Kì vĩ trời biển trên đảo Lý Sơn
Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý.
Đảo Lý Sơn trước đây được gọi là Cù Lao Ré, mà theo cách lý giải của người dân gian là “Cù Lao có Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc cách đất liền 15 hải lý.
Mỗi ngày từ cảng Sa Kỳ và cảng Lý Sơn đồng thời có 1 chuyến tàu cao tốc ra đảo và vào đất liền. Tàu rời cảng trong khoảng từ 7h30 đến 8h00.
Những chiếc ghe đơn sơ vẫn là phương tiện di chuyển thông dụng của người dân trên đảo.
Cuộc sống trên đảo diễn ra chậm rãi đối nghịch hẳn với không khí sôi động ở cầu cảng Sa Kì.
Những chiếc thuyền sặc sỡ của ngư dân đảo Lý Sơn ở đầu cảng chính
Video đang HOT
Ngoài việc được ngâm mình vào dòng nước mát để tránh đi cái nắng gió của sứ đảo. Bạn còn vừa có thể lặn ngắm san hô với các loài sinh vật khác di chuyển dưới làn nước trong vắt. Các bạn chú ý là không nên đi chân đất để tránh việc bị san hô làm đứt chân, lựa chọn tốt nhất là mua một đôi giầy nhựa ngay trong chợ Lý Sơn.
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Cửa hang nhìn ra biển, giữa sân có một hồ sen và xung quanh là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm.
Nằm ở thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.
Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi meo theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của những ai đam mê chụp ảnh.
Tàu từ Đảo Lớn sang Đảo Bé khởi hành từ 8h sáng và quay lại Đảo Lớn vào lúc 14h30 hàng ngày, các bạn cũng có thể liên hệ với tàu cá của người dân để sang Đảo Bé.
Đảo Bé hay còn gọi là đảo An Bình tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với những hạt cát trắng mịn được bao bọc bởi cánh cung vách đá cao. Đây là một địa điểm có khung cảnh tuyệt đẹp dành cho khách du lịch thập phương.
Vào buổi tối có thể mang theo lều ngủ tại đảo bé, đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ, hẹn tàu sáng hôm sau đón về sớm rồi quay vào đất liền luôn.
Theo_Người Đưa Tin
Tiếp tục đưa dòng điện tới các huyện đảo phía...
Ngày mai (10/4), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức khánh thành đường dây 22 kV, đưa điện lưới quốc gia từ đất liền ra xã đảo Hòn Tre, Trung tâm Hành chính của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Công nhân Công ty Điện lực Kiên Giang trên huyện đảo Kiên Hải đang kiểm tra lưới điện. Ảnh: VGP/Đình Hoàng
Đưa điện ra đảo tiền tiêu
Trao đổi với PV Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Hợp, Tổng giám đốc EVNSPC cho biết, EVNSPC quản lý lưới điện phân phối từ 110 kV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam (trong đó có 4 huyện đảo: Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý và Kiên Hải).
Sự kiện khánh thành đường dây vượt biển, từ huyện Hòn Đất ra huyện Kiên Hải phục vụ đời sống của người dân, nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nhiệm vụ an ninh quốc phòng của huyện đảo được xem là dấu mốc quan trọng của EVNSPC, hoàn thành việc đảm bảo cung cấp điện cho 4 huyện đảo tiền tiêu khu vực phía Nam Tổ quốc.
Ông Hợp cho biết, dự án kéo điện lưới quốc gia từ đất liền ra xã đảo Hòn Tre, Trung tâm Hành chính của huyện đảo Kiên Hải được khởi công từ 7/2014. Ngày 10/2 vừa qua (dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015), EVNSPC đã chính thức đóng điện để phục vụ đời sống nhân dân. Đến nay, sau hơn một tháng vận hành ổn định, công trình đã cấp điện cho hơn 1.125 hộ dân với trên 4.000 nhân khẩu.
