Kĩ chiến thuật của Lữ đoàn Đặc công 198
Bí mật, bất ngờ, táo bạo, hiệu suất chiến đấu cao… là những gì chúng tôi cảm nhận được ở cuộc diễn tập chống khủng bố do Bộ tư lệnh Đặc công chỉ đạo Lữ đoàn Đặc công 198 tổ chức vào trung tuần tháng 11 vừa qua. Kết quả cuộc diễn tập là cơ sở để thời gian tới Binh chủng Đặc công tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm, chỉ đạo các đơn vị áp dụng hiệu quả, sát thực tế hơn trong công tác huấn luyện, SSCĐ.
Xử lý linh hoạt, hiệu quả
Còn gần 10 phút là đến giờ “G”. Tại vị trí tập kết bí mật, các bộ phận của lực lượng chống khủng bố của Lữ đoàn Đặc công 198 đã ém quân sẵn sàng chờ lệnh. Phía trong Nhà thi đấu TDTT tỉnh Đắc Lắc, những “kẻ khủng bố” vẫn đằng đằng sát khí, quát nạt và dùng súng bắn thị uy khiến các con tin lo sợ.
Âm thanh ấy vọng lại, càng thôi thúc các chiến đấu viên quyết tâm hơn. Sau khi bổ sung nhiệm vụ cho các mũi, các tổ, Đại úy Phạm Danh Độ, Đội trưởng Đội chống khủng bố trực tiếp chỉ huy một mũi, vận dụng các động tác vận động bí mật tiếp cận đến gần mấy “tên khủng bố” đang canh gác trước cửa chính nhà thi đấu. Phía bên hông nhà thi đấu, các chiến đấu viên cũng đã bí mật trèo lên mái nhà.
Đội chống khủng bố Lữ đoàn Đặc công 198 thực hành đánh bắt, tiêu diệt “bọn khủng bố”, giải thoát con tin.
“Uỳnh… uỳnh”… tiếng mìn nổ phá cửa chính vang lên, báo hiệu giờ “G” đã đến. Ngay lập tức, trên các hướng, các chiến đấu viên đồng loạt nổ súng và dùng các động tác võ cận chiến để khống chế, tiêu diệt “bọn khủng bố”.
Bị tiến công bất ngờ, bọn chúng trở tay không kịp, nhiều tên bị tiêu diệt ngay từ loạt đạn đầu và bị những đòn võ dũng mãnh, hiểm hóc đo ván.
Trong nhà thi đấu, mặc dù lực lượng chống khủng bố đã dùng loa kêu gọi đầu hàng để được hưởng chính sách khoan hồng, nhưng một số tên vẫn ngoan cố, lợi dụng con tin làm vật che chắn, điên cuồng chống trả.
Không để “bọn khủng bố” có thời gian củng cố đội hình, mũi tiến công của chiến đấu viên Trung úy QNCN Nguyễn Hữu Đoàn và chiến đấu viên Trung úy QNCN Tạ Trung Dũng Đội chống khủng bố tiếp tục phối hợp với các mũi khác nhanh chóng áp sát mục tiêu, tiến công trên nhiều hướng, nhiều mũi, khiến cho những tên khủng bố còn lại trở nên lúng túng.
Bằng tinh thần quả cảm, bản lĩnh kiên cường, các chiến đấu viên vừa dùng các “tuyệt chiêu” của võ thuật vừa sử dụng vũ khí để khống chế, tiêu diệt mục tiêu. Chưa đầy 20 phút, vận dụng cách đánh từ trên đánh xuống, đánh từ ngoài đánh vào…, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 198 đã tiêu diệt và khống chế toàn bộ bọn khủng bố, giải thoát an toàn các con tin, kết thúc cuộc diễn tập thực binh chống khủng bố.
Video đang HOT
Kinh nghiệm từ cuộc diễn tập
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, cuộc diễn tập đã đạt mục đích, yêu cầu đề ra, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, an toàn tuyệt đối về người và VKTBKT.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Đặc công cho biết: “Cùng với việc đưa ra nhiều phương án, tình huống sát thực tế, nét mới tạo kết quả quan trọng cuộc diễn tập lần này là đơn vị tiến hành nội dung chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao, sau đó chuyển sang nhiệm vụ chống khủng bố.
