đoàn Dũng phải khóc khi lên tặng hoa. Vở nói về những hệ lụy của chiến tranh, của hai chiến tuyến, mà cụ thể là Quảng Trị mùa Hè đỏ lửa 1972, nơi âm hưởng đau buồn kéo dài hơn 30 năm sau ngày giải phóng.
Những "sao" của liên hoan
Những cảnh nóng đến chân thực và đầy chất điện ảnh trong hai vở diễn Làm...! và Nước mắt người điên có đóng góp không nhỏ của "Ốc" Thanh Vân. Tại Kịch Hồng Vân, cùng với Thái Hòa, Thanh Vân là gương mặt "ăn khách", thuộc thế hệ nghệ sĩ mới. Cách diễn rất đời và sinh động của nữ diễn viên này có thể nói là "hàng độc" tại liên hoan lần này, bởi giới làm nghề cứ nghĩ kịch là ước lệ, trong khi ở đây là trực diện, "sexy" đúng như ý đồ và yêu cầu của kịch bản, vở diễn.
Hoàn toàn ngược lại, chẳng sexy, hài hước hay ma quái, vai của NSƯT Hoàng Yến trong Âm binhcuốn hút người xem bởi sự dằn vặt chân thật của một người phụ nữ với gánh nặng và đau khổ. Từng thành công với vai Đặng Thùy Trâm, do Nguyễn Quang Vinh viết kịch bản trong vở này Nhi của Hoàng Yến là do Nguyễn Quang Vinh "đo ni", cô không chỉ diễn đạt cho bằng được sự bối rối của người mẹ trẻ trong đêm mất con thơ mà phải nặn sữa cứu hai người lính ở hai chiến tuyến. Hơn 30 năm sau, sự bất hòa, nghi kỵ lại tiếp tục đặt lên vai của Nhi bao đau khổ.
Một điểm khác biệt của liên hoan lần này là miền Bắc cũng có một số vở được dựng theo phương thức "xã hội hóa", như: Biển và bờ, Chúa nhẫn và những chiến binh vũ trụ, Mùa Hạ cay đắng. Tuy nhiên, do bước đầu làm xã hội hóa, cách dựng của họ vẫn chưa thực sự thoát khỏi những khuôn phép chính quy cũ.
Theo TTVH
Sân khấu nháo nhác vì kịch "16+" Tự trang trải thì phải cch Cả hai vở Làm..." n"ều khai thác khá kỹ cảnh phòng the trên su. Nó khiến khán giả lầnầu xem có chút lạ lẫm, nhất là khán giả Huế. Nhưng cũng từ hai vở diễn này, lượng khán giảến xem bu diễn tại Nhà văn hóa Huế tăngột biến, nhất lào buổi tối. Cóu ngưi phải bỏ...