Kì thú món gà nước mặn
Trong các loài hải sản biển, có một thứ cá có hình dáng rất ngộ, vuông vức y như cái hòm, thịt lại chắc nịch, nhiều và thơm ngon nên được ngư dân đặt cho biệt danh là “ gà nước mặn”, ấy là giống cá bò hòm.
Cá bò hòm thường sống trong các đầm vịnh và vùng biển lặng, có thể đánh bắt dễ dàng hơn cả là các vùng biển Phú Yên hoặc Phan Thiết. Nhưng ngay cả tại những vùng ấy, số lượng cá bò hòm cũng rất ít, lại chưa thấy ai gom về nuôi bán, hơn nữa loại cá này sinh trưởng chậm nên luôn được coi là thứ thượng phẩm quý hiếm không dễ gì được thưởng thức.
Bàn tới cái tên thú vị của loài cá này, hẳn không ít người phải phì cười vì kiểu đặt tên “trông mặt bắt hình dong” của ngư dân miền biển. Gọi là cá nhưng cá bò hòm chẳng dẹt, mà lại căng ních, vuông vức. Người nói nó giống con bò, người thì quả quyết giống y chang cái hòm bỏ đồ, nên giống cá lạ này mang tên bò hòm. Cũng có người cho rằng, cá bò hòm cùng họ với các loài cá có da dày và nhám khác, như cá bò gù, cá bò da nên cũng được gọi là cá bò, còn hình dáng cái hòm thì ai ai cũng gật gù đồng ý. Trông cá bò hòm bơi trong nước cũng khá kì khôi, cái thân hình núc ních gần như không di chuyển được nhiều, nên sức nặng đặt cả vào cái đuôi ngúc ngắc cùng bộ vây bé xíu ve vẩy hai bên.
Video đang HOT
Bởi thân cá kì lạ vậy nên thịt cá cũng vô cùng đặc biệt. Thịt cá bò hòm trắng hơn cả thịt gà, không hổ danh gà nước mặn. Hơn thế nữa, cả thân hình nhung nhúc trừ xương sống không có thêm chiếc xương dăm nào, nên khi ăn cá ai ai cũng thích thú liên tưởng như đang gỡ từng thớ lườn gà mềm trắng phau phau.
Chế biến cá bò hòm đơn giản hết sức, chẳng cần chế gia vị, nêm nếm chi mất công; chỉ cần nhấc cá ra khỏi bè nước, trong lúc chờ cá quẫy đạp một chút rồi mất sức nằm im, người ta bắc bếp nhóm than hồng rồi đặt cả con cá lên vỉ nướng. Rồi cứ thế lật trở cho đều tới khi lớp da cháy đen lại là thịt cá đã chín đều. Kinh nghiệm người sành nướng còn cho biết, thịt cá dồn cả về sống lưng nên phải nướng kỹ phần lưng, thịt càng thêm đều thơm.
Thịt cá bò hòm không tanh mà béo ngậy, tuy không qua chế biến cầu kì mà vẫn đậm đà thơm ngon. Dùng tay không gỡ miếng thịt cá, chấm chút muối chanh ớt cay nồng, đưa lên miệng cảm nhận cái ngọt ngào, hít hà vị cá, vị biển mà thấy mọi giác quan như giãn nở, thư thái đến kì lạ.
depplus
Ăn sụn cá cờ Nha Trang ở Sài Gòn
Nha Trang nói riêng và vạt duyên hải Nam Trung bộ nói chung trứ danh với loại cá bò da và cá bò hòm vì đây là loại cá được bán nhiều và giá cũng khá rẻ, du khách đến Nha Trang hay được giới thiệu để thưởng thức. Riêng thực khách sành ăn thì chuộng cá dìa hơn vì thịt dai và béo. Còn dưới "kèo" cá dìa một chút nhưng cũng khá "sang chảnh" thì có cá cờ.