Sức bật cho các huyện đảo
Cũng theo ông Hợp, trước khi có điện lưới quốc gia, 100% số hộ trên đảo Hòn Tre sử dụng điện từ nguồn máy phát diesel, với giá thành sản xuất 8.319 đồng/kWh, các hộ sử dụng điện phải mua với giá đến 11.000 đồng/kWh.
Bên cạnh giảm gánh nặng cho ngân sách tỉnh Kiên Giang do phải trợ giá điện (hàng năm, ngân sách tỉnh phải hỗ trợ chi phí phát điện, trợ giá điện sinh hoạt cho xã đảo Hòn Tre lên đến hàng chục 10 tỉ đồng) thì một trong những yếu tố hết sức quan trọng của việc đưa điện lưới quốc gia ra Kiên Hải bằng đường dây vượt biển 22kV là góp phần cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo.
Tại huyện đảo Phú Quý, năm 2014, người dân và doanh nghiệp trên huyện đảo này đã rất phấn khởi vì những khó khăn về giá điện cũng như thời gian phát điện đã được giải quyết. Bởi từ 1/6/2014, EVNSPC đã thực hiện giá bán lẻ điện trên các huyện đảo như mức giá với khách hàng sử dụng điện lưới quốc gia trên đất liền. Đặc biệt, từ 1/7/2014, EVNSPC chính thức thực hiện thời gian phát điện trên đảo tăng từ 16/24 giờ lên 24/24 giờ hàng ngày.
Trước đây, giá bán điện cho hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp trên đảo Phú Quý bình quân cao hơn trong đất liền từ 1,9-4,96 lần. Trong khi đây là một trong số ít đảo có đông dân cư và nhiều doanh nghiệp chế biến thủy. Do vậy việc giá điện giảm và thời gian phát điện liên tục chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho huyện đảo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Còn với huyện đảo Phú Quốc, với tổng mức đầu tư 2.336 tỉ đồng, tuyến cáp ngầm 110kV xuyên biển nối Hà Tiên với Phú Quốc, dài nhất Đông Nam Á, đưa điện lưới quốc gia ra đảo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn điện trên đảo Phú Quốc.
Đặc biệt, ngoài việc Phú Quốc đang có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh, nhất là lĩnh vực du lịch và dịch vụ thì với nguồn phát diesel như trước đây sẽ không thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, giá bán điện rất cao đã làm hạn chế rất lớn tiềm năng phát triển của đảo.
Từ khi có điện lưới quốc gia (tháng 2/2014), việc cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên đảo được ổn định. Ngay sau khi có điện lưới quốc gia, các nhà đầu tư đã tập trung triển khai rất nhiều dự án trên đảo, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của đảo ngọc chỉ trong một thời gian ngắn. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ, cú hích quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện đưa Phú Quốc nhanh chóng trở thành một đặc khu kinh tế trong thời gian tới.
Huyện đảo Kiên Hải có 23 hòn đảo lớn, nhỏ chia làm 4 xã (Hòn Tre, An Sơn, Lại Sơn, Nam Du) với gần 22.000 người sinh sống. Hiện chỉ có xã đảo Hòn Tre sử dụng điện lưới quốc gia, thời gian cấp điện 24/24 giờ/ngày. Các xã còn lại đều sử dụng điện từ nguồn máy phát diesel và chỉ được dùng điện khoảng 10 giờ/ngày.
Mạnh Hùng
Theo_Báo Chính Phủ
Tàu cá chìm vì va đá ngầm, 12 ngư dân thoát nạn Sau 2 giờ vật lộn với sóng lớn, một tàu cá bị mắc cạn và bị sóng lớn đánh chìm trong đêm khuya. May mắn 12 ngư dân trên tàu cá được ứng cứu kịp thời, thoát nạn. Khoảng 2h ngày 16/12, tàu cá QNg 92932-TS (công suất 450CV, có 12 ngư dân) do ngư dân Lê Văn Quang (ngụ xã Nghĩa An,...