Kỉ niệm 90 năm ngày sinh của bác sĩ Ruth Pfau
Google hôm nay đổi Doodle kỷ niệm 90 năm ngày sinh của bác sĩ Ruth Pfau, nữ tu đã cống hiến hơn 55 năm cuộc đời chống lại bệnh phong ở Pakistan.
“Tôi không thể tin rằng con người có thể sống trong điều kiện như vậy”, bác sĩ người Đức Ruth Pfau nói, nhớ lại những ấn tượng đầu tiên của bà về những người bệnh phong ở Pakistan. Hôm nay, Doodle Doodle kỷ niệm Ruth Katherina Martha Pfau, sinh ngày 9/9/1929 ở Leipzig, Đức.
Bà đã tận tâm diệt trừ bệnh phong ở Pakistan, cứu sống vô số người.
Bác sĩ Pfau trở thành nữ tu ở tuổi 29 sau khi gặp một người sống sót trong trại tập trung. Vào năm 1960, bà quyết định dành phần còn lại của cuộc đời mình cho người dân Pakistan và cuộc chiến chống lại dịch bệnh phong.
Khi còn ở Karachi, tình cờ bà đến thăm khu vực của những người bệnh phong phía sau Đường McLeod (nay là Đường II Chundrigar) gần Ga xe lửa Thành phố. Tại đây, bà quyết định rằng việc chăm sóc bệnh nhân sẽ là sứ mệnh của bà.
Video đang HOT
Năm 1963, bà thành lập nhà thương Marie Adelaide chuyên săn sóc các bệnh nhân phong và đào tạo các nhân viên y tế săn sóc chữa trị cho bệnh nhân phong. Còn được gọi là bệnh Hansen, bệnh phong là do nhiễm vi khuẩn hiện có thể phòng ngừa và chữa khỏi, nhưng căn bệnh này trong lịch sử đã khiến những người mắc bệnh bị tẩy chay và bị kỳ thị.
Năm 1979, bà được bổ nhiệm làm Cố vấn Liên bang về Bệnh phong cho Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội của Chính phủ Pakistan. Pfau đã đi đến các khu vực xa xôi của Pakistan, nơi không có cơ sở y tế cho bệnh nhân phong.
Ruth Pfau đã thu thập quyên góp ở Đức và Pakistan và hợp tác với các bệnh viện ở Rawalpindi và Karachi. Do những nỗ lực liên tục của bà, năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Pakistan là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á kiểm soát bệnh phong.
Bác sĩ Pfau đã gây quỹ để tân trang phòng khám, xây dựng mạng lưới hơn 150 trung tâm y tế hiện đại, bao gồm các đơn vị vật lý trị liệu, xưởng sản xuất tay chân giả và nhà cho người khuyết tật. Bà bắt đầu khóa học Kỹ thuật trị bệnh phong đầu tiên của Pakistan vào năm 1965 và giáo dục công chúng chống lại sự kỳ thị liên quan đến căn bệnh này.
Nhờ nỗ lực của bà, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố bệnh phong được kiểm soát ở Pakistan vào năm 1996, sớm hơn hầu hết các nước châu Á khác. Thường được so sánh với Mẹ Teresa ở Calcutta, Tiến sĩ Pfau đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế cho cống hiến trọn đời của mình cho nhân loại.
Ruth Pfau qua đời ngày thứ năm 10/8/2017 tại Karachi. Lễ tang của bà được tổ chức theo nghi thức trọng thể cấp nhà nước tại Pakistan.
Theo Vnreview
Pakistan khẳng định không tìm kiếm giải pháp quân sự cho vấn đề Kashmir
Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi đã ngày 8/8 khẳng định Islamabad sẽ không tìm giải pháp quân sự cho vấn đề Kashmir.
Sau khi nước láng giềng Ấn Độ bãi bỏ quy chế đặc biệt vốn đã áp dụng nhiều thập kỷ qua đối với phần lãnh thổ do nước này kiểm soát tại khu vực tranh chấp Kashmir.
Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Qureshi nêu rõ Pakistan duy trì quyền đáp trả Ấn Độ, song nhấn mạnh: "Chúng tôi không xem xét một lựa chọn quân sự".
Trước đó, phía Pakistan đã thông báo khái quát các hành động tức thì mà nước này sẽ áp dụng, trong đó có hạ cấp quan hệ ngoại giao, đình chỉ thương mại song phương với Ấn Độ và đưa vấn đề này ra Liên hợp quốc.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gia tăng căng thẳng, ngày 8/8, Islamabad tuyên bố sẽ đình chỉ dịch vụ đường sắt kết nối với Ấn Độ. Phát biểu trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Đường sắt Pakistan - ông Sheikh Rasheed nhấn mạnh: "Chúng tôi đã quyết định đóng cửa tuyến đường sắt Samjhauta Express", liên quan tới chuyến tàu chạy từ thành phố Lahore của Pakistan tới thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Ông Rasheed nêu rõ: "Chừng nào tôi còn là Bộ trưởng Đường sắt, Samjhauta Express sẽ không thể hoạt động".
Bên cạnh đó, Chính phủ Pakistan cũng quyết định cấm chiếu các bộ phim Ấn Độ tại các rạp chiếu phim của nước này. Trong một tuyên bố trên Twitter, cố vấn của Thủ tướng Pakistan - ông Firdous Ashiq Awan nêu rõ: "Điện ảnh Ấn Độ sẽ không được xuất hiện tại bất cứ rạp chiếu nào ở Pakistan. Kịch, phim và mọi thể loại tương tự liên quan Ấn Độ bị cấm tuyệt đối ở Pakistan".
Những căng thẳng trên bùng phát sau khi ngày 5/8 vừa qua, Ấn Độ đã công bố sắc lệnh bãi bỏ điều Điều 370 trong Hiến pháp quy định quy chế đặc biệt đối với bang Jammu và Kashmir, đồng thời trình dự luật tách bang này thành 2 vùng lãnh thổ liên bang gồm Ladakh cùng Jammu và Kashmir. Mặc dù Ấn Độ cho rằng việc chấm dứt quy chế đặc biệt tại Kashmir là vấn đề nội bộ để chính phủ có thể kiểm soát tốt hơn tình hình tại đây, song Pakistan đã kêu gọi quốc tế can thiệp, đồng thời thông qua một nghị quyết chỉ trích hành động đơn phương của New Delhi.
Kashmir là vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Hiện Kashmir được chia thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý, song hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sĩ hai bên tại ranh giới phân chia Kashmir.
Thanh Phương (TTXVN)
Pakistan hạ cấp quan hệ ngoại giao, đình chỉ giao thương với Ấn Độ Theo nguồn tin của hãng Reuters, Chính phủ Pakistan vừa ra quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao cũng như đình chỉ hoạt động thương mại song phương với quốc gia láng giềng Ấn Độ. Binh sĩ Ấn Độ gác tại một tuyến phố ở Jammu ngày 5/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Đây chính là động thái "đổ thêm dầu vào lửa" mới nhất...