Kì lạ loài cây sống ở khu đất tách rời nhau vẫn xanh tươi mơn mởn
Loài cây đặc biệt được gọi là “cây đời” bất tử vì khả năng sống sót thần kì khi rễ của nó nằm trên 2 mảnh đất cách xa nhau.
Nằm trên một vách đá đã bị xói mòn, một phần bị sụt lở trên bãi biển Kalaloch ở công viên quốc gia Olympic, Washington (Mỹ), “cây đời” vẫn kiên cường bám trụ với mảnh đất khô cằn với chỉ vài chiếc rễ còn lại của nó. Một vài người gọi đây là “phép màu” hay sự “bất tử”.
Chỉ có một ít rễ được tiếp xúc với đất.
Các rễ cây ở giữa nhô và lan ra khiến người ta liên tưởng đến cảnh cái cây đang cố bám trụ lại để duy trì cuộc sống của mình. Điều đáng ngạc nhiên là nó đã sống như thế trong vòng nhiều năm trời, tỏa lá xanh tươi dù rễ của nó không được tiếp xúc nhiều với đất. Cái cây đặc biệt này còn không hề bị xô ngã ngay cả khi thường xuyên phải đối mặt với những cơn bão kinh khủng nhất. Trong khi rất nhiều cây khỏe mạnh đã phải đầu hàng trước thời tiết khó lường, “cây đời” vẫn tìm cách để tồn tại, năm này qua năm khác.
Cây này được cho là thuộc loài vân sam Sitka, nhưng nó không có tên chính thức. Vì vậy, mọi người tự đặt tên cho nó như “cây đời” và “cây chạy trốn”. Khoảng trống ngay bên dưới cây được đặt tên “hang động gốc cây” vì trần của hang hoàn toàn là rễ cây.
“Hang động gốc cây” đẹp kì diệu trong ánh nắng mặt trời.
Video đang HOT
Dù có hoàn cảnh sống rất đặc biệt nhưng cây vẫn xanh tươi mơn mởn.
Theo một số ghi chép, hang động này được hình thành bởi một con suối nhỏ chảy vào đại dương và dần dần rửa sạch hết lớp đất dưới gốc cây qua nhiều thập kỷ. Không ai biết chính xác cái cây này đã sống như thế trong bao lâu, cũng không biết được bí mật đằng sau sự bất diệt của nó. Đây thực sự là một bí ẩn đang chứng kiến tận mắt.
Theo Thùy Dương / Trí Thức Trẻ
Loài cây cao nhất thế giới cao đến mức độ nào?
Loài cây tùng gỗ đỏ với chiều cao 115,6m này được ghi nhận là loài cây cao nhất thế giới.
Nếu như được hỏi ngọn núi nào cao nhất thế giới hiện nay - hẳn bạn sẽ trả lời ngay rằng đó là đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya, với chiều cao 8.840m.
Người cao nhất thế giới trong sách kỷ lục Guinness hiện nay chắc chắn là anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ - Sultan Kosen với chiều cao 2,51m rồi.
Thế bạn có biết - loài cây nào cao nhất thế giới? Nếu chưa có câu trả lời thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây sẽ tìm lời giải nhé!
Cây cao nhất thế giới có chiều cao 115,6m...
Hiện nay, cây giữ kỷ lục cao nhất thế giới thuộc loài tùng gỗ đỏ ven biển (coastal redwood) mang tên Hyperion, với chiều cao 115,6m. Hyperion đã đánh bại "người tiền nhiệm" cũng thuộc chi tùng gỗ đỏ là cây Stratosphere Giant, với độ chênh lệch là 3m.
Để có thể rút ra kết luận trên, các chuyên gia đã lấy chiều cao của tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ (93,1m) và tháp đồng hồ Big Ben (Anh) - 96m để "đọ" chiều cao với loài cây Hyperion này. Kết quả là, cây tùng gỗ đỏ còn có chiều cao vượt trội hơn cả hai công trình nổi tiếng trên.
... cao hơn cả tượng Nữ thần Tự do 93,1m
Hay tháp đồng hồ Big Ben nổi tiếng - 96m.
Loài cây tùng gỗ đỏ có danh pháp khoa học là Sequoira sempervirens, được tìm thấy tại các khu rừng thuộc tiểu bang California (Mỹ).
Đây là loài cây thường xanh, sống rất lâu, trong đó có những cây đại thụ với tuổi thọ lên tới 1.800 năm. Cũng nhờ vậy, các cây tùng gỗ đỏ ven biển thường có chiều cao đạt kỷ lục thế giới.
Khu rừng tùng gỗ đỏ tại California
Hyperion được phát hiện bởi hai nhà thám hiểm Chris Atkins và Michael Taylor vào năm 2006. Tuy nhiên để xác lập được kỷ lục, chiều cao của Hypieron phải được đo một cách chính xác.
Điều này đã được đội ngũ các nhà khoa học thuộc ĐH bang Humboldt thực hiện vào năm 2008 và nhờ đó xác thực được chiều cao của cây này.
Loài cây Stratosphere Giant - "cựu" cây cao nhất thế giới - 112,5m.
Hiện vị trí của cây cao nhất thế giới không được công bố rộng rãi bởi nhiều chuyên gia lo sợ nhiều người sẽ tìm tới đây và gây tổn hại cho loà cây này .
Nếu chưa tin về độ "khủng" của Hyperion thì hãy cùng xem qua video dưới đây để biết nhé!
Theo Kênh 14/ Trí Thức Trẻ
Kì lạ loài hoa cứ đâm chồi là khiến băng tan thành nước Cây bắp cải chồn hôi không chỉ nổi tiếng với mùi hôi thối đặc trưng mà còn bởi khả năng phá băng tuyết cực lạ. Khoảng từ cuối tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, tại các vùng đất ngập mặn tại miền đông Canada và đông bắc Hoa Kỳ lại một xuất hiện một loại cây thấp, có mùi hôi đặc trưng....