Khuyến khích con được điểm 0, cách dạy con đầy vô lý của ông bố lại khiến dân mạng khen ngợi hết lời
Ông bố sẽ trao thưởng và để mặc con trai được tự do làm điều mình muốn nếu cậu đạt điểm 0.
Bất kỳ bậc cha mẹ nào đều mong con mình học giỏi, có điểm số cao trên lớp. Tuy nhiên, ông bố Lưu Dương ở Trung Quốc lại vô cùng ngược đời. Ông chỉ mong cậu con trai Lưu Tuyên được điểm 0, không những vậy còn treo thưởng.
Nghe thì lạ lùng và khác người, nhưng thật ra, đây là cách dạy con trở nên tài giỏi vô cùng độc đáo của ông bố này .
Theo đó, gia đình họ Lưu chuyển đến Mỹ khi cậu con trai đang học Tiểu học. Lúc đầu, Lưu Tuyên rất ngoan ngoãn nhưng đến năm học Trung học thì đột nhiên nổi loạn khiến nhà trường và giáo viên khó chịu.
Cậu bé Lưu Tuyên học kém nhưng lại rất hay mơ mộng. Điểm số của cậu yếu vô cùng, toàn là điểm C.
Khi biết tình hình của con, ông bố Lưu Dương đã bật cười và bảo:
“Giáo viên bảo với bố là con có ước mơ trở thành Michael Schumacher và không muốn đi học đúng không?”.
Nghĩ bố đang chế nhạo mình nên Lưu Tuyên rất khó chịu: “Schumacher là thần tượng của con, anh ấy rất giống con, cũng học kém, thậm chí còn hay bị điểm 0. Nhưng bố nhìn xem, giờ anh ấy là tay đua số một thế giới”.
Video đang HOT
“Ừ, thế con cũng cố gắng đạt điểm 0 nhé!”.
“Bố mong con đạt điểm 0 thật à?”.
Ông bố chỉ mong con đạt được điểm 0.
“Đúng vậy, điều đấy không tuyệt à? Hãy đặt cược nhé! Nếu con đạt được điểm 0, bố sẽ không nói lời nào về chuyện học hành của con nữa và con có thể làm điều con muốn. Tuy nhiên, chừng nào chưa đạt được điểm 0, con phải làm theo mọi chỉ dẫn của bố về chuyện học hành. Được chứ?”.
“Tuy nhiên, chúng ta đang nói về những bài kiểm tra, vì vậy phải có luật chơi. Con phải trả lời tất cả các câu hỏi, không thể bỏ trống hay không làm bất kỳ câu hỏi nào, nếu không, con đã vi phạm luật chơi”, ông bố bình thản nói tiếp.
Cậu con trai nghe xong liền hớn hở đồng ý. Cứ nghĩ là đơn giản nhưng rồi Lưu Tuyên phát hiện ra, lấy được điểm 0 không hề dễ dàng. Cậu phải biết được chính xác đâu là đáp án sai thì mới có thể khoanh vào.
Không biết rõ đáp án sai nên Lưu Tuyên chỉ có thể suy đoán, vì vậy cậu vẫn khoanh nhầm vào đáp án đúng. Kết quả, Tuyên được điểm C. Những bài kiểm tra sau, Lưu Tuyên vẫn toàn được điểm C mà chưa đạt được điểm 0 nào.
Phải đến 1 năm sau, Lưu Tuyên mới lấy được điểm 0 đầu tiên. Nhưng kết quả này là do cậu đã học tập chăm chỉ, biết rõ đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai để khoanh.
Cầm bài kiểm tra của con trai trên tay, ông bố cười rạng rỡ:
“Xin chúc mừng con trai! Con cuối cùng cũng lấy được điểm 0. Chỉ những học sinh hạng “A” mới biết cách đạt được điểm 0 và có lẽ, bây giờ con đã biết rằng, mình đã bị lừa”.
Lưu Tuyên đúng thật đã bị lừa, nhưng từ vố lừa của bố mà cậu bé lại có niềm yêu thích với việc học tập. Để rồi sau đó, từ một đứa con trai nổi loạn, Lưu Tuyên trở thành Thạc sĩ tại Đại học Havard lừng danh, là một dịch giả, tác giả thành công trong lĩnh vực Âm nhạc, Nghệ thuật.
Có thể nói, cách dạy con khôn khéo, có phần ranh ma của ông bố đã khiến cậu con trai thay đổi hoàn toàn và thành công đến thế.
