Kiatisak trở thành HLV tiêu biểu của Đông Nam Á trong thập kỷ qua
Ba cầu thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình tiêu biểu của bóng đá Đông Nam Á trong thập kỷ qua do Live Sport Asia bình chọn, trong khi vị trí HLV xuất sắc thuộc về Kiatisak.
Neil Etheridge (thủ môn, Philippines): Theo bài viết, có nhiều ứng viên sáng giá ở vị trí thủ môn như Kawin (Thái Lan) hay Đặng Văn Lâm (Thái Lan). Họ đều là những thủ môn tài năng, nhưng thủ thành tuyển Philippines chơi bóng ở cấp độ cao nhất. Anh là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên thi đấu cho một đội bóng tại Premier League. Trong mùa giải 2017/18, Etheridge giữ sạch lưới 19 trận và góp công giúp Cardiff City giành vé thăng hạng lên Premier League. Dù không thể cùng đội bóng trụ hạng thành công tại mùa giải sau đó, Etheridge vẫn thi đấu ấn tượng và được bầu chọn là cầu thủ hay nhất mùa của đội. Ảnh: Fox Sports.
Theerathon Bunmathan (hậu vệ, Thái Lan): Theerathon được Live Sport Asia nhận định là hậu vệ cánh trái số một của Đông Nam Á trong thập kỷ qua. Anh sở hữu một bộ sưu tập danh hiệu khổng lồ với 1 chức vô địch AFF Cup, 1 HCV SEA Games, 5 danh hiệu Thai League. Mùa giải năm nay, anh đầu quân cho Yokohama (Nhật Bản) và cùng đội bóng này giành chức vô địch giải quốc nội. Ảnh: JFA.
Hariss Harun (hậu vệ, Singapore): Harun là trụ cột của đội tuyển quốc gia Singapore kể từ năm 2007, với 101 lần ra sân. Anh thi đấu chắc chắn phần sân nhà, giúp Singapore giành chức vô địch AFF Cup 2012. Tại cấp câu lạc bộ, anh là cầu thủ không thể thiếu của Johor Darul Ta’zim trên hành trình vô địch nhiều giải đấu quốc nội tại Malaysia. Ảnh: Goal.
Nguyễn Trọng Hoàng (hậu vệ, Việt Nam): Bài viết đánh giá Trọng Hoàng là một cầu thủ bền bỉ của đội tuyển Việt Nam trong 10 năm qua. Anh nổi lên từ AFF Cup 2010, là mẫu cầu thủ có thể lực tốt, đa năng, phong độ ổn định ở nhiều vị trí. Hai năm gần đây, anh được HLV Park Hang-seo thử nghiệm ở vị trí hậu vệ phải. Trọng Hoàng góp công lớn trong danh hiệu AFF Cup 2018 và tấm HCV SEA Games 30 của Việt Nam. Ảnh: Thuận Thắng.
Chanathip Songkrasin (tiền vệ, Thái Lan): Chanathip là biểu tượng của bóng đá Thái Lan trong thập kỷ qua. Anh được mệnh danh là “Messi Thái Lan” với kỹ năng rê bóng tuyệt vời, cùng lối chơi thông minh. Consadole Sapporo từng lập kỷ lục khi chiêu mộ Chanathip với mức phí 2,6 triệu USD. Tại Đông Nam Á, anh cùng tuyển Thái Lan giành 2 HCV SEA Games (2013, 2015), 2 danh hiệu AFF Cup (2014, 2016). Chanathip từng nhận danh hiệu cầu thủ nam hay nhất khu vực vào các năm 2015, 2017. Ảnh: Changsuek.
Video đang HOT
Nguyễn Quang Hải (tiền vệ, Việt Nam): Theo Live Sport Asia, quyết định của HLV Park khi đưa Quang Hải sang thi đấu cánh phải tại VCK U23 châu Á 2018 đã “khai sinh” tiền vệ tấn công hay nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Anh là linh hồn của “thế hệ vàng 2018″, là một trong những cầu thủ hay nhất khu vực. Quang Hải cùng Việt Nam lên ngôi AFF Cup 2018 và giành HCV SEA Games 30. Ảnh: Minh Chiến.
Evan Dimas (tiền vệ, Indonesia): Anh là gương mặt quen thuộc tại các giải đấu khu vực trong những năm qua, với nhiều danh hiệu khác nhau như á quân AFF Cup 2016, HCĐ SEA Games 2017 và HCB SEA Games 2019. Tại cấp câu lạc bộ. Dimas cùng Bhayangkara FC giành danh hiệu Liga 1 năm 2017. Ảnh: Bola.
Safiq Rahim (tiền vệ, Malaysia): Rahim đã giải nghệ, nhưng vẫn là gương mặt tiêu biểu của bóng đá Malaysia trong thập kỷ qua. Anh là người hùng trong chiến tích vô địch AFF Cup 2010 của đội tuyển bóng đá quốc gia. Tiền vệ tài năng này còn giành được nhiều giải thưởng cá nhân cao quý như Vua phá lưới AFF 2014 hay vào đội hình tiêu biểu AFF Cup 2012. Ảnh: Fox Sports.
Teerasil Dangda (tiền đạo, Thái Lan): Bài viết đánh giá Dangda là tiền đạo không thể thiếu trong đội hình tiêu biểu của bóng đá khu vực. Anh ra sân 104 lần tại đội tuyển quốc gia và ghi được 45 bàn thắng, là lựa chọn hàng đầu của bất kỳ huấn luyện viên nào. Dangda cũng là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên từng thi đấu tại La Liga, trong màu áo Almeria.
