Kia sắp có coupe 4 cửa “sang” như Mercedes CLS
Đại diện của Kia vừa tiết lộ rằng một mẫu coupe 4 cửa hạng sang hoàn toàn mới đang được hãng phát triển để chuẩn bị ra mắt thị trường trong tương lai gần.
Đại diện của Kia vừa tiết lộ rằng một mẫu coupe 4 cửa hạng sang hoàn toàn mới đang được hãng phát triển để chuẩn bị ra mắt thị trường trong tương lai gần.
Thông tin Kia sắp có coupe 4 cửa “sang” như Mercedes CLS vừa được đưa ra bởi ông Orth Hendrick – Giám đốc bộ phận lập kế hoạch sản phẩm của Kia đưa ra. Tuy nhiên khi được hỏi về thời điểm ra mắt của mẫu coupe 4 cửa mới của Kia, ông Hendrick chỉ nói rằng một thông báo chính thức sẽ “sớm được hãng công bố”.
Kia GT Concept.
Về cơ bản, mẫu xe mới có thể chính là phiên bản sản xuất hàng loạt của Kia GT – một chiếc concept với hệ dẫn động bánh sau và động cơ 390 mã lực, được hãng ra mắt tại triển lãm Frankfurt 2011. Bản sản xuất hàng loạt của mẫu concept này nhiều khả năng sẽ dùng chung chassis và hộp số với Hyundai Genesis.
Mẫu coupe 4 cửa mới của Kia có thể cạnh tranh được với Mercedes CLS và Maserati Ghibli.
Kiểu dáng của xe do nhà thiết kế kỳ cựu Peter Schreyer – người đã góp phần tạo nên “bộ mặt” của Kia hiện nay đảm nhiệm. Mẫu coupe 4 cửa mới sẽ chủ yếu hướng tới thị trường Mỹ, nhưng đồng thời cũng đóng vai trò nâng cao hình ảnh thương hiệu Kia trên toàn cầu.
Nguyễn Huy
Video đang HOT
Theo_Kiến Thức
Liên minh Mỹ-Nhật và bài toán kiềm chế Trung Quốc
Từ 26/4-3/5, Thủ tướng Nhật Bản sẽ thăm Mỹ và sẽ thảo luận với Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhằm tăng cường và củng cố hợp tác an ninh giữa 2 nước.
Những kỳ vọng trong chuyến thăm Washington
Trong chuyến công du đến Washington của Thủ tướng Shinzo Abe vào ngày 26 tháng 04 sắp tới, kỳ vọng củng cố liên minh Mỹ-Nhật sẽ là một trong những chủ đề quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo của 2 quốc gia.
Các nhà phân tích cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc phải chăng là một mối đe dọa đối với an ninh của Nhật Bản vì thế mà Hoa Kỳ ngày càng có khuynh hướng ngả theo lập trường của Tokyo. Ngoài ra, cũng có nhận định cho rằng, trong tương lai gần, chưa chắc Bắc Kinh đã là mối đe dọa thực sự duy nhất đối với liên minh giữa 2 nước.
Làm thế nào để củng cố liên minh Mỹ-Nhật, đặc biệt là làm thế nào để mở rộng vai trò của Nhật Bản trong liên minh này? Đây sẽ là một trong những chủ đề chính trong chuyến công du đến Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lần này.
Trong một cuộc Hội thảo về an ninh Mỹ-Nhật được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề châu Á và Nhật Bản Michael Green nhận định, đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, một sự đồng thuận sẽ đạt được trong chiến lược Mỹ-Nhật Bản.
"Washington và Tokyo luôn cho rằng sự trỗi dậy của Bắc Kinh là một thách thức mang tính chiến lược đối với liên minh Mỹ - Nhật". Hai năm trước, vấn đề này vẫn chưa mang tính cấp bách, mặc dù sau khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai, nội bộ chính phủ cũng bắt đầu có các cuộc tranh luận.
"Hiện nay, để chẩn bị cho chuyến công du tới Mỹ của ông Abe, chúng tôi có thể thấy rằng mình phải có một chiến lược và quan điểm nhất quán để đối phó với thách thức từ Trung Quốc" - ông Michael Green cho biết.
Tương lai của sự hợp tác Mỹ-Nhật dường như đã được định sẵn để ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Nhật Bản kỳ vọng củng cố Liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc
Ngày 27 tháng 3, tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương, ông David B. Shear cho biết, 2 nước sẽ tăng cường xây dựng và phối hợp năng lực ở Biển Đông.