Sụn cá cờ kiếm được xắt thành từng khối vuông và nướng chín bằng than hồng
Như một mặc định, hễ nhắc về cá cờ thì chỉ có ở Nha Trang mới nhiều và ngon thôi. Cá cờ có nhiều loại, được xếp vào loại trung bình trong dòng cá biển, có giá khoảng 150 - 180 ngàn đồng/kg. Cá cờ có quanh năm nhưng vẫn chưa bán phổ biến ở Sài Gòn, muốn mua các quán ăn phải đặt từ các vựa cá ở Nha Trang gửi xe vào Nam.
Cá cờ thường được lấy thịt phi lê để chế biến thành món canh hoặc chiên lên ăn với mắm ớt tỏi. Nhưng nay, nếu muốn thử cảm giác mới với món Sụn cá cờ nướng mọi, thực khách ở Sài Gòn có thể ghé đến quán Bà Tư Béo trên con đường nhỏ Phan Bội Châu (gần chợ Bà Chiểu, Q. Bình Thạnh) để thưởng thức.
Để làm món này, đầu bếp dùng sụn của cá cờ kiếm còn dính cả thịt cá, xắt thành từng miếng vuông rồi đem ướp muối ớt, thêm một chút hành, tỏi để át đi mùi tanh của cá rồi đem nướng trên bếp than. Cá được cuốn với các loại rau sống, xoài ương, chuối non và khế chua để tạo cảm giác dễ ăn. Vì là phần thịt gần xương nên khá béo và thơm, kết hợp với sụn cá giòn làm nên sự hấp dẫn riêng. Đặc biệt nước chấm cho món sụn cá cờ nướng mọi, có thể lạ với nhiều người, là nước mắm ngò rất thơm của người miền Trung.
Nghe cô chủ quán trẻ tên Phương, cũng là người người Nha Trang tâm sự, bí quyết làm hải sản chẳng có gì ghê gớm, chỉ cần chế biến đơn giản bằng cách nướng hoặc hấp là ngon nhất vì sẽ giữ được vị tươi ngon.
Nấu ăn tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm và thưởng thức món ăn thì lại vấn đề khẩu vị của từng người. Quán nào nấu hợp khẩu vị thì thực khách sẽ tấm tắc khen ngon và quay lại mãi. Chính bởi thế ẩm thực là lĩnh vực rất đa dạng và luôn dung nạp tất cả những sự khác biệt ở một nơi giao thoa văn hóa mạnh như đất Sài Gòn.
Các loại rau thơm kèm theo làm phong phú hương vị của món ăn. Và tất nhiên không thể thiếu chén mắm ngò rất thơm của người miền Trung.
Vì thế sau 6 năm đi làm văn phòng, chị Phương mạnh dạn mở quán bán đặc sản của Nha Trang để bán cho người nhớ quê và cho thực khách ở Sài Gòn. Mới đầu chị chỉ bán bún cá Nha Trang, nhưng dần dà đã mở rộng ra rất nhiều món ăn. Bí quyết của chị chẳng có gì đặc biệt, chị khẳng định mình không phải là người sành ăn mà nấu ăn theo trí nhớ rất nhiều và càng bán chị càng phát hiện ra mình nấu ăn cũng không tệ.
Chị có mẹ bán bún cá và có một người thím bán nem nướng nên cũng rất có kinh nghiệm nấu nướng. Những món chưa được ăn thì chỉ cần gọi điện thoại hỏi mẹ rồi tự nêm nếm theo ý mình, gia giảm làm sao cho phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn.
Vậy mới thấy người ta nói Sài Gòn thứ gì cũng có quả gần đúng là như vậy. Thực khách bây giờ không còn phải cất công lặn lội đi đến tận nơi mới ăn được đặc sản của từng miền nữa. Sài Gòn chiều tất, từ đặc sản Hà Nội cho đến Cần Thơ, huống hồ gì là Nha Trang!
Theo TNO
[Chế biến] - Mực xào chua ngọt Chỉ qua vài thao tác đơn giản, bạn có thể chế biến được món ăn hấp dẫn không kém trong nhà hàng với mực giòn sần sật, thơm, đượm vị chua ngọt dễ ăn. Nguyên liệu: Mực 500g, sốt chua ngọt một muỗng, nước cốt chanh một muỗng vừa, dầu hào một muỗng cà phê, bỏi băm một chén nhỏ, rượu trắng một...