Theo Helino
Mẹ dạy học thì vô cùng quậy phá, nhưng ông bố chỉ cần cầm đôi dép là cậu con trai ngoan ngoãn ngay lập tức
Nhờ ông bố mà đứa con ngoan đến mức bất ngờ dù bình thường vô cùng quậy phá
"Nắng mưa là chuyện của trời. Lười học là chuyện của đời học sinh". Dám khẳng định hơn 90% trẻ em thích chơi hơn học, và sở thích học của con trẻ cũng thay đổi liên tục theo sự phát triển. "Căn bệnh" lười học của trẻ được thể hiện qua muôn vàn các "triệu chứng". Cố ý trốn tránh giờ học bài, giả vờ không chú ý khi được nhắc nhở hay than mệt, kiếm cớ đi uống nước, đi lấy đồ, thậm chí là đi vệ sinh để tránh không phải học,... Cha mẹ hẳn sẽ rất đau đầu nếu con cái mắc tật lười học.
Mới đây, dân mạng đang truyền tay nhau câu chuyện về một đứa trẻ vốn lười học nhưng ngay lập tức ngoan ngoãn nhờ một hành động của ông bố. Cụ thể, theo chia sẻ từ phía một người mẹ, gần đây cô cảm thấy bất lực vì con trai quá lười học, không chịu làm bài tập về nhà cũng như tư duy. Sau đó nói chuyện với chồng, thì người chồng chia sẻ rằng chắn chắn nằm ở phương pháp dạy chưa phù hợp, nên ông bố đã quyết định để mình dạy con học.
Người chồng chia sẻ rằng chắn chắn nằm ở phương pháp dạy chưa phù hợp, nên ông bố đã quyết định để mình dạy con học.
Điều bất ngờ là chỉ sau vài ngày, con trai dần trở nên ngoan ngoãn hơn, học hành cũng nhanh hơn, chăm chỉ hơn trông thấy. Vì tò mò xem ông chồng mình đã làm gì, một buổi tối người mẹ lén nhìn trộm và vô cùng sống khi chồng bà đã có một "vũ khí" độc đáo khiến con trai luôn phải nghiêm túc khi học bài. Đó chính là ông bố lúc nào cũng cầm sẵn chiếc dép trên tay.
Nhìn thấy cảnh tượng này người mẹ chỉ biết phì cười, nhưng cũng không quên chụp lại để đăng lên diễn đàn phụ huynh hỏi xem cách dạy này có đúng không. Dân mạng lúc này chia làm hai phe, một bên cho rằng cách răn đe của ông bố rất phù hợp nhưng bên con lại chỉ ra rằng đây chỉ là cách làm tạm thời, còn về lâu dài phải luyện cho bé tư duy nề nếp.
Ông bố lúc nào cũng cầm sẵn chiếc dép trên tay.
Theo các chuyên gia giáo dục, các bậc phụ huynh nên nhớ thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con là rất quan trọng. Nếu cha mẹ đối xử với con bằng thái độ tiêu cực thì ngay lập tức chúng sẽ "phản đối" lại bằng những thái độ, việc làm tiêu cực khác. Hãy cố gắng làm bạn với con, để con cởi mở trong việc chia sẻ mọi việc với cha mẹ, không nói dối hay lừa gạt cha mẹ, từ đó, việc nói chuyện về học hành của con cũng sẽ trở nên đơn giản hơn và dễ kiểm soát hơn.
Đồng thời, cũng không nên phó mặc việc dạy con học hoàn toàn cho thầy cô giáo. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên hỏi han, trao đổi với giáo viên của con về tình hình học tập cũng như rèn luyện của con. Cũng hãy nhớ rằng lời khen luôn có tác dụng tạo động lực, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi con nhận được lời khen từ thầy cô, hãy theo đó mà khen ngợi con thêm một chút. Hãy làm điều tương tự khi chứng kiến thái độ học tập chăm chỉ của con.
Theo Eastday/Helino
"Con vẫn còn nhỏ chưa thể làm được việc" - cha mẹ sẽ thôi suy nghĩ đó nếu nhìn thấy những cảnh này Từ lúc trẻ biết đi vững, bố mẹ nên giao cho con những việc vừa sức để tạo cho con thói quen lao động, ý thức biết giúp đỡ và đó chính là tiền đề để giúp con có được sự tự lập sau này. Hiện nay, vẫn còn một số cha mẹ cho rằng, con cái ở lứa tuổi nhi đồng vẫn...