Kì diệu: Không ngờ nhân hạt nhót có thể sát khuẩn, chữa giun sán
Hạt nhót có công dụng chính là sát khuẩn, trừ giun sán. Khi ăn nhót mà nhai nhân hạt bên trong cũng rất tốt cho sức khỏe.
Cây nhót còn có tên cây lót, hồi đồi tử, người Tày gọi là lót, bất xá. Nhót thường được nhân dân trồng lấy quả để ăn và nấu canh, làm thuốc người ta dùng lá, rễ và quả, dùng tươi hay phơi khô để làm thuốc.
Thành phần hóa học trong lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát, có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt.
Đông y cho rằng quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả (Quả nhót chua, chát nhưng lại không độc và trung tính, không nóng không lạnh. Nó được dùng chữa rất nhiều loại bệnh như trị ho, hen, khó thở.
Dùng 6-12g quả nhót/ngày sắc dưới dạng thuốc để uống hoặc tán bột pha nước uống). Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Liều dùng hằng ngày với quả 8 – 12g (5 – 7 quả khô), lá tươi 20 – 30g, lá và rễ (khô) 12 – 16g. Dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng.
Dưới đây là cách sử dụng nhót chữa bệnh như:
Chữa các chứng ho nói chung: Lá nhót tươi 30g, sắc với nước, thêm chút đường và uống.
Lá nhót dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen xuyễn, nhiều đờm với liều 6 -10g mỗi ngày, dưới dạng bột hay thuốc sắc.
Lao phổi ho ra máu: Lá Nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Video đang HOT
Nhọt độc phát ở sau lưng (hậu bối), các vết thương chảy máu: Lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
Bị ong đốt, rắn cắn: Lá nhót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt với rượu uống, còn bã đem đắp vào chỗ bị bệnh.
Thổ huyết, đau họng khó nuốt: Rễ cây nhót 30g sắc với nước uống (trung thảo dược thủ sách).
Phong hàn phế suyễn (phát cơn suyễn do bị nhiễm lạnh): Rễ cây Nhót 30g, đường đỏ 15g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.
Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Rễ cây Nhót 30 – 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.
Phong thấp đau nhức: Rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.
Hoàng đản (vàng da): Rễ cây nhót 15 – 18g, sắc nước uống.
Phụ nữ sau khi đẻ đau bụng, ỉa chảy ra toàn nước trong kèm theo đồ ăn không tiêu hoá (hạ lị): Dùng rễ cây nhót 60g, đường đỏ 30g, sắc nước uống.
Sản hậu phù thũng: Rễ cây nhót, ích mẫu thảo, mỗi thứ 12g, sắc nước, thêm chút đường đỏ vào uống.
Thấp chẩn (eczema): Rễ cây nhót một nắm (vùng da bị bệnh rộng thì tăng thêm), sắc nước rửa chỗ bị bệnh.
Quả nhót chữa lỵ, ỉa chảy, nhân có tác dụng sát trùng, trị giun sán.
Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán.
Rễ nhót nấu nước tắm chữa mụn nhọt, không kể liều lượng. Rễ còn có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Trị tiêu chảy có thể dùng 10 quả nhót xanh, 4g rễ nhót, 2g rễ lá mơ để sắc uống mỗi ngày 3 lần sẽ thuyên giảm chứng tiêu chảy.
Chữa vết thương: Hãy dùng lá nhót tươi rửa sạch và giã nát để đắp vào chỗ vết thương. Lá nhót có vị chua, tính bình, vô độc. Dùng chữa các chứng phế hư khí đoản, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt… vì thế có thể chữa các vết thương chảy máu.
Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn. Sao vàng lá nhót 16g, lá táo 12g, hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sau đó giã nát tất cả các nguyên liệu trên rồi gói vào miếng vải sạch, cho vào sắc nước.
Trị ho ra máu, chảy máu cam. Rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ.
Theo BS.Hoàng Xuân Đại (Kiến thức Gia đình số 12)
Dịch tả lợn châu Phi: Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển lợn qua địa bàn Đà Nẵng
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tại các tỉnh phía Bắc. Tại Đà Nẵng, công tác kiểm tra, kiểm soát tại các trạm kiểm dịch diễn ra cả ngày lẫn đêm nhằm đảm bảo dịch bệnh không xâm nhập vào địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên (TP Đà Nẵng) cho biết, trong 3 ngày gần đây, lượng xe chở lợn qua trạm giảm khoảng 40% so với ngày thường.
Trước đó, bình quân mỗi ngày, lượng xe chở lợn qua trạm này khoảng từ 20 đến 25 xe với số lượng khoảng 2.500 con lợn thịt chủ yếu từ Bắc vào Nam.
Cán bộ Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên kiểm tra xe chở lợn đi qua từ Bắc vào Nam
Theo ông Lâm, nguyên nhân khiến xe chở lợn qua Đà Nẵng giảm mạnh là do thời gian gần đây, giá thịt lợn giữa miền Bắc và miền Nam không chênh lệch nhiều. Đồng thời, nhiều tỉnh miền Bắc có xảy ra dịch tả lợn châu Phi nên địa phương không cho xuất lợn ra ngoài.
Ông Lâm cho hay, Trạm Kiểm dịch động vật Kim Liên có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tất cả các phương tiện vận chuyển, xe ra vào đồng thời tiêu độc, sát trùng, kiểm tra tình hình gia súc, đặc biệt trong thời gian này đối với lợn đi qua địa phận đường tránh Nam Hải Vân, huyện Hoà Vang. Mỗi ngày, Trạm bố trí 3 người để thực hiện công tác kiểm tra 24/24.
Trong suốt thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi, Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên chưa phát hiện ra trường hợp xe vận chuyển lợn nào có dấu hiệu bất thường
"Để được lưu thông qua trạm, xe vận chuyển gia súc phải có hồ sơ kiểm dịch vận chuyển do tỉnh, thành, nơi xuất gia súc đi cấp. Trong suốt thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi, Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên chưa phát hiện ra trường hợp xe vận chuyển lợn nào có dấu hiệu bất thường", ông Lâm nói.
Bên cạnh đó, để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp phát 1.152 lít Benkocid cho các địa phương, cơ sở tiêu độc khử trùng. Riêng đối với huyện Hòa Vang là địa phương có chăn nuôi nhiều, đã được cấp tiếp đợt 2 trong năm 2019 với số lượng 5.000 lít Benkocid để huyện chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Đà Nẵng cũng tăng cường triển khai thực hiện phương án ứng phó khẩn cấp ban đầu khi dịch xảy ra đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Được biết, tại Đà Nẵng, 80% lợn nhập về đây chủ yếu là tỉnh Bình Định do hai địa phương này có hợp tác cung ứng thực phẩm, 20% còn lại chủ yếu từ địa phương.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Mơ tam thể chữa tiêu chảy ra máu Mơ tam thể có tên khoa học là Paederia foetida L., Họ Cà phê - Rubiaceae hay dân gian còn gọi mơ tam thể là dây Mơ lông, dây Mơ tròn, Thối địt, Ngưu bì đồng, Đại chúng diệp. Lá mơ tam thể Mơ tam thể thuộc loại dây leo, có khả năng sinh trưởng rất mạnh mọc được ở khắp mọi nơi...