Kiatisak ủng hộ gần 200 triệu đồng giúp Thái Lan chống dịch Covid-19
Tổng số tiền mà Kiatisak kêu gọi trong những ngày bán đấu giá áo của ông tại HAGL lên tới gần 200 triệu đồng. “ Zico Thái” dùng số tiền này để ủng hộ Thái Lan trong chống dịch Covid-19.
Trang Siam Sports đã đưa tin về tấm lòng thiện nguyện của Kiatisak. Cụ thể, ông vừa bán đấu giá áo của mình được 130 triệu đồng, cùng CLB HAGL hỗ trợ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tại Thái Lan. Người trúng đấu giá là anh Trần Văn Quỳnh ở Kon Tum khi đặt giá mua 130 triệu đồng (khoảng 180.000 baht Thái).
Ngoài ra, trong đợt kêu gọi này, Kiatisak cũng nhận được các khoản tiền từ những người hảo tâm với số tiền là gần 70 triệu đồng. Nhờ vậy, ông đã quyên góp được gần 200 triệu đồng để tặng cho Quỹ phòng chống Covid-19 Thái Lan. Bên cạnh đó, theo tìm hiểu, Kiatisak cũng tự quyên góp riêng tại Thái Lan hơn 50 triệu đồng thông qua tặng áo của CLB HAGL có ghi tên anh cho người hâm mộ Thái Lan.
Số tiền Kiatisak quyên góp riêng ở Thái Lan sẽ được tặng cho Tổ chức y tế ở Thái để giúp họ có thêm kinh phí chống Covid-19. Hiện tại, do diễn biến của dịch Covid-19 nên Kiatisak không trở về Thái Lan. Ông vẫn ở lại Gia Lai và thường xuyên kiểm tra cầu thủ của mình tập luyện thông qua các giáo trình luyện tập online. Trong 2 tháng tới (tháng 5 và 6), Kiatisak sẽ có những kế hoạch của riêng mình trong việc chuẩn bị các mảng miếng chiến thuật mới nhằm giúp HAGL tránh bị bắt bài ở giai đoạn đua vô địch V.League 2021.Hiện tại, HAGL đang đứng đầu bảng với 29 điểm sau 12 trận.
Video đang HOT
Ấm lòng người Việt giúp nhau xoay xở giữa dịch Covid-19 ở Thái Lan
Không chỉ ở Ấn Độ mà tình hình dịch Covid-19 ở Thái Lan cũng có nhiều chuyển biến xấu. Giữa dịch Covid-19, nhiều người Việt ở đây cũng chuyển qua làm việc tại nhà, thích nghi với hoàn cảnh và hỗ trợ đồng hương vượt khó khăn.
Đường phố thủ đô Bangkok vắng lặng những ngày bùng phát dịch - ẢNH: NVCC
Lập trang thông tin giúp đồng hương
Tại thủ đô Bangkok, nơi tập trung đông người Việt, người dân hầu hết đều ở nhà và làm việc online để phòng dịch. Chị Phan Thị Thùy Tiên (29 tuổi, ở Thái Lan 10 năm, hiện sống và làm việc tại Bangkok) cho biết nhiều tỉnh thành buộc quán xá đóng cửa vào 21 giờ, ở Thái Lan nhân viên phục vụ chủ yếu thu nhập từ tiền boa.
Lao động phổ thông Việt Nam qua Thái Lan làm việc nhiều ở quán bar, nhà hàng, quán ăn. Nếu những nơi này gần nơi dịch phát tán sẽ phải đóng cửa nên số lượng người Việt thất nghiệp trong đợt dịch khá nhiều.
Chị Tiên làm công việc văn phòng nên chuyển hẳn qua làm online, nhưng vì ảnh hưởng của dịch nên thu nhập giảm 40%. Trong khoảng thời gian làm việc tại nhà, chị Tiên quản lý luôn trang "Thông tin Covid-19 Thái Lan" trên mạng xã hội Facebook hoạt động khoảng 3 tháng nay, để cập nhật liên tục tình hình dịch ở Thái cho cộng đồng người Việt, giúp những người hạn chế về mặt ngôn ngữ không tiếp cận được các trang thông tin của Thái Lan vẫn có thể nắm tình hình chủ động ứng phó.