Ông nhấn mạnh, khối đồng minh giữa hai nước vẫn là nền tảng của hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nội dung được sửa đổi trong "Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ" là mở rộng vai trò phòng vệ của Nhật Bản để đối trọng với với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.
Dự kiến, trong chuyến công du lần này ông Abe cũng sẽ thúc đẩy tiến trình cụ thể để sớm đạt được một một bản "phương châm" mới.
Tia hy vọng cải thiện quan hệ căng thẳng Trung-Nhật trong tương lai
Ngày 31/03, Tư lệnh Hạm đội 7/Hải quân Mỹ, Đô đốc Robert Thomas một lần nữa cho rằng, sau khi Tokyo thông qua luật về phòng thủ tập thể, hải quân nước này và Nhật Bản cần phải tăng cường hợp tác để đối phó lại những thách thức tiềm tàng trên toàn vùng châu Á.
Trong khi đó, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề châu Á và Nhật Bản Michael Green cho rằng, Tokyo ngày càng nhận thức được sự cần thiết phải duy trì vai trò lãnh đạo và vị trí đơn cực của Washington trên thế giới, trong khi vào những năm 1990, họ không chấp nhận quan điểm này.
Còn Giáo sư Akio Takahara thuộc Đại học Tokyo của Nhật Bản cho rằng, "biến số" lớn nhất trong tương lai ở châu Á là Trung Quốc, mặc dù cũng chưa thể khẳng định chắc chắn rằng, Bắc Kinh là đối thủ duy nhất gây ra những thách thức đối với liên minh Mỹ-Nhật.
Trung Quốc đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và thị trường hóa phức tạp, xã hội nước này đang trải qua sự thay đổi lớn, rất nhiều người dân Trung Quốc vẫn chưa cảm nhận được phương hướng phát triển trong tương lai như thế nào, Akio Takahara giải thích.
Hy vọng cải thiện quan hệ Nhật - Trung thật là mong manh
Akio Takahara nhận định với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế cộng thêm tình trạng ổn xã hội bất tại Trung Quốc gia tăng. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không lựa chọn phương án cải cách, mà sẽ tìm kiếm một biện pháp khác.
"Ông Tập sẽ tiếp tục làm những việc như trước đây đã từng làm, đó chính là khuấy động tinh thần dân tộc để nâng cao sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và duy trì sự thống nhất của Trung Hoa đại lục". Nó có tác động rất lớn đến chính sách ngoại giao của nước này và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ Trung - Nhật, Akio Takahara nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị giáo sư này cho rằng, những hành vi và cách làm hiện nay của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông và Biển Đông sẽ không chỉ tạo ra những mâu thuẫn với các nước láng giềng mà còn gây nên căng thẳng với Hoa Kỳ bởi Washington và đồng minh đều có lợi ích chiến lược ở đây.
"Rõ ràng, chưa thật chắc chắn khẳng định Trung Quốc là mối uy hiếp duy nhất đối với Mỹ và Nhật Bản cùng liên minh giữa 2 nước. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo vẫn còn tia hy vọng được cải thiện bởi thế hệ trẻ của Trung Quốc rất năng động và cởi mở, họ có thể chấp nhận những giá trị chung toàn cầu" - Akio Takahara bày tỏ.
Tuy nhiên, ý kiến của vị chuyên gia này là chuyện rất khó xảy ra bởi những mâu thuẫn cả về ý thức hệ và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản là rất khó, thậm chí có thể nói là không thể điều hòa được.
Và mối quan hệ giữa liên minh Mỹ-Nhật với Trung Quốc và giữa mỗi nước với nhau vẫn phát triển theo xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh. Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Nhật Bản trên danh nghĩa nhưng vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc để bảo đảm những lợi ích của mình.
Anh Lan
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Nga tương lai sẽ có mắt ở bất cứ đâu trong 7 giờ Trong tương lai, một phi đội máy bay vận tải hạng nặng của Nga có thể vận chuyển một đơn vị chiến lược gồm 400 xe tăng Armata với đầy đủ đạn dược tới bất kỳ đầu trên thế giới trong vòng 7 giờ, trang tin Russia Today tiết lộ ngày 19.3. Theo bản vẽ thiết kế mới từ Ủy ban Công nghiệp...