Shahril Ishak (tiền đạo, Singapore): Shahril là cây ghi bàn hàng đầu của đội tuyển quốc gia Singapore, trong hành trình vô địch AFF Cup 2012, cũng như cùng đội bóng LionsXII vô địch Malasysia Super League. Ở tuổi 35, anh vẫn đang thi đấu cho Home United.
Lê Công Vinh (tiền đạo, Việt Nam): Công Vinh là một trong những chân sút hàng đầu của tuyển Việt Nam tại các kỳ AFF Cup với 15 bàn thắng, bằng với Dangda. Anh từng 2 lần ra nước ngoài thi đấu cho Sapporo (Nhật Bản) và Leixoes SC (Bồ Đào Nha). Theo bài viết, với 51 bàn thắng sau 85 trận khoác áo đội tuyển quốc gia, Công Vinh xứng đáng là huyền thoại bóng đá Việt Nam. Ảnh: Minh Chiến.
Kiatisak Senamuang (huấn luyện viên trưởng, Thái Lan): Live Sport Asia cho rằng HLV Park Hang-seo đang giúp bóng đá Việt Nam thống trị khu vực, nhưng trong một thập kỷ qua, Kiatisak mới là chiến lược gia thành công nhất. Trong 4 năm dẫn dắt tuyển Thái Lan, “Zico Thái” đã giúp “Voi chiến” 2 lần vô địch AFF Cup (2014, 2016), 2 tấm HCV SEA Games (2015, 2017). Dưới thời Kiatisak, tuyển Thái Lan vào vòng loại thứ 3 World Cup 2018 khu vực châu Á. Ảnh: Siam Sport.
Theo Zing
Bao nhiêu đội Đông Nam Á từng vô địch liên tiếp AFF Cup và SEA Games?
Trước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia từng thống trị bóng đá Đông Nam Á suốt một thời gian dài với các danh hiệu liên tiếp ở SEA Games và AFF Cup.
Thái Lan (1991 - 1997): Người Thái từng 5 lần đăng quang liên tiếp ở SEA Games 1991, 1993, 1995, 1997 và AFF Cup đầu tiên hồi năm 1996. Đây vẫn là thời kỳ thống trị khu vực dài nhất của một đội tuyển quốc gia Đông Nam Á.
Netipong Srithong-in là ngôi sao của Thái Lan trong giai đoạn này khi giành Vua phá lưới AFF Cup 1996. Cũng ở giải đấu năm 1996, Việt Nam của Nguyễn Hồng Sơn (áo trắng) đã vào tới bán kết, thua Thái Lan 2-4.
Thái Lan (1999 - 2003): Bị ngắt quãng bởi chức vô địch AFF Cup 1998 của Singapore, Thái Lan một lần nữa trở lại địa vị bá chủ với 3 lần đăng quang SEA Games 1999, 2001, 2003 và 2 chức vô địch AFF Cup 2000, 2002.
Với Kiatisak Senamuang (áo đỏ) trong đội hình, Thái Lan tỏ ra quá mạnh so với các đối thủ. 2/3 HCV SEA Games của Thái Lan trong giai đoạn này đến sau các chiến thắng trước Việt Nam ở chung kết.
Malaysia (2009 - 2011): Malaysia là đội tuyển đầu tiên phá được thế thống trị của Thái Lan ở hai mặt trận AFF Cup và SEA Games. Người Mã đánh bại Việt Nam của Henrique Calisto ở chung kết đại hội 2009, đăng quang thêm đại hội 2011 đồng thời vô địch AFF Cup 2010. Đây là thời kỳ SEA Games đã giới hạn độ tuổi xuống U23 còn AFF Cup vẫn là sân chơi của tuyển quốc gia. Bởi thế, giai đoạn này cho thấy sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ ở các cấp độ của bóng đá Malaysia.
Thái Lan (2013 - 2017): Thời kỳ thống trị của Malaysia không kéo dài được lâu. Trở lại đội tuyển với tư cách HLV trưởng, Kiatisak tiếp tục trở thành cơn ác mộng của Đông Nam Á với các danh hiệu SEA Games 2013, 2015, 2017 và AFF Cup 2014, 2016. Ảnh: Minh Chiến.
Đây cũng là thời điểm khai sinh "Thế hệ vàng" với Chanathip Songkrasin, học trò cưng của Kiatisak (ảnh), làm đầu tàu. Đặc điểm của giai đoạn này là các chiến thắng tại châu lục như hạng 4 Asian Games 2014, vé vào vòng loại cuối World Cup 2018 khu vực châu Á.
Việt Nam (2018 - nay): Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vô địch liên tiếp 2 kỳ AFF Cup 2018 và SEA Games 2019, là nền bóng đá thứ ba ở khu vực làm được điều này. Dù thời gian thống trị chưa quá dài, Việt Nam lại là nền bóng đá tiên phong ở châu Á với hàng loạt chiến công như Á quân U23 châu Á, hạng tư Asian Games, tứ kết Asian Cup. Ảnh: Minh Chiến.
Dấu ấn bóng đá Việt Nam giai đoạn này gắn liền với tên tuổi Park Hang-seo. HLV người Hàn Quốc từng là trợ lý Guus Hiddink tại World Cup 2002 nhưng chỉ thực sự bước tới đỉnh cao ở cuối sự nghiệp với Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo Zing
Báo Indonesia: 'Đừng thù hằn, hãy học bóng đá Việt Nam' Trang Bola.com khuyên CĐV Indonesia thôi đổ lỗi hay trút giận lên Đoàn Văn Hậu sau trận thua chung kết SEA Games. "Thất vọng, giận dữ, chán nản là tâm trạng của người hâm mộ Indonesia sau trận thua 0-3 trước Việt Nam. Và xét về sự quá khích của người hâm mộ, không đâu ở Đông Nam Á lớn hơn Indonesia. Hãy...