"Đối với lao động có chuyên môn, có visa và hợp đồng lao động thì nếu không bị sa thải vẫn làm việc bình thường, có sự hỗ trợ từ chỗ làm. Nếu bị sa thải thì đăng ký ở đại sứ quán rồi xin giấy tờ từ chỗ làm cũ gia hạn số ngày ở lại Thái Lan cho đến ngày về nước. Mọi người đều chờ hết dịch, đi lại bình thường rồi về cũng được", chị chia sẻ thêm.
Về giá cả, chị Tiên cho biết từ khi Covid-19 bùng phát thì chi tiêu có tăng, may mắn là giá khẩu trang đã được chính phủ kiểm soát nên các nơi niêm yết dưới 100 baht (gần 75.000 đồng)/hộp 50 cái, có chỗ còn bán 4 hộp 100 baht. Tất cả mọi thứ từ khẩu trang, nước rửa tay, gương, mặt nạ... giá cả phải chăng, có chỗ còn rẻ hơn cả trước dịch.
Trang cập nhật thông tin Covid-19 cho người Việt ở Thái Lan
Cùng nhắc nhau tuân thủ phòng dịch tối đa
Để tự chủ động phòng dịch Covid-19, chị Tiên ở nhà và không tiếp xúc nhiều với người ngoài. Chị cũng mua đồ ăn về trữ đủ cho 2 tuần rồi mới đi siêu thị với ứng dụng đi chợ hộ trên điện thoại. Những lúc tự ra ngoài mua đồ, chị Tiên và những người dân khác sẽ quét mã "Thaichana" trước siêu thị và những chỗ chị đến để lưu lại lịch trình 14 ngày, phòng trường hợp dương tính Covid-19 thì có thể truy vết để tránh ảnh hưởng đến người khác.
"Đường phố Bangkok hiện tại khá vắng, không có cảnh kẹt xe như thường thấy", chị cho biết và chia sẻ thêm, trước đây chị làm thêm hướng dẫn và thông dịch cho người Việt Nam qua Thái khám chữa bệnh, giờ dịch dù không còn làm nữa nhưng chị đưa số điện thoại lên để các đồng hương cần thì liên lạc, chị sẽ hướng dẫn cách làm thủ tục, chọn bệnh viện nếu chẳng may nhiễm bệnh.
Ông Huỳnh Xuân Long (sống ở Makkasan, Bangkok) cho biết việc đi lại giữa các thành phố rất khó khăn do xe dừng hoạt động. Hiện tại khu gần nhà ông bị phong tỏa do có người dương tính với Covid-19 từ ngày 8.4. Từ khi bùng phát dịch, ông chỉ liên lạc với vợ và con qua điện thoại. Ông cùng mọi người động viên nhau áp dụng khẩu hiệu "người ở đâu thì ở yên đó".
Mọi dịch vụ sẽ được quản lý tòa nhà phục vụ tận cửa, mọi thông tin được trao đổi qua điện thoại. "Hàng hóa đều được cửa hàng phục vụ tận cửa nhà sau khi mình gọi điện. Có camera quan sát nên ai đi lại lung tung sẽ bị phạt rất nặng. Vì vậy, mọi người nghiêm túc thực hiện", ông kể lại.
Tin tức bóng đá Việt Nam ngày 23/4: VFF lên tiếng việc mời Kiatisak thay thầy Park Tin tức bóng đá Việt Nam ngày 23/4: VFF phủ nhận việc mời Kiatisak thay thầy Park; Tân HLV Hà Nội FC yêu cầu bầu Hiển mua thêm ngay cầu thủ; Đặng Văn Lâm trải lòng sau ngày đầu gắn bó với CLB Cerezo Osaka...là những nội dung chính đáng chú ý. VFF phủ nhận việc mời Kiatisak thay thầy Park Trước thông...