Phương pháp này giúp chính ủy, người chỉ huy nâng cao trình độ lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy đơn vị trong các trạng thái SSCĐ và khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các phân đội khi có tình huống khủng bố xảy ra, đáp ứng yêu cầu nhiềm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Từ cuộc diễn tập lần này, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và đại diện cán bộ Đặc công các đơn vị toàn quân tham quan đã rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực.
Để kịp thời tiến công các đối tượng khủng bố, đơn vị đảm nhiệm nhiệm vụ này cần phải vận dụng tốt phương pháp tham mưu tác chiến theo hướng nhanh, gọn, cơ động lực lượng đến mục tiêu kịp thời, vừa trinh sát vừa hoàn chỉnh quyết tâm chiến đấu.
Quá trình tiến công chống khủng bố phải sử dụng lực lượng tinh gọn, bộ phận đi trước có đủ khả năng chiến đấu; xây dựng phương án chiến đấu từ trước, khi có tình huống xảy ra chỉ điều chỉnh bổ sung phương án là có thể tiến công được ngay.
Theo Đại tá Vũ Thế Phiệt, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 198, đạt được kết quả trên là do đơn vị đã làm tốt công tác quán triệt cho mọi cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh của Binh chủng, hướng dẫn của cơ quan.
Quá trình tổ chức luyện tập, Đảng ủy, chỉ huy đơn vị đã phát huy dân chủ trong lãnh đạo, chỉ huy, linh hoạt xử lý các tình huống; cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ nhiệm vụ và thuần thục các yếu lĩnh động tác kỹ, chiến thuật, đồng thời phát huy tư duy mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu chống khủng bố.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Cận cảnh vũ khí hiện đại của Hải quân Việt Nam
Năm 2013, Quân chủng Hải quân có nhiều bước đột phá trong xây dựng lực lượng và huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị mới.
Nhiều lực lượng mới được thành lập để đáp ứng yêu cầu xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới. Một số đơn vị tiêu biểu cho lực lượng mới thành lập trong Quân chủng năm vừa qua, đó là Lữ đoàn pháo-tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân và Phi đội DHC-6 thuộc Bộ Tham mưu Hải quân.
Lữ đoàn tàu pháo-tên lửa 167 là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng. Cùng các đơn vị của Vùng 2 Hải quân, sự ra đời của Lữ đoàn 167 sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Phi đội DHC-6 là đơn vị không quân hải quân được trang bị thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên của Hải quân Việt Nam. DHC-6 Twin Otter Series 400 là loại máy bay hiện đại, tầm bay khá xa, có thể hạ, cất cánh cả trên cạn lẫn dưới nước, đường băng ngắn, bay thấp, bay chậm, phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Xin giới thiệu tới bạn đọc một số hình ảnh về vũ khí, trang bị của 2 đơn vị mới thành lập này:
2 tàu pháo-tên lửa hiện đại thuộc Lữ đoàn 167 Hải quân.
Hệ thống vũ khí, trang bị trên tàu pháo-tên lửa.
Hệ thống tên lửa U-ran được trang bị trên tàu pháo-tên lửa.
Hệ thống gây nhiễu trang bị trên tàu pháo-tên lửa.
Toàn cảnh đài chỉ huy trên tàu pháo-tên lửa.
Chiếc thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Thủy phi cơ cất cánh từ mặt nước.
Hệ thống lái của thủy phi cơ.
Buồng chở khách gồm 19 ghế ngồi được bố trí linh hoạt theo yêu cầu nhiệm vụ trên thủy phi cơ.
Theo Tiền Phong
Tác chiến điện tử trong quân đội Việt Nam Để thích nghi với chiến tranh công nghệ cao, Việt Nam quyết định thành lập Lữ đoàn 87. Vậy tác chiến điện tử có vai trò như thế nào? Tác chiến điện tử hiện nay đang được nâng lên thành thuật ngữ "Chiến tranh phi tiếp xúc". Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng...