Kì lạ chuyện đao phủ thời phong kiến thà dùng đao cùn chứ nhất quyết không chịu mài sắc
Nếu được mài sắc bén, việc hành quyết phạm nhân sẽ càng trở lên nhanh gọn. Nhưng những đao phủ lại không lựa chọn như vậy. Vì sao?
Thời phong kiến, ‘chặt đầu’ là 1 hình phạt nặng giành cho những phạm nhân mắc đại tội. Bên cạnh tính chất man rợ của hình phạt này, rất nhiều người cũng quan tâm đến những người trực tiếp thực thi hình phạt: Đao phủ. Và có lẽ có 1 điều đa phần mọi người sẽ không biết, đó là việc dùng đao của đao phủ. Họ thà dùng những thanh đao đã bị cùn chứ nhất quyết không đi mài sắc thanh đao. Chuyện này là sao?
Hành động có vẻ kì lạ này của những đao phủ đến từ chính những quan niệm khi hành nghề của họ. Theo những đao phủ, khi hành quyết những phạm nhân, kẻ gây ra cái chết cho phạm nhân là những thanh đao, không phải chính bản thân họ. Họ chỉ là những người thay trời hành đạo. Nếu như chỉ vì lý do đao cùn mà mài sắc thanh đao trước khi hành hình, vậy điều đó sẽ biến họ trở thành kẻ ‘đồng phạm’ của những thanh đao. Và hậu quả họ phải nhận lấy khi làm việc này là sẽ phải chịu tội sau khi chết đi.
Khung cảnh hành quyết phạm nhân thời nhà Thanh, Trung Quốc. Ảnh: Baidu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua từng triều đại, quan niệm của những đao phủ lại biến đổi dần đi. Đặc biệt là vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Trong giai đoạn này, địa vị nghề nghiệp của những đao phủ trong xã hội cực kì thấp. Điều đó đã kéo theo mức lương mà họ được hưởng cũng thấp theo.
Do vậy, những đao phủ trong 2 triều đại Minh – Thanh đã nghĩ ra 1 cách đi ngược lại với quan niệm bấy lâu của tổ nghề, đó là nhận hối lộ. Khoản tiền hối lộ mà họ nhận đến từ người nhà những phạm nhân chuẩn bị bị hành quyết. Người nhà những phạm nhân này vì lo sợ thanh đao hành quyết quá cùn, sẽ khiến người thân phải chịu sự giày vò vì đau đớn do không thể chết ngay lập tức. Vì thế, những người này đã đút lót tiền cho những đao phủ, khẩn cầu đao phủ mài thật sắc những thanh đao trước khi hành quyết để người thân họ được chết 1 cách ‘nhanh gọn’.
Những đao phủ không chịu mài sắc đao khi hành quyết phạm nhân vì nguyên tắc hành nghề. Ảnh: Baidu.
Vậy trước thời Minh – Thanh, các đao phủ sẽ xử lý ra sao nếu thanh đao dùng để hành quyết phạm nhân trở lên quá cùn? Trong nhiều trường hợp, đao không chỉ bị cùn đi theo thời gian mà còn có thể bị cong lưỡi khi đao phủ phải hành quyết quá nhiều phạm nhân cùng lúc.
Tuy rằng, lực chém của 1 thanh đao là cực lớn. Nhưng việc phải tác động lực lên xương cổ người quá nhiều lần cũng sẽ khiến những thanh đao dù sắc bén nhất phải trở nên cùn và hỏng. Không thể mài sắc, những đao phủ chỉ còn cách vứt bỏ những thanh đao cũ và đổi sang thanh mới. Với những lần hành quyết phạm nhân mắc tội nặng đến mức phải ‘chu di cửu tộc’ (giết cả dòng họ), những đao phủ sẽ phải chuẩn bị nhiều thanh đao trước khi thi hành án.
Làm thế nào để tránh ngủ với hoàng đế trong kỳ kinh nguyệt? Các phi tần phải sử dụng cách này...
Thời cổ đại, hàng 3 nghìn mỹ nữ trong cung sống để phụ vụ hoàng đế, mong được hoàng để sủng ái, nếu mang thai rồng con thì quả là vinh hạnh tột bậc, không chỉ hoàng đế để mắt, mà còn phục vụ giường chiếu bất cứ lúc nào hoàng đế muốn, thế nhưng hàng tháng phụ nữ gặp rắc rối nhất là "kỳ kinh nguyệt".
Thông thường tình huống này rất ít khi xuất hiện, bởi từ thời nhà Hán đã có quy định cho trường hợp này. Nếu như phi tử nào cơ thể "không tiện", họ sẽ chấm lên trán một nốt mực màu đỏ. Điều này giúp các thái giám quản lý phi tần của hoàng đế hiểu được tình trạng của họ, qua đó có thể giúp hoàng đế không chọn nhầm phi tần để thị tẩm.
Các phi tần trong hậu cung đều muốn được để mắt, hóa thành phượng hoàng.
Nếu phi tần xảy ra kinh nguyệt, họ sẽ đánh dấu đỏ lên mặt để cho người của hoàng đế hiểu rằng, họ sẽ không thể 'phục vụ' hoàng đế. Ngoài ra còn có cách khác như buộc một sợi dây màu đỏ vào tay, hoặc treo một chiếc đèn lồng đỏ, để ám chỉ rằng không tiện 'quan hệ'.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "phòng ngự y" được thiết kế đặc biệt để quản lý công việc của các phi tần trong hậu cung, nếu sắp đến kỳ kinh nguyệt của thê thiếp, thái giám sẽ được cử đến thông báo trước và sẽ hạ chiếu hiệu của thê thiếp để tránh hoàng đế lựa chọn vào.
Thời phong kiến, việc đến kỳ kinh nguyệt là một chuyện hết sức riêng tư và ngại ngùng đối với mỗi người phụ nữ. Chuyện này không thể trực tiếp nói cho người ngoài cũng như hoàng đế biết, vậy nên các phi tần luôn phải nghĩ đủ phương pháp để có thể ngầm truyền đạt sự việc, tránh việc khó xử lúc lâm hạnh. Chẳng may hoàng đế trong lúc mất hứng, phi tần có thể bị giáng tội khi quân, tống vào lãnh cung hay thậm chí là mất mạng.
Tuy nhiên, vào thời Đường, chuyện này diễn ra dưới dạng tấu sớ. Nếu thân thể phi tần không được thoải mái, có thể viết mật tấu gửi lên hoàng thượng. Trải qua nhiều triều đại khác nhau, phương pháp đơn giản mà thẳng thắn này dần được biến hóa, thay đổi để phù hợp với sự nhu mỳ tế nhị hơn của người phụ nữ, như buộc dây đỏ, đeo nhẫn, hoặc treo đèn trước tẩm cung,...
Hồ chứa xả nước làm lộ ra ngôi mộ thời nhà Thanh, chuyên gia ngỡ ngàng: 2 nam 1 nữ, những người này là ai? Lẽ nào pháp luật thời nhà Thanh lại "thoáng" tới mức cho phụ nữ lấy 2 chồng rồi để 3 người họ hợp táng cùng nhau? Chế độ lễ giáo khắt khe trong thời phong kiến Trung Quốc nổi tiếng là bất công với phụ nữ. Đàn ông dẫu "năm thê bảy thiếp" vẫn là chuyện thường tình nhưng phụ nữ tuyệt nhiên...